Chủ nhật 11/05/2025 17:23
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hoàn thiện định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

01/05/2023 22:45
Tháng 4/2023, Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã họp góp ý hoàn chỉnh để trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, tháng 4/2023, Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã họp góp ý hoàn chỉnh, đề nghị hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 12 vừa diễn ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển.

Hoàn thiện định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hoàn thiện định hướng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Cụ thể, 5 trục phát triển gồm: (1) Trục không gian sông Hồng, lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, thay đổi quan điểm phát triển theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông như hiện nay; (2). Trục không gian Hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; (3). Trục không gian Hồ Tây - Cổ Loa xác lập không gian kiểm soát đặc biệt là tổ hợp các khu chức năng công cộng gắn với các công trình biểu tượng; (4). Trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh; (5). Trục không gian phía Nam kết nối không gian sinh thái với cụm du lịch tâm linh tại Mỹ Đức và Hà Nam.

Giải trình thêm về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, định hướng điều chỉnh cấu trúc quy hoạch chung cơ bản có sự kế thừa; bao gồm 1 đô thị trung tâm lấy sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm quan trọng, không gian văn hóa, không gian xanh; phía Nam vẫn giữ là Đô thị lịch sử bảo tồn - tôn tạo - cải tạo - tái thiết, liên kết mở rộng phát triển đô thị mới tới Vành đai 4 và sông Đáy; phía Bắc là đô thị Long Biên - Gia Lâm và có điều chỉnh dự kiến phát triển thành phố phía Bắc (kết hợp cơ bản giữa huyện Đông Anh, Mê Linh và đô thị vệ tinh Sóc Sơn); các đô thị vệ tinh còn lại gồm Thành phố phía Tây (điều chỉnh khu vực đô thị vệ tinh Hòa Lạc kết hợp với vệ tinh Xuân Mai), đô thị vệ tinh Sơn Tây, đô thị vệ tinh Phú Xuyên; các thị trấn sinh thái, liên kết với đô thị trung tâm qua các trục giao thông hướng tâm.

Đối với mô hình Thành phố thuộc thủ đô sẽ được nghiên cứu trong định hướng của quy hoạch. Việc hình thành đơn vị hành chính Thành phố, ranh giới hành chính ở tầm nhìn dài hạn sẽ được nghiên cứu tiếp trong Chương trình phát triển đô thị và chỉ khi thực hiện xong việc đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch và đủ các tiêu chí theo quy định.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chia sẻ, Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của cả nước; với vai trò, vị thế quan trọng như vậy nên mỗi lần lập quy hoạch là một dấu ấn phát triển quan trọng của Thủ đô.

Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được lập, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan và trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 10 (tháng 11/2022). Ngày 12/4/2023, Hội đồng thẩm định của Bộ Xây dựng đã họp, cho ý kiến đối với Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (kết quả có 21/21 Phiếu đồng ý thông qua, đề nghị hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong đó, nội dung quan trọng là đề nghị nghiên cứu, điều chỉnh thời hạn của Đồ án quy hoạch là “Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065” để thống nhất với Khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm).

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang phân tích, đánh giá cụ thể về 7 mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp trọng tâm, nhất là các định hướng chính.

Thứ nhất, nghiên cứu điều chỉnh thời hạn của Đồ án quy hoạch là “Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065” để thống nhất với Khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm) theo như đề nghị của Hội đồng thẩm định của Bộ Xây dựng; thứ 2, nghiên cứu định hướng Dự báo dân số; thứ 3 là định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm, các Thành phố phía Bắc, phía Tây của Thủ đô; thứ 4 là nghiên cứu định hướng các trục không gian của Thành phố; thứ 5 là định hướng phát triển đô thị hai bên trục đường Vành đai 4; thứ 6 là nghiên cứu định hướng Sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội tại khu vực phía nam thành phố Hà Nội; thứ 7 là định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Trước đây, việc nghiên cứu quy hoạch thường được thực hiện theo tầng bậc và độc lập trong từng ngành, lĩnh vực. Nhưng lần này, nghiên cứu quy hoạch được tổ chức theo phương pháp tích hợp với nhiều nội dung thống nhất trong một bản quy hoạch trên một địa bàn tỉnh. Trong khi thời gian còn rất ít, vấn đề nằm ở cơ quan thẩm tra, cơ quan tổ chức thực hiện cần có những cách làm sáng tạo nhằm đẩy nhanh tiến độ. Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, việc cần thiết hiện nay là thành lập một bộ phận chuyên môn, được tập hợp từ các đơn vị, sở, ngành của TP để nghiên cứu, sàng lọc phương án quy hoạch của từng ngành, lĩnh vực, quận, huyện để đưa vào nội dung quy hoạch tích hợp.

