Thứ sáu 09/05/2025 19:33
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Thị trường tỷ đô và 'cơn khát' nhân lực: Vì sao ngành làm phim hấp dẫn?

09/05/2025 11:14
Ngày càng nhiều bộ phim điện ảnh gia nhập “câu lạc bộ doanh thu trăm tỷ” cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp giải trí đã mở ra triển vọng việc làm hấp dẫn cho ngành làm phim tại Việt Nam.

Sự bùng nổ của nền công nghiệp điện ảnh

Trang Statista đưa ra những dữ liệu và dự báo chi tiết về doanh thu, tốc độ tăng trưởng của ngành điện ảnh Việt Nam trong năm 2025. Theo đó, doanh thu phòng vé năm 2025 ước tính đạt khoảng 45 triệu USD, với sự phục hồi ổn định sau đại dịch và ảnh hưởng tích cực từ nội dung nội địa cũng như trải nghiệm tại rạp được cải thiện. Chỉ vừa qua quý I/2025 đã có 7 phim điện ảnh Việt Nam đạt doanh thu trên 100 tỷ như: Chị dâu, Bộ tứ báo thủ, Nụ hôn bạc tỷ, Đèn âm hồn, Nhà gia tiên, Quỷ nhập tràng, Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối.

Xét ở quy mô toàn cầu, báo cáo của The Business Research Company vừa phát hành cũng cho thấy, thị trường phim và video đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tổ chức này dự báo, con số doanh thu sẽ tăng từ 308,47 tỷ USD vào năm 2024 lên 328,49 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,5%.

Những con số trên cho thấy tiềm năng phát triển cực lớn từ ngành công nghiệp giải trí của Việt Nam và thế giới. Cùng với đó, những chính sách vĩ mô đối với ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam cũng đón nhận nhiều thông tin tích cực, nhằm khai thác tối đa giá trị của “mỏ vàng” này. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển điện ảnh vừa là ngành nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế. Trong đó, hướng đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP quốc gia.

Mảnh đất hứa cho thế hệ trẻ sáng tạo

Sự phát triển đột phá của ngành làm phim cũng đặt ra bài toán về nhu cầu nhân lực, đòi hỏi lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp văn hóa tăng trưởng trung bình 8% mỗi năm, chiếm 6% tổng số lao động của nền kinh tế.

Thị trường tỷ đô và 'cơn khát' nhân lực: Vì sao ngành làm phim hấp dẫn?
Thị trường điện ảnh phát triển mạnh mẽ mang đến nhiều chương trình đào tạo cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo.
Thị trường điện ảnh phát triển mạnh mẽ mang đến nhiều chương trình đào tạo cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo.

Làn sóng phát triển của ngành phim lại mở ra cơ hội lớn cho những bạn trẻ nhanh chóng nắm bắt và tham gia vào ngành. Với nhu cầu ngày càng cao về nhân lực làm phim chất lượng cao, không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực, những người có kỹ năng tốt có thể tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực sản xuất hình ảnh động và âm thanh như phim điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, và các sự kiện trực tiếp.

Điều này tạo ra động lực lớn cho sự phát triển của các ngành đào tạo làm phim tại các trường đại học, đồng thời mang lại triển vọng nghề nghiệp rộng mở cho giới trẻ Việt Nam. Song, hệ thống đào tạo bài bản, chuyên sâu về kỹ thuật và quy trình sản xuất phim vẫn còn là một khoảng trống trong giáo dục đại học tại Việt Nam.

Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận 5 sao của Quacquarelli Symonds (QS), đồng thời là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam và ASEAN được nhận chứng nhận chất lượng toàn cầu từ QAA, Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Giáo dục Đại học của Vương quốc Anh. Đây là hai trong những cơ quan kiểm định uy tín nhất trên toàn thế giới. Chương trình học của BUV được thiết kế bài bản, luôn cập nhật xu hướng mới nhất của ngành, chú trọng tích hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo 100% sinh viên có việc làm hoặc tiếp tục học lên cao trong vòng ba tháng sau khi tốt nghiệp.

Xem thêm chi tiết tại: https://www.buv.edu.vn/chuong-trinh-cu-nhan/chuong-trinh-cu-nhan-danh-du-san-xuat-phim-va-truyen-thong/

Từ giấc mơ trường quay đến tầm nhìn toàn cầu

Hiện nay, phần lớn các bạn trẻ có đam mê theo đuổi nghề làm phim thường phải tìm đến các khóa học ngắn hạn – vốn chỉ tập trung vào kỹ năng cơ bản, chưa chú trọng tính hệ thống, tính quản trị, chiều sâu về tư duy sáng tạo, cũng như khả năng làm việc chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế. Lý do đến từ việc số lượng các chương trình đào tạo chính quy, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và cập nhật với tiêu chuẩn ngành vẫn còn rất hạn chế.

