Thứ sáu 09/05/2025 19:34
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh

27/11/2023 13:40
Theo GS. TS Hoàng Văn Cường-Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, Thủ đô không nên dành tiền để xây dựng những con đường đắt nhất hành tinh, nhưng cần ưu tiên ngân sách cho các dự án phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng (TOD) trong nội đô.
Ảnh minh họa
GS. TS Hoàng Văn Cường- Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Nên xây dựng mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng

Thảo luận tại hội trường về Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 27/11, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) khẳng định, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là hình mẫu đại diện vị thế quốc gia, do đó cần phải phát triển cao hơn.

Để thực hiện mục tiêu phát triển Thủ đô nhanh hơn, hiện đại hơn, là hình mẫu cho phát triển cả nước, cần tập trung nguồn lực đủ lớn. Do đó, đại biểu Cường đồng tình với những cơ chế chính sách mà trong dự thảo luật đề ra.

Nhấn mạnh về mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD), ông Cường đề xuất không chỉ áp dụng với những đô thị mới mà cả với những khu vực tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ, nhà ở cũ xây dựng tự phát trong nội đô.

Từ đó, khai thác không gian ngầm cho phát triển thương mại, dịch vụ; không gian trên cao trong phát triển nhà ở và tái định cư người dân tại chỗ; không gian mặt đất dành cho cây xanh và các công trình hoạt động công cộng.

Bên cạnh đó, đại biểu Cường đồng tình với đề xuất có hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) nhưng không theo cơ chế trước đây là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, mà thực hiện theo hình thức BT thanh toán bằng vốn đầu tư công.

Theo đó, Nhà nước dùng ngân sách mua công trình, sản phẩm quan trọng theo đơn đặt hàng Nhà nước. Trên thế giới, đã có nhiều tập đoàn lớn ra đời nhờ cơ chế đặt hàng của Chính phủ như Hyundai của Hàn Quốc.

Ông tâm đắc với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép Hà Nội, TP.HCM vay 30 tỷ USD làm đường sắt đô thị.

"Với cơ chế này, chúng ta sẽ có ngành công nghiệp đường sắt trong nước mà không phải đi thuê/mua từng dự án đường sắt như nước ngoài hiện nay; hoặc dự án cầu vượt qua sông Hồng sẽ nhanh chóng hoàn thành không bị chậm trễ như các dự án đầu tư công", ông Cường kỳ vọng.

Ngoài ra, có thể triển khai hình thức BT được thanh toán bằng đất/tài sản được thực hiện theo cơ chế thị trường, trao đổi ngang giá. Đây sẽ là cơ chế tương đương trong Luật Đất đai đang đề xuất.

Phát triển đường sắt đô thị để giảm thiệt hại do tắc đường

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Tô Ái Vang (đoàn tỉnh Sóc Trăng) cũng đồng tình về phát triển đô thị theo mô hình TOD.

Đại biểu Tô Ái Vang cho rằng, việc phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ hội để Hà Nội phát triển đô thị, góp phần giảm tắc đường, tránh cho người dân - doanh nghiệp bị thiệt hại từ nguyên nhân này khoảng 23.300 đến 23.900 tỷ đồng/năm.

Ảnh minh họa
Đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng

"Chính TOD là lối đi, hướng ra để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị", bà Vang nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại biểu đoàn Sóc Trăng cho rằng với mô hình phát triển đô thị mới chưa từng có tại Việt Nam, sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện hàng loạt các mối quan hệ và các xung đột lợi ích của nhiều bên có thể nằm ngoài năng lực vận hành của thiết chế hiện tại như giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính…

Từ thực tiễn TP.HCM đã áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội khóa 15, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nếu xác định TOD là mô hình giao thông mới, được quy định trong Luật Thủ đô thì phải làm rõ mô hình này có sự khác biệt nào so với quy định trong dự thảo Luật Đường bộ và dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Bên cạnh đó, với mô hình TOD, cần có thiết kế mới nào để có thể chuẩn bị đảm bảo đầy đủ hơn nữa cơ sở pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ mới xuất hiện, đảm bảo năng lực quản lý tốt mô hình.

