Chủ nhật 06/07/2025 09:41
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nông nghiệp công nghệ cao: Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ là then chốt!

25/08/2024 11:21
Ngành nông nghiệp đang sôi nổi với ba nghị định thư xuất khẩu chính ngạch nông sản vừa ký giữa Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Song sau động thái này, câu hỏi thực tế năng lực nông nghiệp công nghệ cao của chúng ta thế nào, lại cần được đặt ra, mà mấu chốt là vị thế các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ra sao?

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng trong đầu tư chế biến chuyên sâu nông sản
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng trong đầu tư chế biến chuyên sâu nông sản.

Một chuyên gia nông nghiệp vùng Tây Nguyên nhìn nhận, ba nhóm hàng sầu riêng cấp đông, dừa tươi và thịt cá sấu sẽ xuất khẩu sang thị trường tỷ dân, là gắn liền yêu cầu đầu tư quy mô, nghiêm túc về nông nghiệp công nghệ cao. Mà các nhân tố xây dựng, cấu trúc nên những chuỗi giá trị hàng hóa, đảm bảo cho nền nông nghiệp công nghệ cao vận động suông sẻ lại chính là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu quy mô vừa và nhỏ…

Những cánh cửa lớn luôn nặng nề!

Ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk chia sẻ, thông tin sầu riêng cấp đông sẽ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã giúp địa phương “thở phào”. Với diện tích chăm trồng tăng hơn 32.700 hecta, Đắk Lắk đang lo đầu ra sản lượng sầu riêng thu hoạch trong vài năm đến. Nếu có thể triển khai cấp đông sầu riêng bóc múi, nỗi lo này cơ bản được hóa giải.

Tuy nhiên, ông Côn thẳng thắn nhìn nhận, không hề tự nhiên mà nhiều năm đã qua, đàm phán của ngành nông nghiệp với nước bạn về xuất khẩu sầu riêng cấp đông luôn trở ngại. Bởi lẽ nếu không đầu tư bài bản, hình thành các vùng chuyên canh chất lượng, diện tích lớn, hệ thống logistics thuận lợi, và nhất là có những công nghệ chế biến, đóng gói chuẩn xác, chúng ta sẽ không đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng cấp đông.

Có thể nói, để đạt thỏa thuận qua nghị định thư, ngành nông nghiệp phải ghi nhận nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến nông sản; nhất là các doanh nghiệp tiên phong về nông nghiệp công nghệ cao. Vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tây Nguyên, Đồng bằng Cửu Long… là rất lớn.

“Để mở được các cánh cửa lớn luôn nặng nề, cần có những nguồn lực mạnh, và các doanh nghiệp thực tiễn đang đầu tư làm ăn, sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao, là then chốt của vấn đề đó. Đã đến lúc các địa phương cần quan tâm, hỗ trợ, có chính sách mời gọi, vận động thu hút các doanh nghiệp tham gia vào mảng xuất khẩu nông nghiệp công nghệ cao”, ông Côn phân tích.

Theo các doanh nghệp, những suy nghĩ này rất cần thiết và việc tháo dỡ các rào cản trong hoạt động doanh nghiệp sản xuất, hướng đến các tiêu chuẩn hàng hóa nông nghiệp công nghệ cao, là đòi hỏi tất yếu phải đặt ra. Đơn cử với sầu riêng, không phải nhà xưởng nào cũng đủ tiêu chuẩn “bóc múi cấp đông”, lại càng ít có vùng trồng sầu riêng manh mún, tự phát nào của nông dân có đủ tiêu chuẩn cung ứng hàng sầu riêng múi cấp đông. Phía sau đơn hàng cấp đông, các doanh nghiệp còn phải tổ chức được chuỗi hệ thống sản xuất, vận chuyển của mình.

Tiêu chuẩn hàng hóa sầu riêng cấp đông khắt khe hơn sầu riêng xuất khẩu trái tươi
Tiêu chuẩn hàng hóa sầu riêng cấp đông khắt khe hơn sầu riêng xuất khẩu trái tươi.

Cần những nguồn lực đồng bộ!

Bà Nguyễn Thị Thái Thanh, Giám đốc Công ty Cổ phần Ban Mê Green, một đơn vị chuyên chế biến đóng gói sầu riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thừa nhận, đầu tư của doanh nghiệp về mặt cấp đông sầu riêng là khá tốn kém, từ máy móc chuyên dụng, kho cấp đông cho đến nhân lực được đào tạo, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm… Doanh nghiệp của bà, sau nhiều năm nỗ lực, đến nay mới coi như tạm đủ tiêu chuẩn đảm nhận những đơn hàng bóc múi sầu riêng, đáp ứng nhu cầu nhập hàng từ Thái Lan và sắp đến là xuất hàng được sang Trung Quốc.

Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch huyện Krông Pắk, thủ phủ chính của sầu riêng Đắk Lắk cho biết, những ngày này là cao điểm tổ chức lễ hội sầu riêng lần thứ 2 của địa phương. Ở lễ hội này, rút kinh nghiệm lần trước, Krông Pắk chủ động xây dựng chương trình hội thảo, mời các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến sầu riêng xuất khẩu tụ hội về. Các doanh nghiệp sẽ được mời trải nghiệm thực tế địa bàn và cùng trao đổi, thảo luận các giải pháp đầu tư vào sầu riêng chất lượng, nhất là sầu riêng đạt chuẩn cấp đông xuất khẩu. “Đây sẽ là tâm điểm hoạt động của lễ hội chúng tôi: làm sao mời gọi được nhiều đơn vị sản xuất, chế biến chuyên sâu, áp dụng công nghệ cao về nông nghiệp, nắm bắt đủ yêu cầu, mong muốn của họ để đề đạt tỉnh, và cả ngành nông nghiệp, có chủ trương lớn, kế hoạch đầu tư lớn, tạo điều kiện tốt nhất cho họ”, bà Trinh chia sẻ như vậy.

Chuyên gia tư vấn nông nghiệp nhìn nhận, chỉ mới một địa hạt sầu riêng, chúng ta đã đối mặt rất nhiều câu hỏi khó rồi. Các địa hạt đóng gói dừa tươi, thịt cá sấu xuất khẩu, rõ ràng còn đòi hỏi những đầu tư, nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào đời sống sản xuất, sẽ còn gian nan hơn. “Đừng ai nghĩ rằng, để đưa một ký cá sấu cấp đông lên bàn tiệc người dân Trung Quốc, chỉ đơn giản là nuôi cá làm thịt. Hàng loạt tiêu chuẩn, vấn đề chi tiết cần đặt ra suốt quy trình thực hiện việc sản xuất đạt yêu cầu đó. Ngay một con dao xẻ thịt, hay dây chuyền chế biến cần tuân thủ tiêu chuẩn nào, doanh nghiệp đầu tư sản xuất đã phải nghiên cứu rất xác thực, chuẩn mực”, Chuyên gia nhấn mạnh như vậy.

Và ông cũng khẳng định, phía sau những thương hiệu, tập đoàn sản xuất lớn, để làm được những phần việc chi tiết, chuẩn xác đó, chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như những bánh răng mắt xích của cả một hệ sinh thái bền bỉ, mới đáp ứng được. Cho nên, cần nghiên cứu, đề xuất được cơ chế, chủ trương nào, của tỉnh thành nào, ngành đầu tư nào, liên đới với ngành nông nghiệp Việt Nam, tháo gỡ các quy định thủ tục hành chính, mở cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, qua đó mới có thể biến câu chữ nghị định thư thành sự thật!

Nguyên Đức

Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.