Nhằm giải quyết khoảng trống này và đáp ứng nhu cầu thị trường, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã phát triển chương trình Cử nhân Sản xuất phim và Truyền thông, được thiết kế với định hướng quốc tế, tích hợp chặt chẽ giữa nền tảng học thuật vững chắc và trải nghiệm thực tiễn toàn diện.

Chương trình hướng đến việc trang bị cho sinh viên năng lực quản trị, mở rộng cơ hội vươn lên các vị trí lãnh đạo trong ngành điện ảnh quốc tế.
Chương trình hướng đến việc trang bị cho sinh viên năng lực quản trị, mở rộng cơ hội vươn lên các vị trí lãnh đạo trong ngành điện ảnh quốc tế.

Điểm khác biệt cốt lõi của chương trình đến từ cách tiếp cận toàn diện: mỗi sinh viên không chỉ được rèn luyện kỹ năng kỹ thuật bài bản trong từng khâu của quy trình sản xuất, mà còn được trang bị tư duy chiến lược, năng lực lãnh đạo dự án và quản lý đội ngũ sản xuất – những yếu tố sống còn để vươn xa trong một ngành công nghiệp ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Trong môi trường đào tạo quốc tế hoàn toàn bằng tiếng Anh, sinh viên sẽ học cách tư duy như một nhà sản xuất toàn cầu: biết cân bằng giữa sáng tạo nghệ thuật và yếu tố thương mại, biết sử dụng dữ liệu và công nghệ để mở rộng không gian sáng tạo, đồng thời biết vận hành dự án ở quy mô khu vực và quốc tế.

Chương trình tạo cơ hội cho sinh viên không chỉ gia nhập thị trường lao động trong nước, mà còn trở thành ứng viên sáng giá trong các tập đoàn truyền thông quốc tế, các studio sản xuất toàn cầu, hoặc thậm chí khởi nghiệp với những mô hình sáng tạo riêng biệt. Bên cạnh đó, sinh viên còn được mở rộng cơ hội việc làm thông qua các dự án thực tế, kỳ thực tập, tham quan doanh nghiệp và gặp gỡ các chuyên gia đầu ngành, từ đó giúp các bạn trẻ sẵn sàng bước vào ngành với bộ hồ sơ năng lực chuyên nghiệp, tư duy chiến lược cùng tấm bằng Anh Quốc được công nhận toàn cầu.

Tiến sĩ Paul D.J. Moody, Trưởng Khoa Truyền thông & Sáng tạo tại BUV chia sẻ: “Việt Nam là một thị trường trẻ, năng động với 100 triệu dân, sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất phim và truyền thông. Mục tiêu của chương trình tại BUV hướng tới việc đào tạo một thế hệ sáng tạo mới có khả năng giữ vai trò chủ chốt tại thị trường Việt Nam, Đông Nam Á và xa hơn nữa trên bình diện quốc tế.”

Thị trường tỷ đô và 'cơn khát' nhân lực: Vì sao ngành làm phim hấp dẫn?

BUV hiện là một trong số ít các cơ sở giáo dục tại Việt Nam cung cấp chương trình đào tạo sản xuất phim được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Chương trình được cấp bằng bởi Trường Đại học Arts University Bournemouth (Anh) - ngôi trường được biết đến như cái nôi nuôi dưỡng những tài năng nghệ thuật nổi tiếng thế giới. Nhiều cựu sinh viên xuất sắc của trường từng đạt các giải thưởng danh giá như Oscar, BAFTA và Turner Prize.

Tin bài khác
Furama – Ariyana Đà Nẵng hợp tác cùng KOTO tạo cơ hội nghề nghiệp cho thanh thiếu niên khó khăn

Furama – Ariyana Đà Nẵng hợp tác cùng KOTO tạo cơ hội nghề nghiệp cho thanh thiếu niên khó khăn

Furama – Ariyana Đà Nẵng và tổ chức KOTO ký kết hợp tác, mở ra chương trình thực tập cho học viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp phát triển kỹ năng nghề nghiệp và tạo dựng tương lai bền vững cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Gần 8.000 lao động "đua tài" kỳ thi tiếng Hàn EPS để giành suất làm việc tại Hàn Quốc

Gần 8.000 lao động "đua tài" kỳ thi tiếng Hàn EPS để giành suất làm việc tại Hàn Quốc

