Thứ hai 12/05/2025 13:11
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương: Xây dựng kịch bản thị trường lao động ứng phó với cuộc chiến thuế quan

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương yêu cầu xây dựng kịch bản thị trường lao động ứng phó với cuộc chiến thuế quan của Mỹ tại cuộc họp đánh giá kết quả 4 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiều giải pháp chiến lược 8 tháng cuối năm của Cục Việc làm.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương: Xây dựng kịch bản thị trường lao động ứng phó với cuộc chiến thuế quan
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Chiều 9/5, Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) đã tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm và định hướng triển khai 8 tháng còn lại của năm 2025.

Tại cuộc họp, bà Chu Thị Hạnh – Phó Cục trưởng Cục Việc làm – cho biết, trong thời gian qua, Cục đã phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Dự thảo này đã được điều chỉnh, rút gọn một chương và 36 điều so với phiên bản trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8. Ngày 7/5 vừa qua, dự thảo đã được thảo luận tại Hội trường, và dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 11/6/2025.

Song song với đó, Cục Việc làm đang đẩy mạnh triển khai dự án sàn giao dịch việc làm quốc gia, với mục tiêu khai trương vào tháng 9/2025. Đây là một bước đi chiến lược trong việc hiện đại hóa hoạt động kết nối cung - cầu lao động trên phạm vi toàn quốc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục đã tham mưu trình Bộ báo cáo về tác động chính sách thuế quan của Mỹ đến thị trường lao động Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng.

Cục cũng đã xây dựng báo cáo gửi Thủ tướng về thực trạng thị trường lao động hiện nay, tình hình người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và đề xuất chính sách phát triển thị trường lao động để tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 28,8%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức 2,21%, và khoảng 32,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng đại diện Cục Việc làm thừa nhận thị trường lao động đang đối mặt nhiều thách thức. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy khiến một bộ phận lớn lao động khu vực công bị ảnh hưởng về việc làm và thu nhập. Trong khi đó, tình hình quốc tế biến động phức tạp, đặc biệt là các chính sách thuế của Mỹ, có thể gây ra làn sóng cắt giảm lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, nhấn mạnh rằng đánh giá tác động của chính sách thuế quan đến thị trường lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và mang tính chiến lược trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương: Xây dựng kịch bản thị trường lao động ứng phó với cuộc chiến thuế quan
Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương: Xây dựng kịch bản thị trường lao động ứng phó với cuộc chiến thuế quan

Theo ông Bình, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp, đặc biệt là ảnh hưởng từ các chính sách thuế của Mỹ và phản ứng từ nhiều quốc gia, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Tình trạng này có thể dẫn đến cắt giảm nhân sự, tái cơ cấu hoặc dịch chuyển lao động.

Trước thực tế đó, Cục Việc làm kiến nghị Chính phủ cần tăng cường chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt trong các tình huống bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát như biến động kinh tế toàn cầu.

“Cục Việc làm đang theo dõi sát sao các diễn biến liên quan để kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ, nhằm đảm bảo có phản ứng chính sách linh hoạt và hiệu quả,” ông Bình chia sẻ.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương yêu cầu Cục Việc làm chủ động xây dựng các phương án ứng phó toàn diện, nhằm đối phó với những tác động tiêu cực có thể phát sinh từ cuộc chiến thuế quan và biến động kinh tế toàn cầu.

"Chúng ta còn thời gian chuẩn bị. Từ lúc Mỹ đưa ra phương án đến khi thực thi chính sách là 90 ngày. Trong khoảng thời gian đó, cần có mọi kịch bản sẵn sàng. Nếu thuế suất thực sự tăng lên 46%, cơ quan quản lý thị trường lao động phải dự báo được tác động đến nguồn nhân lực để chủ động ứng phó", ông Khương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương đã giao nhiệm vụ cho Cục xây dựng các phương án và kịch bản ứng phó, trong đó có dự báo số lao động có thể bị thất nghiệp để kịp thời hỗ trợ.