Nhân Hà (t/h)

Tin bài khác
TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

TS. Võ Trí Thành: "Kinh tế tư nhân phải trở thành trụ cột thực sự của nền kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh đã có những phân tích với DNHN về cải cách đột phá để khu vực này bứt phá.
Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luật hóa Nghị quyết 68 “cấp cứu” mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, không có đất thì mọi hỗ trợ khác đều là hình thức. Luật hóa Nghị quyết 68 chính là cách cấp cứu năng lực nội sinh của nền kinh tế.
TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

TS. Võ Trí Thành: "Tiêu dùng là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế"

Theo TS. Võ Trí Thành, Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu khoa học vững chắc để xây dựng chính sách tiêu dùng hiệu quả, trong khi khẩu hiệu lại chiếm ưu thế.
Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Thích ứng nhanh - Chìa khóa để doanh nghiệp Việt vượt thách thức thuế đối ứng

Trong khi chính phủ đàm phán thương mại với Mỹ, doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng kịch bản ứng phó để giảm thiểu rủi ro và duy trì hoạt động ổn định.
Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh là xu hướng không thể đảo ngược

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang khi nói về ứng dụng AI và dữ liệu thông minh- hướng đi tất yếu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả, ra quyết định và tối ưu nguồn lực.
Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tài chính xanh – xu hướng mới định hình chiến lược đầu tư doanh nghiệp

Tín dụng xanh đang trở thành một trong những xu hướng tài chính quan trọng tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dài hạn, chi phí hợp lý nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, hành trình thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức: từ khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, năng lực thẩm định hạn chế, đến rào cản về lãi suất và nhận thức môi trường. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ các nút thắt, hoàn thiện chính sách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Dưới đây là góc nhìn của ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), về triển vọng, khó khăn và giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam.
Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Cảnh báo về sự "lệch pha" giữa tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình

Theo ông Trần Anh Thắng – Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), người tiêu dùng đang dần thắt chặt hầu bao hoặc thiếu niềm tin vào triển vọng thu nhập và thị trường.
Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Mức sinh thấp và già hóa dân số nhanh là bài toán cần lời giải kịp thời của Việt Nam

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang biến chuyển nhanh chóng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Đặc biệt, mức sinh thấp và tốc độ già hóa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho các chính sách dân số. Phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Matt Jackson - Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

PGS.TS Nguyễn Văn Thành: Cần sớm xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng, dài hạn và có định hướng cụ thể

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thành, tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược khoa học công nghệ rõ ràng và dài hạn. Theo đó, Cần xác định các danh mục cụ thể để phát triển tốt lĩnh vực này.
TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường vốn cần thiết kế riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”

Trong cuộc trao đổi với phóng viên DNHN, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho rằng, để thị trường vốn phát huy tốt vai trò hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cần sự đồng hành từ cả tổ chức tài chính và chính bản thân doanh nghiệp.
PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún

PGS. TS Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả ngân sách 3% GDP để phát triển công nghệ, tập trung đúng lĩnh vực trọng yếu, tránh lãng phí nguồn lực và xây dựng nền tảng tự chủ kỹ thuật.
TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

TS. Nguyễn Văn Đính: Gỡ vướng cấp chứng chỉ môi giới là mệnh lệnh thị trường

Theo TS. Nguyễn Văn Đính ngành môi giới đang bị kìm hãm bởi điểm nghẽn tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề, cần tháo gỡ ngay để khơi thông dòng chảy nhân lực thị trường bất động sản .
Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Cải thiện sức mua phải bắt đầu từ thu nhập và khâu phân phối hàng hóa

Muốn phục hồi sức mua bền vững, cần bắt đầu từ việc nâng cao thu nhập cho người lao động, chấn chỉnh hệ thống phân phối hàng hóa, và xử lý triệt để vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Việt Nam có thể thu 50 tỷ USD/năm nhờ nuôi cá biển công nghiệp

Với tiềm năng từ 1 triệu km2 từ diện tích biển, Việt Nam có thể sản xuất 10 triệu tấn cá mỗi năm, tương đương 50 tỷ USD nếu phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa.
TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

TS. Bạch Tân Sinh: “Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, doanh nghiệp cần chủ động đặt đầu bài"

Theo TS. Bạch Tân Sinh, Nghị quyết 57 mở ra cơ hội để doanh nghiệp chủ động đặt đầu bài, định hướng các công trình khoa học-công nghệ phục vụ nhu cầu thực tiễn.