Gần 8.000 lao động miền Bắc tham gia kỳ thi tiếng Hàn EPS 2025 tại Hà Nội nhằm giành cơ hội làm việc tại Hàn Quốc. Kỳ thi diễn ra nghiêm ngặt, đảm bảo công bằng và minh bạch với các biện pháp giám sát chặt chẽ.
Lần đầu tiên đề xuất chính sách việc làm cho người lao động cao tuổi

Lần đầu tiên đề xuất chính sách việc làm cho người lao động cao tuổi

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi lần đầu tiên đề xuất chính sách riêng cho người lao động cao tuổi, nhằm tháo gỡ rào cản về vốn vay, đào tạo và chứng chỉ nghề trong bối cảnh già hóa dân số nhanh tại Việt Nam.
Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam

Hàn Quốc tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam

Năm 2025, Hàn Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động với Việt Nam thông qua Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS), với hạn ngạch tiếp nhận lao động visa E9 dành cho Việt Nam được nâng lên 8.400 người.
Tạo hơn 29 nghìn chỉ tiêu tuyển dụng cho lao động các tỉnh thành phía Bắc

Tạo hơn 29 nghìn chỉ tiêu tuyển dụng cho lao động các tỉnh thành phía Bắc

Với hơn 29.000 chỉ tiêu tuyển dụng đến từ 98 doanh nghiệp, phiên giao dịch việc làm được đánh giá là bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy thị trường lao động vận hành linh hoạt, hiện đại và hiệu quả hơn.
Đề xuất nhân lực chất lượng cao ở một số lĩnh vực được kéo dài tuổi nghỉ hưu tới 70

Đề xuất nhân lực chất lượng cao ở một số lĩnh vực được kéo dài tuổi nghỉ hưu tới 70

Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 đối với một số vị trí kỹ thuật cao, chuyên gia, cố vấn sẽ giúp Nhà nước giữ chân và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao.
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'săn đón' nhân tài từ giảng đường BUV

Không đợi đến lúc có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã lọt vào tầm ngắm của các “ông lớn” trong ngành công nghệ, tài chính, bất động sản, và khách sạn quốc tế tại Ngày hội việc làm - BUV Career Fair 2025.
Thị trường lao động quý I/2025: Dòng chuyển dịch và những khoảng trống cần lấp đầy

Thị trường lao động quý I/2025: Dòng chuyển dịch và những khoảng trống cần lấp đầy

Cơ cấu thị trường lao động Việt Nam quý I/2025 đang chuyển mình rõ rệt, thể hiện xu hướng ly nông hóa và công nghiệp hóa ngày càng rõ nét.
Thị trường lao động Hà Nội sẽ có 120.000 chỉ tiêu tuyển dụng trong quý II/2025

Thị trường lao động Hà Nội sẽ có 120.000 chỉ tiêu tuyển dụng trong quý II/2025

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2025 sẽ là thời điểm thị trường lao động bước vào giai đoạn biến chuyển sâu sắc với cả những cơ hội mới lẫn thách thức không nhỏ dành cho cả người lao động.
92 triệu việc làm sẽ bị thay thế vào năm 2030?

92 triệu việc làm sẽ bị thay thế vào năm 2030?

Theo Báo cáo Tương lai việc làm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), những tiến bộ công nghệ, sự thay đổi nhân khẩu học và áp lực địa kinh tế dự kiến sẽ tạo ra 170 triệu việc làm mới vào năm 2030. Tuy nhiên, những yếu tố này cũng có thể dẫn đến việc thay thế 92 triệu việc làm.
Thị trường lao động trước áp lực thuế quan

Thị trường lao động trước áp lực thuế quan

Thuế quan có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động đang làm việc trong các lĩnh vực như máy tính – linh kiện điện tử, dệt may, da giày và chế biến gỗ.
Ngành điện – điện tử “khát” nhân lực tay nghề cao giữa làn sóng phục hồi sản xuất

Ngành điện – điện tử “khát” nhân lực tay nghề cao giữa làn sóng phục hồi sản xuất

Đằng sau con số tuyển dụng tăng vọt là một nghịch lý khó hóa giải: Nhiều doanh nghiệp ngành điện vẫn “chật vật” tìm người, đặc biệt là nhân lực tay nghề cao.
Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.
Đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng cần 2.400 nhân lực

Đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng cần 2.400 nhân lực

Dự kiến, khoảng 2.431 nhân sự sẽ được đào tạo bằng kinh phí của dự án nhằm đảm bảo đội ngũ nhân lực vận hành và khai thác đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Những ngành nghề tuyển dụng lao động tích cực trong quý II tại Hà Nội

Những ngành nghề tuyển dụng lao động tích cực trong quý II tại Hà Nội

Bước sang quý II/2025, doanh nghiệp tại Hà Nội dự kiến tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng lao động mạnh khi sản xuất đang có xu hướng phục hồi tích cực.