Thứ bảy 12/07/2025 16:24
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Chia sẻ với báo chí, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của các quy định mới, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng, bảo vệ.
UNFPA: Việt Nam đang ở
Ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA)

Ngày Dân số Thế giới năm nay (11/07) mang chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, nhấn mạnh việc đặt con người làm trung tâm của các chính sách và chương trình dân số. Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn mức sinh thấp và già hóa nhanh, phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, để hiểu rõ hơn về quan điểm của UNFPA về chính sách dân số và tình hình nhân khẩu học tại Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng bức tranh dân số Việt Nam hiện nay đang thể hiện mạnh mẽ qua ba đặc điểm nổi bật: mức sinh biến động theo vùng, già hóa dân số tăng nhanh, và chất lượng dân số còn nhiều khoảng trống cần cải thiện. Thưa ông, UNFPA có nhận định tổng quan như thế nào về tình hình dân số hiện nay tại Việt Nam?

Ông Matt Jackson: Việt Nam hiện đang ở một "ngã rẽ" quan trọng trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học. Tỷ suất sinh của quốc gia đã giảm đáng kể, từ hơn 5 con/phụ nữ vào thập niên 1950, xuống 3,83 vào năm 1989, và hiện ở mức 1,91 vào năm 2024, thấp hơn mức sinh thay thế là 2,1. Đồng thời, tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng đáng kể, với tỷ lệ người cao tuổi trong dân số ngày càng lớn.

Những chuyển biến này là minh chứng rõ nét cho những tiến bộ về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bình đẳng giới và giảm nghèo của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

Những chuyển dịch nhân khẩu học này cũng phản ánh thành công của Việt Nam trong việc trao quyền cho người dân thực hiện quyền sinh sản và đưa ra các quyết định có hiểu biết về quyền tự chủ thân thể của mình.

Vào tháng 6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, mục đích chính của sửa đổi nhằm: Tôn trọng quyền con người, bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực sinh sản; Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng; Thể chế hóa chính sách chuyển từ “kế hoạch hóa gia đình” sang hướng “dân số và phát triển”. UNFPA đánh giá như thế nào về sự kiện này?

Ông Matt Jackson: UNFPA hoàn toàn ủng hộ quy định mới này, nơi các cặp vợ chồng và cá nhân được tự quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Chúng tôi coi đây là bước ngoặt lớn về quyền con người, thể hiện rõ cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền tự chủ về sinh sản. Điều này cũng thể hiện sự thay đổi trong tư duy hoạch định chính sách của Việt Nam, từ mô hình “quản lý và kiểm soát dân số” sang cách tiếp cận đặt con người và sự tự chủ cá nhân làm trung tâm. Tự do sinh sản có nghĩa là đảm bảo quyền và lựa chọn cho mọi người, không bị áp lực, kỳ thị hay phân biệt đối xử. UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của quy định này, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng và bảo vệ.

Theo UNFPA, những yếu tố nổi bật nào đang định hình bức tranh dân số Việt Nam hiện nay?

Ông Matt Jackson: Thay vì gọi là "thách thức", UNFPA nhìn nhận những xu hướng nhân khẩu học đang nổi lên tại Việt Nam là biểu hiện của những chuyển đổi xã hội sâu rộng, mở ra cơ hội để thúc đẩy quyền con người, bình đẳng giới và phát triển bao trùm. Có ba xu hướng chính đang định hình bức tranh dân số Việt Nam:

Thứ nhất, giảm tỷ suất sinh: Đặc biệt ở các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, phản ánh tác động của điều kiện kinh tế, chuẩn mực giới, áp lực công việc, cuộc sống và thiếu hỗ trợ trong chăm sóc gia đình tới khả năng hiện thực hóa mong muốn sinh sản của người dân. Nhiều người trẻ vẫn muốn có con nhưng trong điều kiện xã hội – kinh tế hiện nay, họ cảm thấy điều đó không khả thi và như bị “loại ra” khỏi khả năng xây dựng gia đình như mong muốn.

Thứ hai, già hóa dân số nhanh: Việt Nam đang trải qua một trong những quá trình già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2036, hơn 20% dân số sẽ từ 60 tuổi trở lên. Nếu được đầu tư đúng cách, xu hướng này có thể trở thành động lực tăng trưởng mới thông qua phát triển kinh tế tóc bạc (silver economy), xây dựng hệ thống chăm sóc và tăng cường đoàn kết liên thế hệ.

Thứ ba, bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ và quyền: Các nhóm như người dân ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người di cư và nhóm LGBTQI+ vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, an sinh xã hội, giáo dục và hỗ trợ xây dựng gia đình. Trong nhiều trường hợp, luật pháp và chuẩn mực xã hội chưa bắt kịp với thực tế và nhu cầu của các hình thái gia đình hiện đại. Những xu hướng này cho thấy đã đến lúc chuyển từ mô hình kiểm soát dân số và các mục tiêu định lượng sang cách tiếp cận đảm bảo mọi cá nhân và cặp đôi đều có thể đưa ra lựa chọn sinh sản một cách tự do, có hiểu biết và trong nhân phẩm.

UNFPA: Việt Nam đang ở
UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Việt Nam đã ban hành Chiến lược Dân số đến năm 2030 với 5 mục tiêu nổi bật là duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, hạn chế tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý, nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực hệ thống dân số. UNFPA có khuyến nghị gì để đảm bảo chiến lược này đạt hiệu quả thực chất hơn?

