Thứ bảy 12/04/2025 00:06
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Kiến nghị xem xét, tháo gỡ khó khăn liên quan đến Dự án mỏ sắt Thạch Khê

04/09/2024 14:56
Ông Phạm Lê Hùng- Ủy viên HĐQT Công ty CP Sắt Thạch Khê, trong bài phát biểu đã đề xuất lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, tháo gỡ khó khăn liên quan đến Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Chiều 22/8/2024, tại buổi tiếp kiến đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông Phạm Lê Hùng- Ủy viên HĐQT Công ty CP Sắt Thạch Khê, trong bài phát biểu đã đề xuất lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem xét, tháo gỡ khó khăn liên quan đến Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Dự án đã được cấp phép khai thác nhưng bị đề nghị dừng triển khai

Ông Phạm Lê Hùng cho biết, mỏ sắt Thạch Khê đã được phát hiện từ năm 1960. Sau đó được các tập đoàn có uy tín cao, chuyên sâu về mỏ và luyện kim nghiên cứu tỷ mỷ (Nga, Đức, Nhật Bản và Việt Nam), được các hội đồng trong nước và quốc tế tiến hành thẩm định, được Chính phủ phê duyệt, do đó Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (nằm trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã đáp ứng đầy đủ tính pháp lý, khoa học và thực tiễn theo Luật Đầu tư và Luật Khoáng sản, đủ điều kiện khai thác.

Quá trình khảo sát thăm dò, đã thực hiện khoan 542 mũi với tổng chiều dài hơn 74.000m, xét nghiệm hơn 17.000 mẫu bao gồm quặng, nước, đất đá các loại và thu được kết quả: Thân quặng dài 3.000 m, sâu 750 m, rộng 200 - 600 m; trữ lượng 544 triệu tấn; hàm lượng 60 - 72% Fe; các mẫu nước đều là nước ngọt; các chất độc hại đều nằm dưới ngưỡng cho phép (Dự án không dùng bất cứ loại hóa chất nào).

Thực hiện theo chỉ đạo tại Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 72-TB/TW ngày 09/05/2007, Công ty CP Sắt Thạch Khê (TIC) được thành lập để thực hiện dự án. Ngày 24/02/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép khai thác số 222/GP-BTNMT cho Công ty CP Sắt Thạch Khê với trữ lượng quặng khai thác 370 triệu tấn; khối lượng đất đá bốc xúc 651 triệu m3; hệ số bóc 1,76 m3/tấn. Công suất thiết kế giai đoạn 1: 5 triệu tấn quặng/năm, kéo dài 7 năm, khai thác đến độ sâu -145m; giai đoạn 2: 10 triệu tấn quặng/năm trong 34 năm, khai thác đến độ sâu -550m. Tổng diện tích 4.821 ha, bao gồm: khai trường 527 ha; bãi thải 1.991 ha (trong đó có 923 ha lấn biển); kho chứa quặng 64 ha…Tổng mức đầu tư dự án 14.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Tại buổi tiếp kiến đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ông Phạm Lê Hùng- Ủy viên HĐQT Công ty CP Sắt Thạch Khê phát biểu kiến nghị Đảng, Nhà nước xem xét, tháo gỡ khó khăn liên quan đến Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Năm 2016, Công ty CP Sắt Thạch Khê đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý dự án theo quy định; giải phóng mặt bằng 830 ha; bóc đất tầng phủ 12,7 triệu m3; nộp ngân sách Nhà nước 253 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án đã phải tạm dừng, chưa được triển khai từ năm 2016 đến nay do UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi Chính phủ đề nghị dừng dự án.

Theo ông Phạm Lê Hùng, lý do UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị dừng dự án do lo ngại về sự cố môi trường như Formosa. Nhưng Dự án luyện thép Formosa và Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê khác nhau cơ bản: Dự án Formosa mỗi năm sử dụng hàng nghìn tấn hoá chất độc hại, còn Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê chỉ khai thác lên, rửa đất cát, nghiền đến kích cỡ theo tiêu chuẩn, không sử dụng hoá chất. Những lo ngại của tỉnh Hà Tĩnh đưa ra đều đã được nhận diện và có các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ hợp lý trong Đánh giá tác động môi trường của Dự án (ĐTM của dự án đã được các hội đồng khoa học, trong đó có đại diện của Hà Tĩnh, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định pháp luật).

