Bài liên quan |
Vốn FDI đổ vào Hà Nội 5 tháng đầu năm gấp 2,6 lần cùng kỳ |
Vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh: Dòng vốn chất lượng cao quay trở lại |
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, Hà Nội có 192 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký 237,5 triệu USD; 89 dự án tăng vốn với mức đăng ký đạt 3,143 tỷ USD, trong đó dự án Công viên Yên Sở của Gamuda Land (Malaysia) chiếm đến 1,12 tỷ USD vốn tăng thêm. Thêm vào đó, 173 lượt nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị 296,5 triệu USD.
Đáng chú ý, riêng tháng 6/2025, thành phố thu hút 799,3 triệu USD vốn FDI, gồm 41 dự án mới, 21 dự án tăng vốn và 33 lượt góp vốn, mua cổ phần. Với kết quả này, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư cả nước trong 5 tháng đầu năm.
![]() |
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 |
Giải thích cho sự bứt phá này, nhiều chuyên gia nhận định đó là kết quả của một chuỗi giải pháp đồng bộ mà thành phố triển khai. Luật Thủ đô sửa đổi có hiệu lực từ đầu năm 2025 đã mở ra nhiều cơ chế ưu đãi mới, từ thuế đến đất đai, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, tăng tính minh bạch và tiện lợi cho nhà đầu tư. Song song, Hà Nội đầu tư mạnh vào hạ tầng khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời thiết lập mô hình “chính quyền đồng hành” với doanh nghiệp để giải quyết nhanh những vướng mắc trong triển khai dự án.
Không chỉ dừng lại ở những con số “biến động”, kết quả này phản ánh một xu hướng rõ nết: Hà Nội đang chệnh trở thành điểm đặt chân chiến lược đối với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, sản xuất công nghệ cao và hỗ trợ chuỗi cung ứng. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh trong quý II/2025, có 86,4% doanh nghiệp FDI dự báo tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định hoặc tốt hơn trong quý III – tỷ lệ lạc quan vượt trội so với khu vực doanh nghiệp nhà nước (85%) và doanh nghiệp ngoài nhà nước (81,5%).
Tuy nhiên, để dịch chuyển sự gia tăng vốn FDI thành lợi nhuận bền vững và tự cường của nền kinh tế Thủ đô, nhiều chuyên gia cảnh báo cần thận trước những thách thức về hạ tầng, cơ chế hành chính và mức độ liên kết giữa FDI và doanh nghiệp trong nước. Trong đó, việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đạp ứng tiêu chuẩn công nghệ và quy trình quản trị quốc tế là yếu tố then chốt.
Từ thành công nửa đầu năm, câu hỏi đặt ra cho Hà Nội trong những tháng tới không chỉ là vốn FDI có tiếp tục tăng trưởng hay không, mà còn là chất lượng gia tăng giá trị và đội đồng có được chuyển giao để cùng doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó sẽ là “thuốc thử” để đo độ sâu sát và bền vững của làn sóng đầu tư này.