Các nước xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch như thế nào?

00:00 12/10/2020

Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch hiện được triển khai ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hãy so sánh cách thức mà các quốc gia ASEAN đang thực hiện.
Thực tế, iệc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch phổ biến nhất là phân hạng từ 1 đến 5 sao, tuy nhiên cũng có các hình thức khác như phân thành hạng sang trọng, trung bình, đạt tiêu chuẩn… Trong khu vực ASEAN, việc phân hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau: - Brunei không xếp hạng theo hạng sao mà phân ra các loại sang trong (Luxury), quản lý quốc tế (International Managed), đạt Tiêu chuẩn kinh doanh và du lịch (Business & Tourists Standard), nhà nghỉ và nhà trọ (Guest Houses & Lodging), nhà khách Chính Phủ (Government Guest Houses). Ảnh minh họa (hotel.oxu.vn)
Khách sạn Hà Nội Daewoo. (Hình minh họa)
Khách sạn Hà Nội Daewoo. (Hình minh họa)
- Lào chỉ thống kê phân loại theo loại hình khách sạn và các loại cơ sở lưu trú du lịch khác như nhà nghỉ (guest house), nhà có phòng cho khách du lịch thuê…, chưa thống kê theo hạng sao khách sạn. - Campuchia: Bộ Du lịch ban hành tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở lưu trú du lịch chia thành 3 loại: khách sạn, căn hộ và nhà nghỉ. Việc thực hiện thẩm định cơ sở lưu trú du lịch phân cấp theo quy mô số buồng:  Bộ Du lịch thẩm định và cấp phép cho khách sạn và căn hộ trên 20 buồng, nhà nghỉ trên 15 buồng; Sở Du lịch các tỉnh thẩm định và cấp phép cho các cơ sở lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn. Luật Du lịch Campchia quy định xếp hạng tại điều 24, điều 25. Ngoài ra có quy định về Nhãn sinh thái để trao tặng cho các doanh nghiệp làm tốt việc bảo vệ môi trường. Hệ thống xếp hạng khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch được quy định bằng Nghị định bổ sung. - Malaysia: Bộ Văn hóa và Du lịch thực hiện xếp hạng khách sạn theo bộ tiêu chuẩn MS 2446:2012.  Các khách sạn xếp hạng tự nguyện nhưng bắt buộc phải đăng ký và được cấp phép hoạt động. Điều 31A-B-C Luật Du lịch của Malaysia quy định việc  đăng ký và cấp phép đối với cơ sở lưu trú du lịch, đơn vị cấp phép có quyền quyết định cơ sở lưu trú có phù hợp để trở thành cơ sở lưu trú du lịch hay không dựa vào hồ sơ, mô tả cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất và dịch vụ cung cấp, số lượng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên, những yếu tố khác. - Myanmar: không thực hiện xếp hạng khách sạn theo hạng sao, chỉ thống kê phân loại số lượng cơ sở lưu trú du lịch theo loại khách sạn (hotel), khách sạn bên đường (motel), nhà nghỉ (guest house) và theo của từng địa phương. Trước đây, năm 2011, Myanmar có thực hiện xếp hạng khách sạn nhưng đã dừng vào năm 2013. Vì vậy hiện chỉ có số liệu khách sạn đã xếp hạng của năm 2013 và từ đó đến nay số liệu này không thay đổi. - Philippines: Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý du lịch quốc gia ban hành (Cục Du lịch Philipin). Trước năm 2013 áp dụng tiêu chuẩn cũ (ban hành năm 1991) xếp Cơ sở lưu trú du lịch thành 4 hạng: Tiết kiệm (Economy), Tiêu chuẩn (Standard), hạng nhất (First Class) và hạng sang trọng (Deluxe); Resort thành 3 hạng A, AA và AAA. Năm 2012 ban hành bộ tiêu chuẩn mới xếp hạng khách sạn thành 5 hạng và từ năm 2013 bắt đầu xếp hạng theo bộ tiêu chuẩn mới đối với 3 loại hình khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng và căn hộ du lịch (Apartment). Sắp tới có kế hoạch xây dựng tiếp tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn cho nhà nghỉ (Inn), nhà trọ (pension Home), nhà có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay), cơ sở cung cấp giường và bữa sáng (bed and breakfast), nhà dân để trống (vacation home). Cơ quan quản lý du lịch công nhận hạng căn cứ đề xuất của tổ thẩm định. - Singapore: khách sạn và các doanh nghiệp lữ hành tự định hạng cho cơ sở, chỉ đăng ký thông tin với Cục Du lịch Singapore. Cục Du lịch Singapore phân loại khách sạn theo các loại: Sang trọng (Luxury), cao cấp (Upscale), Trung bình (Mid-Tier) và Tiết kiệm (Economy), không thống kê cơ sở xếp hạng 1-5 sao như Việt Nam. Singapore chỉ thống kê được các khách sạn có đăng ký với Cục Du lịch Singapore. Luật Khách sạn của Singapore (điều 3) quy định có Hội đồng cấp phép khách sạn, gồm chủ tịch và 4 thành viên. Khách sạn phải được cấp phép quản lý khách sạn. - Thái Lan: Cơ quan nhà nước  Thái Lan ban hành bộ tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, giao bên thứ 3 thực hiện đánh giá, thành viên trong Hội đồng thẩm định đánh giá có Hiệp hội Khách sạn Thái Lan. Tuy nhiên, không bắt buộc nên số cơ sở lưu trú du lịch và khách sạn xếp hạng không nhiều. Thái Lan:  Cơ quan nhà nước  Thái Lan ban hành bộ tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, giao bên thứ 3 thực hiện đánh giá. - Việt Nam: Tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch thực hiện xếp hạng khách sạn theo các bộ tiêu chuẩn: Các Tiêu chuẩn Quốc gia về Du lịch và các dịch vụ có liên quan đã được Bộ Khoa học Công nghệ công bố từ từ năm 2009, sau khi triển khai Luật Du lịch 2005 và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật 2006, bao gồm: 1. TCVN 4391:2015 (chỉnh sửa từ TCVN 4391:2009) Khách sạn - Xếp hạng gồm 04 loại khách sạn: khách sạn (H), khách sạn nghỉ dưỡng (R), khách sạn bên đường (M) và khách sạn nổi (F), được phân thành 05 hạng từ 1 sao đến 5 sao. 2. TCVN 7795: 2009 Biệt thự du lịch - Xếp hạng được phân thành 02 hạng: đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và cao cấp. 3. TCVN 7796:2009 Tiêu chuẩn Bãi cắm trại du lịch: 01 hạng công nhận cho đơn vị đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. 4. TCVN 7797:2009 Làng du lịch - Xếp hạng; được phân thành 05 hạng từ 1 sao đến 5 sao 5. TCVN 7798:2014 (chỉnh sửa từ TCVN 7798:2009) Căn hộ du lịch - Xếp hạng; được phân thành 02 hạng: đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch (1 sao, 2 sao) và cao cấp (3 sao, 4 sao, 5 sao). 6. TCVN 7799:2009 Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch; 01 hạng công nhận cho đơn vị đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. 7. TCVN 7800:2009 Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. 01 hạng công nhận cho đơn vị đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. 8. TCVN 9372:2012 Tàu thuỷ lưu trú du lịch - xếp hạng, được phân thành 05 hạng từ 1 sao đến 5 sao 9. TCVN 9506:2012 Cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa.
(theo ktdt.vn)