Thứ tư 05/02/2025 11:00
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Góc nhìn Chuyên gia

TS. Vũ Tiến Lộc: Tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế bật lên là giải pháp quan trọng

06/04/2024 15:05
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, việc cho tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế có thể bật lên là một giải pháp rất quan trọng.
Ảnh minh họa
TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Phan Chính)

Bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế

  1. T.S Vũ Tiến Lộc cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vừa bước qua quý I với các chỉ số kinh tế vĩ mô đã được cải thiện, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn. Bởi kinh tế Việt Nam cần tăng tốc trong thời gian tới nhưng các động lực tăng trưởng lại đang dần suy yếu.

Theo ông Lộc, nền kinh tế nước ta dựa nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng Việt Nam lại có ít các dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, do đó những kế hoạch về việc tạo đột phá trong lĩnh vực này còn khá khó khăn.

Vị Đại biểu Quốc hội cho rằng, các động lực tăng trưởng từ xuất khẩu, đầu tư công cũng đang có xu hướng suy giảm. Trong đó, đầu tư công không phải là động lực dài hạn cho tương lai vì nguồn lực cho đầu tư công hạn chế; xuất khẩu thời gian qua có tăng trưởng nhưng không cao và khu vực tư nhân trong nước đang suy yếu.

Theo đó, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị lần đầu đã nêu rõ yêu cầu phải tập trung thúc đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nước và doanh nhân dân tộc. Tuy nhiên trên thực tế, khu vực này lại đang suy yếu, trong khi đây mới chính là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong tương lai.

Vậy nên, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, việc tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế có thể bật lên là một giải pháp rất quan trọng, nhất là ở giai đoạn này. Vì tăng trưởng trong bất động sản liên quan đến cả chuỗi cung ứng, bất động sản tạo ra mặt bằng, là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế; cũng là nơi ở, là cuộc sống của người dân.

Ông Lộc chia sẻ: "Những tác động của bất động sản không chỉ tính bằng những con số mà chúng ta có thể tính toán được bằng tiền bạc mà bất động sản còn có tác động dây chuyền trong cả hệ thống kinh tế, tạo ra tăng trưởng cho các lĩnh vực kinh tế khác. Chính vì vậy, thời gian tới cần dồn lực khôi phục thị trường bất động sản".

Thị trường bất động sản cần thời gian để thích nghi với các điều luật mới

Liên quan đến vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, Quốc hội đã thông qua 3 luật quan trọng là: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, 3 luật này được coi như 3 mũi giáp công để thúc đẩy, là cứu cánh cho thị trường bất động sản.

Ông cho hay, thị trường sẽ gắn liền với những từ khóa nổi bật: "Vướng và chậm, khó và bí". Cụ thể là vướng pháp lý, chậm thủ tục, khó nguồn vốn và bí về thanh khoản. Hiện đã có hàng loạt các giải pháp để sắp tới tháo gỡ về pháp luật nhưng quá trình thực thi, triển khai sẽ khó để đạt được như kỳ vọng và thị trường vẫn cần thời gian để thích nghi.

Ảnh minh họa

“Chúng ta có thể đặt nhiều kỳ vọng vào tác động của các luật này đối với sự phục hồi và phát triển của thị trường. Tuy nhiên trước mắt, hành trình có thể sẽ còn gian nan, bởi vẫn còn những điểm chồng chéo chưa được sửa đổi một cách triệt để, và việc thực thi luật sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong thực tế", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo ông Lộc, một số nội dung có thể triển khai ngay từ ngày 1/7 tới đây, trong đó có sự tham mưu rất tích cực của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế rằng, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản sẽ không chỉ có màu hồng mà sẽ còn nhiều vấn đề nan giải cần sự vào cuộc của Chính phủ và toàn dân. Chúng ta cần lấy lại niềm tin cho thị trường, khơi dậy nguồn vốn, tháo gỡ về mặt pháp lý để người dân cảm thấy an toàn.

Vị chuyên gia này thông tin thêm, các luật đang ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ hơn nhưng rủi ro pháp lý luôn còn, các tranh chấp vẫn sẽ xảy ra. Do đó, việc phòng ngừa rủi ro về mặt pháp lý và xử lý các tranh chấp bất động sản là rất cần thiết.

Thời gian vừa qua, những tranh chấp trên thị trường giữa các doanh nghiệp bất động sản với nhau, giữa doanh nghiệp bất động sản với khách hàng, đối tác… đã tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, ông Lộc cho rằng, thị trường cần quan tâm đến rủi ro pháp lý, quản lý rủi ro và xử lý tranh chấp.

Cùng với đó, trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các doanh nghiệp nên hướng đến hòa giải, thương lượng. Hướng giải quyết này cũng phù hợp với các doanh nghiệp hơn, giúp bảo mật thông tin cho doanh nghiệp và tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp.