Hiện nay, Hà Nội đang có đặc thù, trong một địa bàn, trên cùng diện tích, cùng thời gian quy hoạch, có hai quy hoạch cùng triển khai song song đồng thời. Đó là lập Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Vì vậy, có nhiều nội dung cần phải phân định rất rõ. Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho biết, nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định cho Hà Nội 69 nội dung cần tích hợp vào quy hoạch, bao gồm: 39 nội dung đề xuất về phương án phát triển ngành, lĩnh vực và 30 nội dung đề xuất phương án phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện. Trong khi đó, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cũng đang đề cập đến khoảng 27/39 nội dung định hướng về chuyên ngành và 30/30 nội dung định hướng về quy hoạch của địa phương trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
Đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản: Thách thức lớn cho người dân và cơ quan thuế

Đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản: Thách thức lớn cho người dân và cơ quan thuế

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đề xuất áp thuế 20% lãi bán bất động sản có thể tạo thách thức lớn cho cả người dân và cơ quan thuế.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm

Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đang thu hút 4 nhà đầu tư theo hình thức BOT, trong đó có 2 đơn vị nước ngoài, với lộ trình triển khai gấp rút từ nay đến năm 2027.
Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính đề xuất áp thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Sẽ thay đổi cách tính thuế nhà đất?

Bộ Tài chính nghiên cứu phương án tính thuế 20% trên khoản lãi từ chuyển nhượng bất động sản, tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp. Phương án mới nhằm đảm bảo công bằng và tối ưu nguồn thu ngân sách.
Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Lập tổ công tác đặc biệt di dời doanh nghiệp, giải phóng mặt bằng KCN Biên Hòa 1

Ngày 5/5, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Trung tâm Phát triển quỹ đất và các sở ngành nhằm rà soát tiến độ chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và triển khai kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.
Vì sao biệt thự Hà Nội đang hút tiền nhà đầu tư dài hạn?

Vì sao biệt thự Hà Nội đang hút tiền nhà đầu tư dài hạn?

Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội khởi sắc trở lại trong quý 1/2025. Tuy nhiên, sự chọn lọc trong nguồn cung và xu hướng tăng giá đòi hỏi nhà đầu tư cần chiến lược bền vững và tỉnh táo.
Bất động sản công nghiệp miền Bắc Quý 1 năm 2025 hút vốn ngoại

Bất động sản công nghiệp miền Bắc Quý 1 năm 2025 hút vốn ngoại

Quý I/2025, bất động sản công nghiệp miền Bắc tiếp tục thu hút mạnh mẽ vốn FDI, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, năng lượng tái tạo và trung tâm dữ liệu.
Bán lẻ đường phố hụt hơi trước sức mạnh trung tâm thương mại hiện đại

Bán lẻ đường phố hụt hơi trước sức mạnh trung tâm thương mại hiện đại

Mô hình bán lẻ đường phố tại TP.HCM đang đối mặt áp lực lớn từ bán lẻ hiện đại. Hành vi tiêu dùng thay đổi cùng ưu thế vận hành của trung tâm thương mại đang tái định hình thị trường.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản chuyển mình với xu hướng công trình xanh carbon-neutral

Bất động sản chuyển mình với xu hướng công trình xanh carbon-neutral

Trong bối cảnh cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, thị trường bất động sản Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng phát triển công trình xanh và carbon-neutral.​