Thứ bảy 07/12/2024 21:56
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

21/11/2024 11:49
Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.

Chủ đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án

Theo PGS. TS Hồ Sỹ Giao, Thạch Khê là một mỏ có tiềm năng tài nguyên trữ lượng dồi dào (nằm trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), được đánh giá lớn nhất Vệt Nam và Đông Nam Á, nhưng có điều kiện tự nhiên phức tạp và nhạy cảm về môi trường.Thực hiện theo chỉ đạo tại Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 72-TB/TW ngày 09/05/2007, Công ty CP sắt Thạch Khê (TIC) được thành lập để thực hiện dự án. Ngày 24/02/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép khai thác số 222/GP-BTNMT cho Công ty CP Sắt Thạch Khê với trữ lượng quặng khai thác 370 triệu tấn. Công ty CP Sắt Thạch Khê có vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng, gồm 9 cổ đông sáng lập, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (30% vốn) - là cổ đông chi phối; Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh; Tổng Công ty Thép Việt Nam…là những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực khai thác mỏ, đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý dự án theo quy định.

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê
PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam trao đổi với phóng viên.

Đã từng có ý kiến giao Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê cho Tập đoàn tư nhân, nhưng tôi khẳng định, chỉ có Công ty CP sắt Thạch Khê mới đủ năng lực, trình độ, nhân lực, kể cả nguồn vốn để thực hiện, vì đây là dự án rất khó”, PGS. TS Hồ Sỹ Giao khẳng định.

Là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thẩm định đánh giá tác động môi trường dự án lần thứ nhất và từng tham dự nhiều cuộc làm việc, hội thảo bàn luận về tính khả thi của dự án, PGS. TS Hồ Sỹ Giao, cho biết: Chưa có dự án nào được xét duyệt thận trọng, kỹ lưỡng và thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành như Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê. Quán triệt mức độ quan trọng của dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo thẩm định các vấn đề liên quan đến môi trường của dự án một cách nghiêm túc và thận trọng nhất. Để thẩm định “Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường” của Dự án điều chỉnh, năm 2013 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Hội đồng thẩm định gồm 14 thành viên là những nhà khoa học đầu ngành về môi trường, địa chất, khai thác mỏ, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam và các bộ, ngành liên quan, do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch. Năm 2016, dự án còn được thẩm định độc lập bởi CBM- đơn vị tư vấn của Cộng hòa Liên bang Đức.

“Những kiến nghị của địa phương về sự bất cập, tồn tại của dự án như khai thác hạ thấp mực nước ngầm làm hoang mạc hóa ruộng đồng, gây mất nước sản xuất nông nghiệp, xâm nhập mặn, rồi một số vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường còn sơ sài, chưa giải quyết triệt để… là cảm tính, chưa thuyết phục về căn cứ khoa học và thực tiễn. Cụ thể, nói dự án hút nước sẽ gây ra tình trạng xâm nhập mặn, nhưng cần hiểu nguyên lý thế nào là xâm nhập mặn? Để giải quyết tình trạng xâm nhập mặn của dự án, Công ty CP sắt Thạch Khê đã phối hợp cùng Viện VioGem- Liên bang Nga, đơn vị chuyên nghiên cứu về địa chất thủy văn tính toán, xác định được về ranh giới hạ thấp mực nước toàn vùng của dự án đến độ sâu nhất. Là nhà khoa học, xét về góc độ công nghệ và kỹ thuật, việc triển khai dự án không có vấn đề gì nổi cộm”, PGS. TS Hồ Sỹ Giao phân tích.

Theo PGS. TS Hồ Sỹ Giao, triển khai Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê sẽ đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội rất lớn đối với tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và đất nước nói chung. Dự án góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp thép phát triển, cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, phát triển đời sống văn hóa, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Ngành Khai thác mỏ lộ thiên của Việt Nam đã có gần 70 năm hoạt động và phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý, hoạt động khoa học kỹ thuật, thiết kế và tư vấn, điều hành sản xuất ngày càng lớn mạnh không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng… hoàn toàn đủ năng lực, trình độ triển khai dự án. Sau thời gian dự án tạm dừng để điều chỉnh, tái cơ cấu cổ đông và huy động vốn cũng như xem xét làm rõ những vấn đề kiến nghị về tồn tại, bất cập, xét theo góc độ công nghệ- môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.