"Tôi rất mong các doanh nghiệp bất động sản có tranh chấp thì đừng vội đưa ra tòa án, nếu cần thiết thì đưa ra trọng tài để cả hai bên cùng thắng, sau đó cùng bắt tay tiếp tục hợp tác. Các doanh nghiệp nội địa gắn kết với nhau để làm ăn lâu dài là điều rất cần thiết”, ông Lộc nói.

Ông Lộc cũng cho biết, sau ngày 1/7, sẽ triển khai các nghị định, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đề nghị phối hợp với Hiệp hội tổ chức một hội nghị về triển khai quy định pháp chế toàn ngành bất động sản để có thể thực hiện tốt nhất văn bản pháp luật, phòng ngừa tốt nhất những rủi ro pháp lý để doanh nghiệp kinh doanh an toàn hơn.

‘Đây là vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm, chúng tôi sẵn sàng trợ giúp các doanh nghiệp bất động sản trong nỗ lực nâng cao năng lực pháp lý, quản trị rủi ro, phòng ngừa xử lý tranh chấp", TS. Vũ Tiến Lộc đề xuất.

Nhân Hà



Tin bài khác
Việt Nam đang hướng đến một kỷ nguyên hoàng kim với những bước tiến ngoạn mục

Việt Nam đang hướng đến một kỷ nguyên hoàng kim với những bước tiến ngoạn mục

Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Bruno Jaspaert, đã có những đánh giá tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam.
Tác động của CBAM đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như thế nào?

Tác động của CBAM đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như thế nào?

Theo Tiến sĩ Devmali Perera, Giảng viên Tài chính tại Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, CBAM sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón.
Chuyển đổi số ngành Luật – góc nhìn từ vị trí người dẫn dắt

Chuyển đổi số ngành Luật – góc nhìn từ vị trí người dẫn dắt

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực pháp lý, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc trò chuyện với Luật sư Lê Nguyên Hòa - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH LHLegal – người có 15 năm kinh nghiệm trong ngành và tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số.
Thị trường văn phòng Hà Nội năm 2025 sẽ là "sân chơi" của khách thuê

Thị trường văn phòng Hà Nội năm 2025 sẽ là "sân chơi" của khách thuê

Với sự bùng nổ nguồn cung và nhu cầu thay đổi, thị trường văn phòng Hà Nội năm 2025 sẽ là "sân chơi" của khách thuê. Chủ đầu tư cần thay đổi chiến lược để thu hút khách hàng.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Năm 2025 cơ hội lớn cho tài chính Việt Nam

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Năm 2025 cơ hội lớn cho tài chính Việt Nam

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, năm 2025 là cơ hội lớn cho tài chính Việt Nam, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng.
TS. Nguyễn Minh Phong: Thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn

TS. Nguyễn Minh Phong: Thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế dự báo thị trường vàng năm 2025 sẽ ổn định hơn, giá vàng có thể lên xuống theo thị trường thế giới, trong khi cơ hội đầu tư lướt sóng sẽ ít dần.
TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

TS. Trần Xuân Hòa: Tôi có niềm tin Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ sớm khởi động

Trao đổi với phóng viên, TS. Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, tôi có niềm tin Chính phủ sẽ sớm quyết định cho khởi động Dự án Khai thác và Tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, không thể để nguồn tài nguyên lớn của đất nước nằm im mãi…
Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án mà là một chiến lược mang tính bước ngoặt, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, đầu tư mạnh mẽ và hợp tác toàn diện giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế, theo ông Richard McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair.
Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Năm 2025, AI tổng hợp làm bùng nổ các mô hình kinh doanh mới

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương. Năm 2025 được dự báo sẽ là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều biến động,
TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa: Tín dụng 2025 đối diện nhiều thách thức

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết năm 2025 sẽ là một năm đầy thử thách đối với thị trường tín dụng Việt Nam, với các yếu tố tác động từ cả bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế.
TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

TS. Trần Xuân Lượng: Định giá đất sai do thiếu cơ sở dữ liệu

Theo ông Trần Xuân Lượng - Tiến sĩ chuyên ngành bất động sản – Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, định giá đất không chính xác, sai lệch do thiếu cơ sở dữ liệu.
TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang thiếu các khu công nghiệp xanh

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang thiếu hụt khu công nghiệp xanh trong khi nhu cầu về bất động sản công nghiệp xanh ngày càng lớn.
"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

"Thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách sống và làm việc?

Liệu "thời đại thông minh" do AI dẫn đầu có thay đổi cách chúng ta sống và làm việc không? Câu trả lời là có, và những thay đổi này có thể sâu rộng và đa dạng.
Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

Kinh tế số Việt Nam: Động lực phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu 30% GDP năm 2030

"Tôi tin rằng kinh tế số có thể đạt được mục tiêu đóng góp 30% GDP vào năm 2030 nếu có những thay đổi mạnh mẽ và toàn diện.", theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT.
Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

Nhân dịp bước sang năm 2025, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings, đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập những đánh giá về tình hình thị trường vốn Việt Nam trong năm 2024, xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn trong năm 2025, đó là tăng trưởng tín dụng và sự phát triển của trái phiếu xanh.