Trong thời gian tới, Cục Việc làm sẽ tiếp tục bám sát tiến độ các nhiệm vụ đã đề ra, trong đó ưu tiên hoàn thiện và trình Luật Việc làm (sửa đổi) đúng hạn. Đồng thời, Cục sẽ triển khai thí điểm các dịch vụ sự nghiệp công về bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Ngoài ra, Cục cũng đang phối hợp với Bộ Công an (Cục C12) để xây dựng, kết nối và thí điểm 6 thủ tục bảo hiểm thất nghiệp toàn trình trên nền tảng trực tuyến, đồng thời phối hợp cùng VNPT hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực này.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm khác là xây dựng sàn giao dịch việc làm trực tuyến, dự kiến vận hành từ tháng 9/2025, nhằm mở rộng cơ hội việc làm, kết nối hiệu quả hơn giữa người lao động và doanh nghiệp.

Cục Việc làm sẽ tiếp tục hướng dẫn việc sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và Nghị định số 23/2021/NĐ-CP, đảm bảo phù hợp với lộ trình tinh gọn bộ máy chính trị.

Song song đó, Cục cũng sẽ tăng cường hỗ trợ các bộ, ngành, doanh nghiệp trong việc triển khai chính sách liên quan đến an toàn – vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và tích cực góp ý xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Liên quan đến nội dung này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương lưu ý, dù đang trong giai đoạn sắp xếp tổ chức, các đơn vị không được lơ là nhiệm vụ chuyên môn. Ông yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, có thời hạn rõ ràng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

“Không thể chỉ ngồi làm chính sách mà không kiểm tra thực tế. Chỉ khi kiểm tra, chúng ta mới đánh giá được hiệu quả thực sự của chính sách: liệu có đang tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hay ngược lại, trở thành rào cản. Có những vấn đề thực tiễn đã đặt ra nhưng pháp luật vẫn chưa kịp điều chỉnh,” Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông cũng cảnh báo rằng khối lượng công việc trong thời gian tới là rất lớn, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải luôn giữ tinh thần chủ động, linh hoạt. Việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn phải song hành với việc hoàn thiện tổ chức, nhằm đảm bảo hiệu quả trong mọi hoàn cảnh.

Tin bài khác
Điện Biên: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện vùng cao biên giới

Điện Biên: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện vùng cao biên giới

Những ngày đầu tháng 5, không khí khẩn trương bao trùm khắp các xã vùng cao biên giới của huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) khi chính quyền địa phương và Trung tâm Dạy nghề huyện đang triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2025.
Thị trường tỷ đô và

Thị trường tỷ đô và 'cơn khát' nhân lực: Vì sao ngành làm phim hấp dẫn?

Ngày càng nhiều bộ phim điện ảnh gia nhập “câu lạc bộ doanh thu trăm tỷ” cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp giải trí đã mở ra triển vọng việc làm hấp dẫn cho ngành làm phim tại Việt Nam.
Furama – Ariyana Đà Nẵng hợp tác cùng KOTO tạo cơ hội nghề nghiệp cho thanh thiếu niên khó khăn

Furama – Ariyana Đà Nẵng hợp tác cùng KOTO tạo cơ hội nghề nghiệp cho thanh thiếu niên khó khăn

Furama – Ariyana Đà Nẵng và tổ chức KOTO ký kết hợp tác, mở ra chương trình thực tập cho học viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp phát triển kỹ năng nghề nghiệp và tạo dựng tương lai bền vững cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Gần 8.000 lao động "đua tài" kỳ thi tiếng Hàn EPS để giành suất làm việc tại Hàn Quốc

Gần 8.000 lao động "đua tài" kỳ thi tiếng Hàn EPS để giành suất làm việc tại Hàn Quốc

Gần 8.000 lao động miền Bắc tham gia kỳ thi tiếng Hàn EPS 2025 tại Hà Nội nhằm giành cơ hội làm việc tại Hàn Quốc. Kỳ thi diễn ra nghiêm ngặt, đảm bảo công bằng và minh bạch với các biện pháp giám sát chặt chẽ.
Lần đầu tiên đề xuất chính sách việc làm cho người lao động cao tuổi