"Trước đây, Dự án Bauxite- nhôm Lâm Đồng cũng có nhiều ý kiến trái chiều nhưng khi triển hai đi vào hoạt động, dự án đã khẳng định rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội khi đóng góp rất lớn vào ngân sách của địa phương, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại vùng dự án đứng chân". Theo tính toán, Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê kéo dài 52 năm với trữ lượng khai thác 370 triệu tấn. Theo chủ đầu tư, dự báo trữ lượng có thể lên đến 750 triệu tấn, nên dự án có thể khai thác thêm nhiều năm. Trong suốt thời gian đó, dự án không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nộp ngân sách Nhà nước, mà còn đem lại hiệu quả an sinh xã hội cho cả khu vực lớn với hàng vạn hộ gia đình. Thiết nghĩ, Chính phủ nên xem xét cho tái khởi động dự án để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp đã đầu tư vào dự án hơn 2.000 tỷ đồng”, PGS. TS Hồ Sỹ Giao nêu quan điểm.

Năm 2016, Công ty CP Sắt Thạch Khê đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý dự án theo quy định; giải phóng mặt bằng 830 ha; bóc đất tầng phủ 12,7 triệu m3; nộp ngân sách Nhà nước 253 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án đã phải tạm dừng từ năm 2016 đến nay do UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi Chính phủ đề nghị dừng dự án.

Đề xuất tiếp tục triển khai dự án

Như Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã đề cập, chiều 22/8/2024, tại buổi tiếp kiến đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông Phạm Lê Hùng- Ủy viên HĐQT Công ty CP Sắt Thạch Khê, trong bài phát biểu đã đề xuất lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, tháo gỡ khó khăn liên quan đến Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê. Theo ông Phạm Lê Hùng, Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch đã đáp ứng đầy đủ tính pháp lý, khoa học và thực tiễn theo Luật Đầu tư và Luật Khoáng sản, đủ điều kiện khai thác. Các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đã được các nhà khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước đánh giá là phù hợp, đảm bảo để có thể triển khai dự án an toàn, hiệu quả.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Lê Hùng cho biết, sau khi xảy ra sự cố môi trường Formosa, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có các công văn đề nghị dừng dự án với lý do lo ngại về sự cố môi trường như Formosa. Nhưng dự án luyện thép Formosa và Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê khác nhau cơ bản: Dự án Formosa mỗi năm sử dụng hàng nghìn tấn hoá chất độc hại, còn Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê chỉ khai thác lên, rửa đất cát, nghiền đến kích cỡ theo tiêu chuẩn, không sử dụng hoá chất. Thực tế, những lo ngại của tỉnh Hà Tĩnh đưa ra đều đã được nhận diện và có các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ hợp lý trong Đánh giá tác động môi trường của dự án (ĐTM của dự án đã được các hội đồng khoa học, trong đó có đại diện của Hà Tĩnh, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định pháp luật). Do vậy, đề nghị dừng dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Hà Tĩnh là không có cơ sở pháp lý và thực tiễn.

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Công trường bóc đất tầng phủ mỏ sắt Thạch Khê (tháng 9/2010).

“Tại Văn bản số 9792/VPCP-TH ngày 14/11/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai nhiệm vụ của Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu“Khẩn trương hoàn thành thủ tục, đảm bảo tiến độ khởi công Dự án mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh trong quý I năm 2017”. Như vậy, Thủ tướng yêu cầu đủ thủ tục pháp lý là triển khai dự án trong quý I/2017, không phải làm hay không làm và không có chuyện dừng dự án. Tại các hội thảo, hội nghị, kể cả hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, các Bộ, ngành và các nhà khoa học đều đồng tình ủng hộ dự án được triển khai, chỉ UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị dừng khiến dự án bị “treo” cho đến nay”, ông Hùng cho biết.

Cũng theo ông Phạm Lê Hùng: Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, trong đó có sự chấp thuận của Thường vụ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, nay tỉnh Hà Tĩnh lại đề nghị dừng dự án, gây khó khăn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Nếu dự án bị dừng theo đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong môi trường đầu tư. Qua hơn 60 năm nghiên cứu, qua hàng trăm cuộc hội thảo, nhiều hội đồng thẩm định trong nước và quốc tế, dự án hoàn toàn đủ mọi điều kiện cho triển khai. Để triển khai dự án hiệu quả, cần tái cơ cấu cổ đông, loại bỏ các cổ đông yếu kém thay thế bằng những cổ đông có năng lực và cho triển khai dự án.

