Thứ tư 30/10/2024 08:36
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Doanh nghiệp cần tăng khả năng thích ứng để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu

24/07/2024 17:31
Dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh hiện nay, các xu thế mới tiếp tục khẳng định định hướng ưu tiên đối ngoại của Việt Nam là đúng đắn. Việt Nam là thành viên của nhiều sáng kiến, liên kết khu vực, như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các Hiệp định thương mại tự do... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia quá trình đàm phán một số sáng kiến, hiệp định, như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN - EFTA FTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Isarel (VIFTA). Đây là cơ hội thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng được sâu rộng.

Trong 6 tháng năm 2024, đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt gần 189 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, ở một số mặt hàng trọng điểm ghi nhận kim ngạch xuất khẩu khởi sắc không chỉ xuất phát từ nhu cầu của thị trường mà có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thương mại ở Việt Nam cũng gặp một số thách thức. Dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội.
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội.

Chia sẻ về những yếu tố và giải pháp để doanh nghiệp có thể thích ứng trong môi trường kinh doanh toàn cầu, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội đưa ra 4 đề xuất.

Thứ nhất, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi thích ứng với môi trường quốc tế thì họ phải tìm kiếm và hợp tác những doanh nghiệp mà đã tham gia được vào chuỗi giá trị cung ứng ở khu vực và toàn cầu bởi vì nếu không liên kết hợp tác với những doanh nghiệp như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ không đủ khả năng tài chính, không đủ khả năng con người, về công nghệ, về trình độ thương mại quốc tế để có thể thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Yếu tố thứ 2 để thích ứng là chúng ta phải đầu tư về vốn. Việc này hiện nay tương đối là hạn chế, nhưng Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ cũng đã có nhiều giải pháp để cung ứng các nguồn vốn cho các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để làm sao thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Yếu tố nữa trong việc thích ứng là con người, đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Để có lãnh đạo doanh nghiệp, từ cấp trung đến người lao động mà thích ứng trong thị trường kinh doanh toàn cầu thì phải luôn được đào tạo, nâng cao về kĩ năng, về chuyên môn, về đạo đức để có nhiều thêm các sản phẩm đổi mới sáng tạo thì chắc chắn khả năng thích ứng của các doanh nghiệp sẽ được nâng lên.

Yếu tố cuối cùng là trong các văn bản pháp lý thì chúng ta đã có nhiều hướng dẫn, nhiều quy định cụ thể nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp vẫn phải quan tâm, phải phối hợp với các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền ở cả địa phương, đặc biệt là các sở như Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài chính rồi các hệ thống Ngân hàng nhà nước, các cục thuế để làm sao chúng ta nắm rõ các quy định về mặt pháp lý, tránh trường hợp khi chúng ta được thụ hưởng rồi mà chúng ta lại không thực hiện đúng được các quy định. Điều này dẫn đến việc không được hưởng phần chính sách thỏa đáng và gây thiệt hại trực tiếp cho các doanh nghiệp.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, điều này giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới trong việc mở rộng thị trường và kết nối đối tác. Đứng trước xu hướng phát triển chung của toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên quá trình này cần gắn liền với sự tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ, tuân thủ tiêu chuẩn được đặt ra từ các thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu hướng tới. Với tình hình đó, doanh nghiệp cần có bước chủ động, linh hoạt để đáp ứng một cách phù hợp với nguồn lực nhằm tận dụng các cơ hội từ thị trường quốc tế.

Bên cạnh các hành lang pháp lý để chống đỡ mà Chính phủ đã dành cho doanh nghiệp, theo ông Mạc Quốc Anh, về phía doanh nghiệp, để tránh gặp khó khăn khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế, trước hết là doanh nghiệp phải hết sức chủ động. Chủ động trong tìm kiếm các thông tin, các hành lang pháp lý mà thuận lợi cho bản thân doanh nghiệp của mình, cũng như thuận lợi cho đối tác của mình, trong đó các bên đều phải theo nguyên tắc win-win.

Yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng là cần phải chủ động trong việc phối kết hợp với các cơ quan chức năng. "Doanh nghiệp cần phải chủ động cung cấp thông tin hết sức minh bạch cho các cơ quan chức năng, cho các trung tâm trọng tài quốc tế, cho các đơn vị mà doanh nghiệp kí kết hợp tác để họ hỗ trợ, bảo trợ, rồi tư vấn cho mình về mặt pháp lý. Bởi vì nếu mà doanh nghiệp không chủ động cung cấp thì khi xảy ra phương án xấu sẽ không có phương án thay thế", ông Mạc Quốc Anh nhận định.

Ngoài ra, ông Mạc Quốc Anh cũng đưa ra lời khuyên rằng, các doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp, nhiều phương án khác nhau, đưa ra các kịch bản khác nhau nếu doanh nghiệp có ý định hợp tác kinh tế trên thị trường quốc tế cũng như cả trong nội địa.

Thời gian tới, bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta sẽ phân hóa rất rõ rệt khi các doanh nghiệp thay đổi kịp thời, ứng phó hiệu quả, tận dụng được cơ hội, phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, doanh nghiệp thích nghi chậm hơn sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều thách thức mới khi nhiều quy định siết chặt được đặt ra tại các thị trường mục tiêu. Để vượt qua được giai đoạn đầy khó khăn này, doanh nghiệp nên linh động trong việc lựa chọn đối tác và thị trường mục tiêu, tích cực điều chỉnh chính sách phù hợp đối với các mặt hàng chủ lực. Ngoài ra, việc xanh hóa trong doanh nghiệp cũng nên được quan tâm đúng lúc, trong đó, việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị là nhân tố mang tính sống còn cho doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển bền vững.

Bảo Bảo

Tin bài khác
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng đề xuất áp thuế suất 15% cho doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% cho doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn.
Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Bộ Xây dựng đang xem xét chính sách thuế đối với những cá nhân sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ. Chuyên gia Savills nhận định rằng thuế là công cụ hiệu quả để bình ổn giá nhà và quản lý tài nguyên.
Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng gia tăng và các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tối ưu hóa năng lượng.
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được doanh nghiệp quan tâm.
Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam ước tính 5G sẽ chiếm khoảng 50% thuê bao di động vào năm 2029. Hiện nay, hơn 25% lưu lượng dữ liệu được truyền tải qua 5G.
Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Hiện nay vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai đang được đưa ra bàn thảo nhiều. Việc đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như sự lên tiếng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính về việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai.
Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Trong bối cảnh bất ổn năng lượng, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nên đầu tư vào năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững.
Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.
Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Để tăng cường hiệu quả thu nợ, việc kết hợp nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại, sẽ là yếu tố quyết định thành công trong quản lý thuế của Việt Nam.
"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng thịnh hành, mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 với nhiều điểm mới, cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang mở rộng nhờ vào xu hướng toàn cầu và cam kết quốc tế.
iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

Quý I/2025, sản lượng iPhone 16 có thể tiếp tục giảm mạnh, từ 53-55% so với quý trước, do nhu cầu thay đổi theo mùa và ảnh hưởng của iPhone SE thế hệ thứ 4.