Bán lẻ thời Covid-19 vẫn phát triển nếu biết ‘sống chung với lũ’

00:00 12/10/2020

Covid-19 đã giáng đòn mạnh lên kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên trong bức tranh ảm đạm của tình hình dịch bệnh, thị trường bán lẻ với thương mại điện tửvẫn được coi là điểm sáng.

Trong khi cuộc khủng hoảng Covid-19 không ngừng diễn tiến phức tạp, thị trường bán lẻ vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trên hầu hết ngành hàng, thương hiệu nhờ có sự linh hoạt trong điều chỉnh phương thức kinh doanh.

Nhìn thấy cơ hội trong nguy hiểm

Covid-19 khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp nội địa đứng trước nguy cơ giải thể, trong khi giới tiểu thương phải tạm ngừng hoạt động do thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, dịch bệnh này cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà bán nếu biết nắm bắt.

Kết quả khảo sát 10.000 người của Ipsos được thực hiện trên nền tảng trực tuyến Global Advisor vào tháng 3 năm nay cho thấy, 57% người được hỏi ở Việt Nam cho biết họ mua hàng thường xuyên hơn qua thương mại điện tử (TMĐT), trong khi 14% vẫn giữ thói quen mua sắm qua kênh này, ở thời điểm dịch bệnh. Giữa tháng 6 năm nay, báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra kết quả tương tự với 63% người tiêu dùng cho biết họ sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.

lazada anh 1

Tần suất mua hàng qua TMĐT ở một số quốc gia trước sự bùng phát của Covid-19 Nguồn: Statista.com.

Không chỉ thay đổi tần suất mua hàng trên TMĐT, người tiêu dùng Việt Nam còn lạc quan hơn trong xu hướng chọn lựa hàng hóa. Thống kê trên Lazada từ 25/7 đến 20/8 cho thấy, từ khóa tìm kiếm không còn tập trung vào khẩu trang, nước rửa tay hay thực phẩm thiết yếu mà mở rộng thêm chăm sóc nhà cửa, thú cưng, sách, đồ điện gia dụng.

Lazada cũng ghi nhận những kết quả kinh doanh ấn tượng của các nhãn hàng, đối tác trên sàn. Đơn cử là ngày hội “Siêu thương hiệu” của TCL vào cuối tháng 7 vừa qua bán được hơn 100 smart TV trong 30 phút đầu tiên, doanh thu trong một ngày tăng gấp gần 50 lần so với ngày thường. Trong khi đó, Friso bán được 24 tấn sữa bột trong một ngày. Hay như Adidas, tại ngày hội “Siêu thương hiệu”, đã bán được hơn 14.000 đôi giày trong 1 ngày và số người mua hàng tăng hơn 200 lần so với ngày thường.

Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ được sự lạc quan và dần chuyển mạnh sang mua hàng trực tuyến thay vì các hình thức mua sắm truyền thống như trước. Đồng thời, TMĐT sẽ tiếp tục phát triển sau dịch như một thói quen mua sắm mới của nhiều người dân.

“Sống chung với dịch” nhờ thương mại điện tử

Trước sự thay đổi hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid-19, giới phân tích nhận định doanh nghiệp cần thay đổi cách thức hoạt động như mở rộng kênh bán hàng online, chuyển đổi danh mục sản phẩm, đa dạng hoá trải nghiệm cho người tiêu dùng, cũng như truyền tải thông điệp về sức khỏe và đảm bảo chất lượng.

Thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng Nike là một ví dụ điển hình cho việc nhanh chóng thích ứng để “sống khỏe” thời dịch. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, các cửa hàng phải tạm ngừng hoạt động và người tiêu dùng có xu hướng tập thể thao tại nhà nhiều hơn, Nike đã nâng cấp Câu lạc bộ Huấn luyện Nike dưới dạng một ứng dụng miễn phí cho khách hàng. Ứng dụng này được kết nối trực tiếp với gian hàng TMĐT của Nike, nhờ đó, doanh số bán hàng trực tuyến của hãng đã tăng 30% ở thị trường Trung Quốc.

lazada anh 2

Ứng dụng Câu lạc bộ Huấn luyện Nike liên kết với gian hàng TMĐT của Nike để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Ảnh: TechRistic.com.

Một số thương hiệu nổi tiếng khác như Bed, Bath & Beyond, Wayfair, Gap, Kohl’s… cũng dựa vào doanh số bán hàng trực tuyến để không lâm vào cảnh đóng cửa trước tình hình dịch bệnh. Không chỉ các nhà bán lẻ tên tuổi trên thế giới, nhiều tiểu thương và doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã tìm thấy cơ trong nguy khi mạnh dạn chuyển đổi số, thay đổi phương thức kinh doanh.

Lấy ví dụ với Dotie, doanh nghiệp thời trang này đã gia nhập nền tảng TMĐT Lazada từ tháng 9/2019. Tuy nhiên, kênh online vẫn chỉ được xem là một hình thức kinh doanh bổ trợ, chưa được chú trọng như bán hàng truyền thống. Chỉ đến khi Dottie buộc phải đóng cửa chuỗi 15 cửa hàng, doanh thu sụt giảm 50-70% vào cuối tháng 3 năm nay, thì gian hàng trực tuyến trên Lazada mới thực sự được đẩy mạnh và mang lại kết quả không tưởng. Dù sản phẩm không thuộc ngành hàng thiết yếu, chỉ số tăng trưởng của Dottie vẫn lên tới 200% nhờ vào chiến lược đúng đắn cùng sự hỗ trợ từ Lazada.

lazada anh 3

Tận dụng tốt chương trình ưu đãi từ nền tảng TMĐT là cách giúp nhà bán tối ưu doanh thu trong thời dịch.

Hay như Plexphone - gian hàng tai nghe chỉ mới chuyển đổi số cùng Lazada từ đầu tháng 6 - đã thu về kết quả kinh doanh ngoài sức tưởng tượng nhờ tận dụng triệt để các hình thức hỗ trợ từ nền tảng TMĐT này như lễ hội mua sắm, livestream trên app hay freeship. Cụ thể, chỉ sau một tháng thử nghiệm hình thức kinh doanh mới, số người theo dõi Plexphone đã tăng 4,5 lần; lượng đơn hàng được tạo thông qua livestream trong tháng 6 cao gấp 7 lần số đơn hàng trong tháng 5. Tổng doanh thu tháng 6 của cửa hàng thậm chí bằng tổng doanh thu của 4 tháng trước đó cộng lại.

Riêng trong dịp Lễ hội mua sắm “Sale hè rực rỡ” (18/6-22/6) trên Lazada gần đây, Plexphone vào top 10 doanh nghiệp Audio có doanh thu tốt nhất và top 3 nhà bán hàng livestream hiệu quả nhất nền tảng nhờ đẩy lên 6 tập mỗi ngày. Chủ gian hàng Plexphone cho biết cao điểm anh có thể livestream liên tục trong 7 tiếng trên ứng dụng Lazada.

lazada anh 4

Livestream là một trong những tính năng được Lazada phát triển để hỗ trợ nhà bán hàng trong giai đoạn Covid-19.

Sự thay đổi linh hoạt của Nike hay quyết định sáng suốt của Dotie, Plexphone khi thay đổi phương thức kinh doanh cùng Lazada là minh chứng sống động cho việc doanh nghiệp vừa biết nắm bắt cơ hội kinh doanh trong mùa dịch, vừa tận dụng được các nền tảng TMĐT để không chỉ vực dậy doanh thu sau giai đoạn thấp điểm, mà còn có nhiều cơ hội thiết lập những kỷ lục doanh số.

Minh San -  Giang Hà My