Lần đầu tiên đề xuất chính sách việc làm cho người lao động cao tuổi

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi lần đầu tiên đề xuất chính sách riêng cho người lao động cao tuổi, nhằm tháo gỡ rào cản về vốn vay, đào tạo và chứng chỉ nghề trong bối cảnh già hóa dân số nhanh tại Việt Nam.
Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam

Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam

Năm 2025, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động với Việt Nam thông qua Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS), với hạn ngạch tiếp nhận lao động visa E9 dành cho Việt Nam được nâng lên 8.400 người.
Tạo hơn 29 nghìn chỉ tiêu tuyển dụng cho lao động các tỉnh thành phía Bắc

Tạo hơn 29 nghìn chỉ tiêu tuyển dụng cho lao động các tỉnh thành phía Bắc

Với hơn 29.000 chỉ tiêu tuyển dụng đến từ 98 doanh nghiệp, phiên giao dịch việc làm được đánh giá là bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy thị trường lao động vận hành linh hoạt, hiện đại và hiệu quả hơn.
Đề xuất nhân lực chất lượng cao ở một số lĩnh vực được kéo dài tuổi nghỉ hưu tới 70

Đề xuất nhân lực chất lượng cao ở một số lĩnh vực được kéo dài tuổi nghỉ hưu tới 70

Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 đối với một số vị trí kỹ thuật cao, chuyên gia, cố vấn sẽ giúp Nhà nước giữ chân và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'săn đón' nhân tài từ giảng đường BUV

Không đợi đến lúc có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã lọt vào tầm ngắm của các “ông lớn” trong ngành công nghệ, tài chính, bất động sản, và khách sạn quốc tế tại Ngày hội việc làm - BUV Career Fair 2025.
Thị trường lao động quý I/2025: Dòng chuyển dịch và những khoảng trống cần lấp đầy

Thị trường lao động quý I/2025: Dòng chuyển dịch và những khoảng trống cần lấp đầy

Cơ cấu thị trường lao động Việt Nam quý I/2025 đang chuyển mình rõ rệt, thể hiện xu hướng ly nông hóa và công nghiệp hóa ngày càng rõ nét.
Thị trường lao động Hà Nội sẽ có 120.000 chỉ tiêu tuyển dụng trong quý II/2025

Thị trường lao động Hà Nội sẽ có 120.000 chỉ tiêu tuyển dụng trong quý II/2025

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2025 sẽ là thời điểm thị trường lao động bước vào giai đoạn biến chuyển sâu sắc với cả những cơ hội mới lẫn thách thức không nhỏ dành cho cả người lao động.
92 triệu việc làm sẽ bị thay thế vào năm 2030?

92 triệu việc làm sẽ bị thay thế vào năm 2030?

Theo Báo cáo Tương lai việc làm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), những tiến bộ công nghệ, sự thay đổi nhân khẩu học và áp lực địa kinh tế dự kiến sẽ tạo ra 170 triệu việc làm mới vào năm 2030. Tuy nhiên, những yếu tố này cũng có thể dẫn đến việc thay thế 92 triệu việc làm.
Thị trường lao động trước áp lực thuế quan

Thị trường lao động trước áp lực thuế quan

Thuế quan có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động đang làm việc trong các lĩnh vực như máy tính – linh kiện điện tử, dệt may, da giày và chế biến gỗ.
Ngành điện – điện tử “khát” nhân lực tay nghề cao giữa làn sóng phục hồi sản xuất

Ngành điện – điện tử “khát” nhân lực tay nghề cao giữa làn sóng phục hồi sản xuất

Đằng sau con số tuyển dụng tăng vọt là một nghịch lý khó hóa giải: Nhiều doanh nghiệp ngành điện vẫn “chật vật” tìm người, đặc biệt là nhân lực tay nghề cao.
Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.