Tại Văn bản số 9792/VPCP-TH ngày 14/11/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai nhiệm vụ của Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu “Khẩn trương hoàn thành thủ tục, đảm bảo tiến độ khởi công dự án mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh trong quý I năm 2017”. Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tĩnh vẫn tiếp tục có các văn bản đề nghị dừng dự án, khiến dự án bị “treo” cho đến nay.

Cưỡng chế tài khoản, giao đất chồng lấn bức tử doanh nghiệp

Ông Phạm Lê Hùng cho biết, Thông báo số 72-TB/TW ngày 9/5/2007 về kết luận của Bộ Chính trị về quy hoạch các dự án bôxit- alumin- nhôm tại Tây Nguyên và các dự án sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã ghi rõ: “Chính phủ giao Công ty CP Sắt Thạch Khê, trong đó Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam làm nòng cốt để chủ trì triển khai dự án”. Tuy nhiên, ngày 9/4/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Công văn số 1084/UBND-CN đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng quản trị Công ty CP Sắt Thạch Khê thực hiện tái cơ cấu lại các cổ đông theo hướng giao cho một Công ty tư nhân khác tham gia làm cổ đông chi phối (nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ). Đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh đã không được Chính phủ chấp thuận.

Ảnh minh họa
Dự án mỏ sắt Thạch Khê đã “treo” hơn 1 thập kỷ. Ảnh Vn Economy.

Ngày 1/7/2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty nói trên thực hiện Dự án đầu tư Nhà máy chế biến tinh quặng sắt tại Hà Tĩnh, với diện tích 51ha và thời hạn 30 năm. Ngày 27/12/2013, UBND tỉnh có Quyết định số 4303/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy chế biến tinh quặng sắt tại Hà Tĩnh, tỷ lệ 1/500. Đáng nói, khu đất được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp cho doanh nghiệp thực hiện Dự án đầu tư Nhà máy chế biến tinh quặng sắt tại Hà Tĩnh lại nằm trong quy hoạch bãi thải phía Nam của Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt trong Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Quyết định số 2820/QĐ-UBND ngày 07/10/2008.

Việc UBND tỉnh Hà Tĩnh quy hoạch khu đất chồng lấn đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho Công ty CP Sắt Thạch Khê trong việc quản lý đất đai phục vụ Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh.

Cũng theo ông Phạm Lê Hùng, mặc dù liên tục đề nghị dừng triển khai dự án, nhưng UBND tỉnh Hà Tĩnh không những không tham mưu cho Chính phủ và Bộ Tài chính giãn nộp tiền cấp quyền khai thác cho doanh nghiệp mà còn chỉ đạo đi ngược lại với chỉ đạo tại Công văn số 761/TTg-KTN ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ tại (trong đó đồng ý cho Công ty CP Sắt Thạch Khê nộp tiền cấp quyền khai thác theo khối lượng khai thác thực tế hàng năm). Cụ thể, ngày 23/12/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Công văn số 8683/UBND-NL1 yêu cầu Cục Thuế tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường buộc Công ty CP Sắt Thạch Khê nộp tiền cấp quyền khai thác. Từ chỉ đạo này, ngày 5/1/2021, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 18/QĐ-CTHTI cưỡng chế tài khoản của Công ty CP Sắt Thạch Khê. Tiếp đó, ngày 18/1/2021, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định số 245/QĐ-CTHTI cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty CP Sắt Thạch Khê.

Những động thái nêu trên trên đã buộc Công ty CP Sắt Thạch Khê phải dừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến gần 300 lao động của Công ty rơi vào cảnh thất nghiệp, tan tác tìm việc khắp nơi.

Đề xuất tiếp tục triển khai dự án

Trước những lý do UBND tỉnh Hà Tĩnh đưa ra để đề nghị dừng Dự án không dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, 63 nhà khoa học chuyên ngành về khai thác, địa chất, thuỷ văn, kinh tế mỏ… đã tự tay ký vào bản kiến nghị gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, việc thực hiện Dự án là hoàn toàn khả thi và hiệu quả.