Ông Matt Jackson: UNFPA khuyến nghị Chiến lược Dân số cần đi kèm với các khoản đầu tư mạnh mẽ và cơ chế thực hiện rõ ràng, bao gồm:

Đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng với toàn bộ dịch vụ sức khỏe sinh sản, bao gồm hỗ trợ sinh sản, chăm sóc bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình và phá thai an toàn.

Lồng ghép giáo dục giới tính toàn diện trong cả hệ thống giáo dục chính quy và nền tảng kỹ thuật số, để giới trẻ được trang bị thông tin chính xác, phù hợp với lứa tuổi và bao trùm.

Thúc đẩy môi trường làm việc và sinh sống hỗ trợ đời sống gia đình, như chế độ nghỉ thai sản cho tất cả phụ huynh, dịch vụ chăm sóc trẻ giá rẻ, mô hình làm việc linh hoạt và nhà ở hợp túi tiền.

Triển khai các chính sách chuyển đổi giới nhằm khuyến khích sự tham gia của nam giới trong công việc chăm sóc và phá bỏ định kiến xã hội, bao gồm cả sự kỳ thị nam giới khi đảm nhận vai trò chăm sóc con cái.

Khẳng định rằng quyền sinh sản bao gồm cả quyền không sinh con, đồng thời công nhận tính hợp pháp của các hình thái gia đình đa dạng, bao gồm cha mẹ đơn thân, gia đình LGBTQI+, phụ nữ cao tuổi sinh con và các hộ liên thế hệ.

Đặc biệt, chính sách dân số cần phản ánh tính đa dạng trong đời sống thực tiễn của người dân Việt Nam hiện nay, từ cộng đồng nông thôn, dân tộc thiểu số đến lao động di cư, người làm việc trong khu vực phi chính thức và người cao tuổi. Cần từ bỏ các giải pháp “một mô hình áp dụng cho tất cả”, thay vào đó là những tiếp cận linh hoạt, mang tính bối cảnh và công bằng. Để các chính sách này thực sự mang lại hiệu quả, cần được đảm bảo thông qua phân bổ nguồn lực phù hợp, cơ chế triển khai hiệu quả và hệ thống giám sát minh bạch.

UNFPA đã và đang hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong xây dựng chính sách dân số và thúc đẩy bình đẳng giới?

Ông Matt Jackson: Trong hơn 45 năm qua, UNFPA đã đồng hành cùng Việt Nam thông qua hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác chính sách và triển khai chương trình trong các lĩnh vực liên quan đến dân số và phát triển. Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Bộ Y tế, Cục Dân số, Quốc hội và chính quyền địa phương.

Các đóng góp quan trọng của UNFPA bao gồm cải thiện sức khỏe bà mẹ, trao quyền cho thanh thiếu niên, phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo dịch vụ phù hợp với người khuyết tật và thúc đẩy bình đẳng giới. UNFPA cũng đã hỗ trợ thực hiện các khảo sát quốc gia về người cao tuổi, cải thiện hệ thống dữ liệu dân số, thu thập thông tin về các nhóm dân tộc thiểu số và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ toàn diện, dựa trên quyền.

Ông kỳ vọng gì vào sự hợp tác giữa UNFPA và Việt Nam trong thời gian tới? Việt Nam có thể học hỏi mô hình quốc tế nào về quản lý dân số và thích ứng với già hóa?

Ông Matt Jackson: UNFPA kỳ vọng sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy các chính sách dân số toàn diện, hiện đại hóa hệ thống cung cấp dịch vụ và đầu tư vào thế hệ tương lai. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc gia đầu tư vào bình đẳng giới, hệ thống y tế – giáo dục toàn diện, mô hình chia sẻ trách nhiệm chăm sóc và chính sách gia đình bao trùm thường tạo ra môi trường sống tích cực hơn, nơi mọi người đều có thể hiện thực hóa mong muốn xây dựng gia đình.

Ví dụ, các quốc gia Bắc Âu đã duy trì mức sinh ổn định và chất lượng sống cao nhờ hệ thống nghỉ thai sản toàn diện, chăm sóc trẻ em và người già phổ cập, cùng với chuẩn mực xã hội hỗ trợ bình đẳng giới. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và điều chỉnh các mô hình này để phù hợp với văn hóa, thể chế và điều kiện quốc gia. UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong quá trình này, bảo đảm rằng quyền và lựa chọn sinh sản được thực hiện đầy đủ, và mọi người, ở mọi nơi, thuộc mọi cộng đồng, đều có năng lực và điều kiện để kiến tạo tương lai của chính mình.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Tin bài khác
TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực nhận định, TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị “lớn nhưng còn nghèo” và cần một chiến lược đặc thù, không thể rập khuôn các mô hình như Bangkok hay Jakarta.
Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, pháp chế doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư X, Chủ tịch Học viện Đào tạo Pháp chế ICA – đã chia sẻ với với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về thực trạng và các giải pháp pháp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Theo ông nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, niềm tin tiêu dùng giảm, thể chế thay đổi và hậu sáp nhập tạo áp lực mới, buộc ngành bán lẻ Việt Nam phải cấu trúc.
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.