![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (mới) |
Kết hợp hài hoà giữa kinh tế biển với kinh tế rừng
Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc - Nam. Tỉnh nằm ở điểm giao thoa giữa vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, có đường bờ biển dài 129km, đồng thời giáp biên giới với Lào và Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Khu kinh tế Dung Quất được xem là một trong những Khu kinh tế lớn nhất nước.
Trung tâm dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh được quy hoạch 20 nghìn ha, hiện có 3000 ha; khu du lịch Măng Đen, Khu du lịch biển đảo Lý Sơn... tỉnh Quảng Ngãi (mới) là một trong số ít địa phương trong cả nước vừa có biển, vừa có biên giới quốc tế, mở ra không gian phát triển rộng lớn, cho phép kết nối trực tiếp với hành lang kinh tế Đông - Tây, trải dài từ miền Trung Việt Nam đến Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan.
![]() |
Tnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế |
Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có hệ thống giao thông thuận lợi, cảng nước sâu Dung Quất có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 200.000 tấn, nằm sát sân bay quốc tế Chu Lai TP Đà Nẵng và sắp tới là sân bay Măng Đen.
Với sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ hội tụ được nhiều tiềm năng, lợi thế trở thành một cực tăng trưởng quan trọng, tạo động lực lan tỏa phát triển cho vùng Tây Nguyên - duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.
![]() |
Tỉnh Quảng Ngãi (mới) có hệ thống giao thông thuận lợi |
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ngãi mới giờ đây với hơn 2 triệu dân và 43 dân tộc anh em, những sợi chỉ đa sắc màu đang cùng nhau dệt nên một tấm thổ cẩm lớn mang tên Quảng Ngãi. Từ tiếng cồng chiêng bên mái nhà rông của đồng bào Kon Tum đến tiếng hát bả trạo của ngư dân nơi cửa biển Quảng Ngãi, với 2 nét riêng sẽ hội tụ trong một chỉnh thể thống nhất, hòa quyện vào nhau nhằm phát huy được điểm mạnh là phát triển nông nghiệp mang giá trị xanh, của con người hiền hậu, những giá trị văn hóa được gìn giữ nguyên vẹn qua năm tháng.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân |
Với lợi thế của biển cả bao la, của đại ngàn Tây Nguyên trùng điệp, không còn bị giới hạn chế bởi địa giới hành chính cũ, giờ đây tỉnh Quảng Ngãi đã là một không gian phát triển mới thống nhất được hình thành, nơi các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương được tích hợp, bổ trợ và lan tỏa lẫn nhau tạo thành một động lực phát triển mới của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, cũng như trong sự phát triển chung của đất nước ta.
Kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Mới đây, tại lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương về về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Xuân Thắng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ngãi mới sở hữu lợi thế kép độc đáo, kết hợp hài hòa giữa chiều sâu địa chiến lược và sự đa dạng sinh thái - kinh tế, Quảng Ngãi sau sáp nhập được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
![]() |
Tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều điều kiện thuận lợi về phát triển du lịch |
Theo ông Thắng, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một mô hình tăng trưởng đa trung tâm, liên kết vùng chặt chẽ, thích ứng với xu thế kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để đổi mới mô hình quản trị, cải cách thể chế, thực hiện chính quyền số, hiện đại hóa bộ máy hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế trên, ông Thắng cũng đưa ra các nội dung quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi cần tâp trung trong thời gian đến. Cụ thể, Quảng Ngãi tập trung nghiên cứu định vị lại tỉnh trong tổng thể không gian phát triển liên kết vùng. Đồng thời, khẩn trương rà soát, tích hợp, cập nhật lại quy hoạch tỉnh, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, vừa khai thác hiệu quả lợi thế tổng hợp của địa phương, vừa mở rộng dư địa và không gian phát triển mới.
![]() |
Việc hợp nhất hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi hình thành một đơn vị hành chính mới có quy mô đủ lớn, sở hữu nhiều lợi thế kép để trở thành một cực tăng trưởng quan trọng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên |
Bên cạnh đó, cần chủ động thúc đẩy mối liên kết giữa Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y với Khu kinh tế mở Chu Lai… hình thành trục hành lang kinh tế chiến lược Đông - Tây nối Tây Nguyên - duyên hải miền Trung - Nam Lào - Đông Bắc Campuchia - Thái Lan, gắn kết chặt chẽ với chiến lược quốc gia và các Nghị quyết phát triển vùng của Trung ương.
“Việc hợp nhất hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi để hình thành một đơn vị hành chính mới có quy mô đủ lớn, sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế kép độc đáo, kết hợp hài hòa giữa chiều sâu địa chiến lược và sự đa dạng sinh thái - kinh tế… và khả năng bứt phá mạnh mẽ, trở thành một cực tăng trưởng quan trọng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tạo động lực lan tỏa cho cả vùng và chiến lược phát triển của cả nước”, ông Thắng nhấn mạnh.