Theo ông Phạm Lê Hùng, nếu tính theo giá quặng hiện nay, dự án nộp ngân sách 14 tỷ USD. Giai đoạn 1 nộp 4.500 tỷ/năm, giai đoạn 2 nộp 9.000 tỷ/năm. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài cho cơ sở luyện kim trong nước theo Quy hoạch ngành đã được phê duyệt; giảm nhập khẩu quặng sắt từ nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ; góp phần phát triển ngành thép Việt Nam với các sản phẩm thép chất lượng cao (thép dài và thép dẹt cán nóng); đóng góp vào GDP 0,3 &pide; 1%. Đồng thời, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển; tạo công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 3.500 lao động và gián tiếp cho hàng nghìn lao động khác.

Dự án kéo dài 52 năm với trữ lượng khai thác 370 triệu tấn. Thực tế, dự báo trữ lượng có thể lên đến 750 triệu tấn, nên dự án có thể kéo dài 70 - 80 năm. Trong suốt thời gian đó, các hiệu quả kinh tế - xã hội nêu trên sẽ được đảm bảo kéo dài, không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nộp ngân sách Nhà nước, mà còn đem lại hiệu quả an sinh xã hội cho cả khu vực lớn với hàng vạn hộ gia đình.

Những dữ liệu trên khẳng định, Dự án đáp ứng đầy đủ mục tiêu mà Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị mong muốn. Lẽ ra tỉnh Hà Tĩnh phải thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 10, để triển khai ngay dự án.

Dự án đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, trong đó có sự chấp thuận của Thường vụ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, nay chính tỉnh Hà Tĩnh lại đề nghị dừng dự án, gây khó khăn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Dự án đã có thể triển khai từ năm 2016, đến hết năm 2022 dự kiến mang lại lợi nhuận gần 27.000 tỷ đồng sau thuế cho các cổ đông (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước) và đóng góp hơn 22.000 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước. Nếu dự án bị dừng theo đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong môi trường đầu tư, và những thiệt hại trên ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Ông Phạm Lê Hùng khẳng định, qua hơn 60 năm nghiên cứu, qua hàng trăm cuộc hội thảo, nhiều hội đồng thẩm định trong nước và quốc tế, mỏ sắt Thạch Khê hoàn toàn đủ mọi điều kiện cho triển khai. Ông Hùng kiến nghị cần tái cơ cấu cổ đông, loại bỏ các cổ đông yếu kém thay thế bằng những cổ đông có năng lực và cho triển khai dự án.

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập sẽ thông tin tiếp về Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Nhóm PV (ghi)

Tin bài khác
Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sáng ngày 11/4 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức công bố Sách Trắng 2025 – tài liệu định hướng các “trận chiến phải thắng” nhằm giúp Việt Nam tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Kết hợp nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát 2025

Kết hợp nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát 2025

Trưởng ban Thống kê Dịch vụ và Giá, bà Nguyễn Thu Oanh cho rằng, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5–5% là phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh trong năm 2025.
Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã phân tích toàn diện những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan mới, đặc biệt đến sản xuất, xuất khẩu, việc làm, tài chính, tiền tệ, giá cả thị trường và các mục tiêu tăng trưởng.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ đã chính thức khởi động đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump hoãn thuế 90 ngày, giúp chỉ số VN-Index bật tăng mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng tốc phát triển ngành du lịch nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.
Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ để đi đến một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các nội dung cụ thể về thuế và các yếu tố kỹ thuật liên quan.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày nhưng ngoại trừ Trung Quốc, vẫn giữ mức tăng thuế đối ứng lên 125%.
Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Ngày 9/4/2025, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Noam Mizrahi – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Marvell (Hoa Kỳ).
Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng nhận định, việc xử lý tài sản công sau sáp nhập là nhiệm vụ khó, chưa có tiền lệ và đòi hỏi độ chính xác cao về số liệu. Ông nhấn mạnh vai trò chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai.
Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Xây dựng diễn ra ngày 9/4 nhấn mạnh vai trò của công nghệ, cải cách bộ máy, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực nội tại và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động trước thuế đối ứng mới từ Mỹ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm đạt từ 4,0 đến 4,2%, với kế hoạch cụ thể cho từng quý còn lại là quý II đạt 4,1%, quý III đạt 4,2% và quý IV đạt 3,9%.
Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, hiện còn quá sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam.
Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Để ứng phó với thuế quan của Mỹ, Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện phương án giảm thuế nhập khẩu, tạo dư địa linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong bối cảnh chi phí đầu vào gia tăng.
FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chiều 8/4/2025 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index năm 2024.