Theo tính toán của Chủ đầu tư, dự án bị dừng từ năm 2016 đến 2022 đã làm Nhà nước thất thu 22.000 tỷ đồng tiền ngân sách; Chủ đầu tư (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước) thiệt hại gần 27.000 tỷ đồng tiền lợi nhuận, cụ thể như sau:

BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ MỎ SẮT THẠCH KHÊ 2016 - 2022

Năm

Giá quặng

(đồng)

Sản lượng

(triệu tấn)

Doanh thu

(tỷ đồng)

Thuế, phí

(tỷ đồng)

Lợi nhuận

(tỷ đồng)

2016

1.450.000

800.000

1.160

500

260

2017

1.600.000

1.700.000

2.720

1.030

840

2018

1.590.000

1.900.000

3.020

1.130

940

2019

2.100.000

4.400.000

9.240

3.440

3.700

2020

1.950.000

5.000.000

9.750

3.500

3.750

2021

3.700.000

5.000.000

18.500

6.790

9.210

2022

3.400.000

5.000.000

17.000

6.230

8.280

Tổng

18.800.000

61.390

22.620

26.980

Tin bài khác
Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Theo Th.S Nguyễn Anh Quân - Viện trưởng IVES, đã đến lúc Việt Nam cần phải nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để phát triển NOXH cho thuê, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho những đối tượng có thu nhập thấp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Luật sư Trương Thanh Đức: Cần siết quản lý để chặn sở hữu chéo ngân hàng

Luật sư Trương Thanh Đức: Cần siết quản lý để chặn sở hữu chéo ngân hàng

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi siết chặt quản lý và cải thiện pháp lý. Luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ góc nhìn sắc sảo về vấn đề này và giải pháp kiểm soát hiệu quả.
GS. TS Đào Hùng: Luật tổ chức tín dụng mới là bước tiến lớn

GS. TS Đào Hùng: Luật tổ chức tín dụng mới là bước tiến lớn

Theo GS. TS Đào Văn Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, Luật Các tổ chức tín dụng mới là một bước tiến vượt bậc, đặc biệt là trong các vấn đề kiểm soát sở hữu chéo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Hoạt động góp vốn vào ngân hàng ngày càng minh bạch hơn

TS. Lê Xuân Nghĩa: Hoạt động góp vốn vào ngân hàng ngày càng minh bạch hơn

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia khẳng định, hiện nay hoạt động góp vốn của các ngân hàng đã minh bạch hơn so với trước đây.
Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện

Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện

PGS. TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thành viên Tổ chuyên gia tư vấn Quy hoạch quốc gia vẫn đau đáu về việc du lịch Cát Bà chưa thay đổi nhiều, kể từ sau khi ông cùng nhiều chuyên gia xây dựng bản đề án đóng góp cho phát triển du lịch Hải Phòng cách đây hơn chục năm.
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Liên quan đến đề xuất đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, nếu việc áp thuế cao với các giao dịch ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh những người cần bán gấp có thể chịu thiệt thòi.
Vấn đề thách thức của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Vấn đề thách thức của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập và là Phó chủ tịch MOMO chia sẻ một số vấn đề mang tính thách thức với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay, trong đó có sự thiếu hợp lý trong quản lý nhà nước với khởi nghiệp sáng tạo khi mà một doanh nghiệp có đến 4 Bộ quản lý.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Lợi ích lớn nhất của "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" là nâng cao được chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam, theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
5 nguyên tắc nâng tầm thương hiệu: Bền vững là chìa khóa thành công

5 nguyên tắc nâng tầm thương hiệu: Bền vững là chìa khóa thành công

Khi các vấn đề xã hội và môi trường ngày càng trở nên cấp bách thì bền vững không chỉ dừng lại ở việc trở thành một xu hướng mà đã trở thành yếu tố sống còn đối với sự phát triển lâu dài của một thương hiệu.
TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

Theo TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, để giấc mơ phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ của bốn nhà: nhà nước, nhà băng, nhà phát triển và nhà dân.
Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến thắng của ông Trump và chính sách đối ngoại cứng rắn có thể thay đổi lớn chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế gì trong bối cảnh mới này?
Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với một loạt thách thức mới khi Hoa Kỳ có thể tiếp tục tăng cường bảo hộ thương mại dưới thời Tổng thống Donald Trump. Ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, nhận định rằng các biện pháp bảo hộ sẽ được thiết lập mạnh mẽ hơn, đi kèm với sự gia tăng của các vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hàng sản xuất nội địa của Mỹ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với Tạp chí DNHN những giải pháp về tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL, không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho bà con, các chính sách này còn góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế.
Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Jaspaert - Chủ tịch EuroCham chỉ ra, để hoàn thành một trang trại điện gió ngoài khơi cần ít nhất ba năm xây dựng và đưa vào vận hành.
Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường các-bon, thực hiện cam kết tại COP 26. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và giải pháp đồng bộ từ các cấp, ngành và cộng đồng.