Thứ sáu 11/10/2024 07:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho các công ty năng lượng từ Hà Lan và Đan Mạch

30/05/2022 16:25
Đan Mạch và Hà Lan có thể trở thành những quốc gia châu Âu mới nhất cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga. Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa cắt giao khí đốt cho các quốc gia "không thân thiện" nếu họ từ chối thanh toán bằng đ
aa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Hôm thứ Hai (30/5), Công ty năng lượng Đan Mạch Orsted và Công ty kinh doanh khí đốt của Hà Lan GasTerra cảnh báo Nga có thể cắt nguồn cung ngay sau thứ ba vì họ đã từ chối thanh toán bằng đồng rúp - chỉ vài tuần sau khi Moscow làm điều tương tự với Ba Lan, BulgariaPhần Lan .

Orsted cho biết ,họ không có nghĩa vụ pháp lý phải thanh toán bằng đồng rúp trong hợp đồng với tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga và thời hạn thanh toán là thứ Ba, ngày 31 tháng 5. Họ sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro, công ty cho biết trong một tuyên bố.

“Có nguy cơ Gazprom Export sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Orsted… điều này sẽ là hành vi vi phạm hợp đồng", Orsted cho biết trong một tuyên bố.

Công ty cho biết, họ đã chuẩn bị cho việc đột ngột ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga và đã lấp đầy các cơ sở lưu trữ ở Đan Mạch và Đức.

GasTerra cũng cho biết, Gazprom sẽ "ngừng giao hàng" khí đốt của mình bắt đầu từ thứ Ba. Điều đó có nghĩa là khoảng 2 tỷ mét khối khí theo hợp đồng sẽ không được phân phối từ nay đến đầu tháng 10.

GasTerra cho biết, họ đã chuẩn bị cho kịch bản này bằng cách mua khí đốt từ các nguồn khác.

Theo Bruegel, một tổ chức kinh tế, khoảng 4% tổng tiêu thụ năng lượng của Đan Mạch và khoảng 2% của Hà Lan là từ khí đốt của Nga.

Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa cắt giao khí đốt cho các quốc gia "không thân thiện" nếu họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Kể từ đó, Gazprom đã đưa ra cho khách hàng một giải pháp. Người mua có thể thực hiện thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la vào một tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga, sau đó sẽ chuyển tiền thành rúp và chuyển chúng sang tài khoản thứ hai để thanh toán cho Nga.

GasTerra cho biết trong một tuyên bố rằng, họ sẽ không tuân thủ "các yêu cầu thanh toán một phía" của Gazprom.

Một số công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đã bắt đầu quá trình mở tài khoản mới. Nhưng Ủy ban châu Âu đã cảnh báo rằng nếu làm như vậy, các công ty năng lượng sẽ phạm phải các lệnh trừng phạt, trong đó cấm người mua mở tài khoản bằng đồng rúp.

Đức, nền kinh tế lớn nhất của khối, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và các ngành công nghiệp của họ, mặc dù họ đã cố gắng giảm tỷ trọng nhập khẩu của Nga xuống 35% từ mức 55% trước diễn ra cuộc chiến.

EU đã đặt mục tiêu giảm 66% lượng tiêu thụ khí đốt của Nga trước cuối năm nay và chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào trước năm 2027.

Lyly

Tin bài khác
ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009; khối khu vực này cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2020.
Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Các quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải ưu tiên trả gánh nặng nợ thay vì đầu tư, khiến tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của họ bị chững lại.
Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa qua đã công bố các mức thuế sơ bộ đối với tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào thứ Ba (8/10) sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Các nhà đầu tư hiện đang dồn sự chú ý vào những định hướng chính sách mới từ Chính phủ đại lục.
EU chính thức áp thuế lên đến 45% đối với xe điện Trung Quốc

EU chính thức áp thuế lên đến 45% đối với xe điện Trung Quốc

Mức thuế quan mới này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm. Ở chiều hướng ngược lại, Trung Quốc đe dọa sẽ áp thuế lên các ngành ô tô và sữa của châu Âu.
Chủ tịch Fed Chicago: Lãi suất cần giảm mạnh trong năm tới

Chủ tịch Fed Chicago: Lãi suất cần giảm mạnh trong năm tới

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago, Austan Goolsbee, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh tại Chicago vào thứ Năm: “Lãi suất cần giảm mạnh trong 12 tháng tới”.
Xung đột Israel-Iran tác động thế nào đến kinh tế tài chính toàn cầu?

Xung đột Israel-Iran tác động thế nào đến kinh tế tài chính toàn cầu?

Cuộc xung đột đang ngày càng trầm trọng hơn giữa Israel và Iran giờ đây không còn chỉ là vấn đề căng thẳng trong khu vực Trung Đông, mà còn có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế và tài chính toàn cầu.
Triển vọng kinh tế ASEAN+3 năm 2024 bị lu mờ bởi hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam

Triển vọng kinh tế ASEAN+3 năm 2024 bị lu mờ bởi hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2024 đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, bức tranh năm tới sẽ tươi sáng hơn với kỳ vọng lạm phát tiếp tục giảm.
Trung Quốc nộp đơn kiện về việc Canada áp thuế xe điện

Trung Quốc nộp đơn kiện về việc Canada áp thuế xe điện

Theo CNBC, Bộ Thương mại Trung Quốc trong một tuyên bố đã cáo buộc Canada đang áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc một cách không công bằng.
Căng thẳng Iran-Israel làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu

Căng thẳng Iran-Israel làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu

Các nhà quan sát thị trường dầu mỏ đang nhận thấy mối đe dọa thực sự về việc gián đoạn nguồn cung, sau khi Iran tấn công Israel bằng tên lửa đạn đạo vào tối 1/10, làm leo thang xung đột ở Trung Đông.
Bài VI: Hệ thống đường sắt cao tốc và những tác động tới kinh tế, xã hội ở Hàn Quốc

Bài VI: Hệ thống đường sắt cao tốc và những tác động tới kinh tế, xã hội ở Hàn Quốc

Hệ thống đường sắt cao tốc của Hàn Quốc đã trở thành biểu tượng của một nền giao thông hiện đại và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội toàn diện đối với quốc gia này.
Kinh tế ASEAN: Từ khởi đầu chậm chạp đến kết thúc đầy triển vọng

Kinh tế ASEAN: Từ khởi đầu chậm chạp đến kết thúc đầy triển vọng

Khi năm 2024 dần khép lại, có vẻ như các nền kinh tế ASEAN sẽ kết thúc năm nay theo một cách tương đối khác biệt so với lúc khởi đầu.
Bài III: Hệ thống đường sắt cao tốc ICE - biểu tượng của nước Đức

Bài III: Hệ thống đường sắt cao tốc ICE - biểu tượng của nước Đức

Đức là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc trên thế giới với thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố (ICE).
Bài II: Shinkansen - Hệ thống đường sắt cao tốc đánh dấu sự trỗi dậy của Nhật Bản

Bài II: Shinkansen - Hệ thống đường sắt cao tốc đánh dấu sự trỗi dậy của Nhật Bản

Shinkansen là hệ thống tàu cao tốc của Nhật Bản, và cũng là hệ thống ĐSCT đầu tiên trên thế giới. Đến nay, Shinkansen có 9 tuyến với tổng chiều dài hơn 2.951 km, kết nối các thành phố và khu vực khắp Nhật Bản.
Bài I: Trung Quốc và hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới

Bài I: Trung Quốc và hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới

Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc hiện chiếm hai phần ba tổng hạ tầng toàn cầu và là hệ thống lớn nhất thế giới. Sự phát triển này có tác động sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.