Thứ ba 22/04/2025 12:24
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

22/04/2025 07:46
Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

Ngành môi giới bất động sản Việt Nam đang trải qua một giai đoạn “thay máu” quan trọng, khi Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Tuy nhiên, thay vì bước vào guồng quay minh bạch và chuyên nghiệp như kỳ vọng, lực lượng môi giới lại đang vấp phải một “nút thắt” lớn trong khâu tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề.

Trong vai trò người đứng đầu Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), TS. Nguyễn Văn Đính đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng chậm trễ trong triển khai chính sách – điều mà ông gọi là “điểm nghẽn thể chế” đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ sinh thái thị trường bất động sản.

“Chính sách thì đúng đắn, luật đã rõ ràng, nhưng chúng ta đang thiếu sự phối hợp và hành động từ phía các địa phương. Hệ thống tổ chức thi và cấp chứng chỉ bị giao phó nhưng không triển khai. Hệ quả là doanh nghiệp không có nhân lực hợp pháp, người hành nghề thì bế tắc không biết học và thi ở đâu,” ông Đính thẳng thắn chia sẻ.

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường
TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (Ảnh: Phan Chính)

Hiện tại, theo khảo sát từ VARS, có đến 89% lực lượng môi giới chưa có chứng chỉ hành nghề hợp pháp hoặc đã hết hạn. Đáng nói, dù hơn 6.000 học viên đã hoàn thành các chương trình đào tạo chuẩn theo Thông tư 04, họ vẫn chưa thể tham gia thi sát hạch do vướng mắc trong khâu tổ chức. Trong khi đó, 416 doanh nghiệp môi giới đã báo cáo tình trạng thiếu hụt nhân sự đạt chuẩn, khiến hoạt động giao dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

TS. Nguyễn Văn Đính khẳng định, sự trì trệ này không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật, mà là rào cản lớn khiến chính sách không thể đi vào cuộc sống. Điều đó không chỉ tác động đến quyền lợi của hàng nghìn doanh nghiệp, hàng vạn nhà môi giới mà còn có thể làm chậm lại toàn bộ guồng quay phục hồi thị trường bất động sản vốn đang rất mong manh sau giai đoạn trầm lắng.

Trả lời câu hỏi “Gỡ từ đâu?”, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng điều quan trọng nhất là cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề từ thực tiễn. Cần lắng nghe phản ánh từ doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và cả lực lượng môi giới – những người đang ở trong “vùng mù pháp lý” do thiếu thông tin rõ ràng về nơi học, nơi thi và quy trình cấp chứng chỉ.

Theo ông, nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thiếu đồng bộ và chồng chéo trong trách nhiệm giữa các bên. “Nếu các địa phương tiếp tục e ngại trách nhiệm, chờ chỉ đạo từ trung ương, còn các bộ ngành thì chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể, thì kỳ thi sát hạch sẽ mãi chỉ nằm trên giấy,” ông nói.

TS. Đính cũng đưa ra ba định hướng rõ ràng cần được thực hiện. Đầu tiên, Trung thực tiếp nhận vướng mắc thực tiễn từ doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người hành nghề, tránh hình thức hoặc né tránh trách nhiệm.

Thứ hai, Phân tích thẳng thắn nguyên nhân gốc rễ, trong đó chỉ rõ sự chồng chéo trách nhiệm giữa Bộ Xây dựng, UBND tỉnh/thành và các đơn vị đào tạo.

Thứ ba, đưa ra giải pháp thực tế, có tính khả thi cao, ưu tiên mô hình phối hợp tổ chức thi, cho phép thi liên tỉnh hoặc thi trực tuyến, đảm bảo minh bạch và giảm tải cho địa phương.

TS. Nguyễn Văn Đính không chỉ đưa ra những cảnh báo về thực trạng, mà còn kêu gọi hành động từ cả hệ thống chính trị - hành chính để khơi thông dòng chảy nhân lực cho ngành môi giới. Ông nhấn mạnh rằng môi giới bất động sản là “lực lượng trung gian huyết mạch” kết nối cung – cầu, không thể bị trì hoãn bởi những rào cản kỹ thuật và quy trình rườm rà.

“Không thể để thị trường bị nghẽn vì sự chậm trễ trong tổ chức thi. Đây là thời điểm cần hành động chứ không phải tiếp tục chờ đợi. Chúng ta cần một cơ chế phối hợp linh hoạt, rõ ràng, và đặc biệt là tinh thần đồng hành, tháo gỡ thực chất, không để lực lượng môi giới bị ‘bỏ rơi’,” ông Đính nhấn mạnh.

Ông Đính cũng khẳng định, VARS sẽ tiếp tục là cầu nối giữa lực lượng môi giới với các cấp quản lý và doanh nghiệp, sẵn sàng đồng hành trong quá trình đào tạo, sát hạch, hỗ trợ tuyển dụng và chuẩn hóa đội ngũ hành nghề. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là cam kết dài hạn nhằm xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, chuyên nghiệp và phát triển bền vững.

Tin bài khác
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.
TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

Theo TS. Bạch Tân Sinh, Nghị quyết 57 mở ra cơ hội để doanh nghiệp chủ động đặt đầu bài, định hướng các công trình khoa học-công nghệ phục vụ nhu cầu thực tiễn.
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

Theo TS. Hoàng Việt Hà công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo sẽ là hai trụ cột đưa Việt Nam bứt phá. Việt Nam có cơ hội lớn nhờ dân số trẻ và dòng vốn đầu tư ngoại.
Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề xuất loạt cơ chế đặc thù giúp Phú Quốc bứt phá, sẵn sàng cho APEC 2027, hướng đến trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á và toàn cầu.
GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

Tại Tọa đàm "Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia", GS.TS Trần Thanh Hải đề xuất, việc thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu là cấp thiết để bảo đảm an ninh nguyên liệu và chiến lược quốc gia.
GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Tuấn- Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã có những chia sẻ sâu sắc về những nhóm công nghệ nền tảng mà Việt Nam cần ưu tiên đầu tư, phát triển trong thời gian tới.
"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

Đây cũng là đề xuất của GS.TS Trần Xuân Tú - Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Tọa đàm khoa học “Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia” diễn ra sáng ngày 17/4.
GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

Theo GS. TS Nguyễn Đình Đức, vai trò của đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và cơ chế pháp lý trong việc đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp mới và xã hội thông minh.
GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo nhấn mạnh vai trò của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kêu gọi Việt Nam thay đổi tư duy phát triển khoa học công nghệ theo hướng gắn với sản xuất và chiến lược quốc gia.
Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – khẳng định trên TPO, nghệ sĩ không thể vô can khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo có dấu hiệu sai phạm. Một khi sản phẩm xảy ra vấn đề, việc biện minh là “chỉ đọc kịch bản” là không thể chấp nhận.
TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh cần định nghĩa rõ "người trẻ" và đề xuất giải pháp phát triển nhà ở xã hội hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Việc liên tục tìm kiếm giải pháp, ứng dụng công nghệ và thích nghi linh hoạt với thay đổi thị trường chính là “chìa khóa sống còn” giúp khách sạn vừa tối ưu chi phí, vừa kiến tạo giá trị bền vững trong dài hạn.
PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh – giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc chính quyền Mỹ quyết định tạm hoãn áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam và một số quốc gia trong vòng 90 ngày là cơ hội để Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc thương lượng sắp tới.