Thứ tư 23/07/2025 01:34
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao phủ cả công chức, viên chức

Tại phiên thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) ngày 7/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị xem xét bổ sung đối tượng công chức, viên chức vào diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), trong bối cảnh bộ máy hành chính Nhà nước đang trong quá trình tinh gọn, sắp xếp lại và nhóm đối tượng này cũng đối diện với nguy cơ mất việc làm.

Công chức, viên chức: Đối tượng lao động có nguy cơ thất nghiệp

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, đoàn tỉnh Quảng Trị đề nghị bổ sung nhóm cán bộ, công chức, viên chức được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng, đoàn tỉnh Quảng Trị đề nghị bổ sung nhóm cán bộ, công chức, viên chức được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, việc bổ sung công chức, viên chức vào diện tham gia BHTN là cần thiết, bởi đây cũng là lực lượng lao động có thể phải thay đổi việc làm trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy. “Luật hiện hành chỉ điều chỉnh đối tượng người lao động, mà chưa tính đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Mỗi lần thực hiện tinh giản biên chế, Chính phủ lại phải ban hành nghị định riêng để xử lý các chính sách phát sinh, điều đó cho thấy sự thiếu đồng bộ trong chính sách an sinh”, ông phân tích.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, đoàn tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quochoi.vn.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, đoàn tỉnh Bình Dương. Ảnh: Quochoi.vn.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) nhấn mạnh: Việc bổ sung công chức, viên chức vào đối tượng tham gia BHTN là hợp lý trong bối cảnh Nhà nước đang hướng đến mô hình hành chính tinh gọn, hiệu quả. Đặc biệt, khi chủ trương bỏ “biên chế suốt đời” được nghiên cứu và áp dụng, nguy cơ mất việc với công chức, viên chức sẽ trở nên hiện hữu nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Việc mở rộng chính sách BHTN sẽ góp phần bảo đảm công bằng trong tiếp cận an sinh xã hội, đồng thời tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, chủ động giữ việc làm. Đây là bước đi chiến lược trong việc bảo vệ người lao động khu vực công trong bối cảnh đổi mới hiện nay”, bà Trân khẳng định.

Những bất cập trong chính sách hiện hành đối với viên chức ngành giáo dục

Liên quan đến đối tượng viên chức, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) cho biết: Theo quy định của dự thảo, viên chức ngành giáo dục – mặc dù công tác lâu năm như công chức – vẫn phải tham gia BHTN bằng cách trích một phần tiền lương, trong khi lại không được hưởng chính sách tương xứng khi nghỉ hưu nếu không rơi vào diện thất nghiệp. Do đó, đại biểu đề nghị không bắt buộc viên chức ngành giáo dục tham gia BHTN, hoặc nếu buộc phải tham gia thì cần có chính sách hỗ trợ tương ứng khi nghỉ hưu mà chưa từng nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất bổ sung một khoản quy định về “quỹ thai sản” trong BHTN, nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động. Cụ thể, thời gian nghỉ thai sản cần được tính là thời gian đóng BHTN – tương tự như cách tính trong bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế – để đảm bảo tính nhất quán giữa ba trụ cột của hệ thống bảo hiểm bắt buộc.

Đề xuất điều chỉnh thời gian và điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa)
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa)

Nhiều đại biểu cũng bày tỏ lo ngại về quy định hiện hành liên quan đến điều kiện và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) cho rằng quy định mỗi 12 tháng đóng bảo hiểm được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó cứ 12 tháng thêm 1 tháng, với tổng thời gian hưởng tối đa 12 tháng là chưa phù hợp với người lao động đã tham gia BHTN trên 12 năm.

Ông đề xuất điều chỉnh theo hướng không giới hạn thời gian hưởng là 12 tháng, mà tính theo tổng thời gian đóng BHTN, cho đến khi người lao động không còn đáp ứng điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 40 của dự thảo luật.

đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu)
đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu)

Tương tự, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng: Điều kiện yêu cầu người lao động phải đóng đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc là tương đối cao, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng linh hoạt và nhiều lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Ông đề xuất giảm điều kiện còn 9 tháng trong 24 tháng, đồng thời tăng mức hưởng trợ cấp từ 60% lên 70% của mức lương bình quân 6 tháng gần nhất, trong giới hạn không vượt quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, đại biểu Hùng cũng kiến nghị cải tiến cách tính thời gian hưởng theo hướng “cứ mỗi 6 tháng đóng thêm thì được cộng thêm 1 tháng trợ cấp”, thay vì 12 tháng như quy định hiện nay, để đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho người lao động đã đóng bảo hiểm nhiều năm.

Phát biểu giải trình tại phiên họp, ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – cho biết: Các nội dung liên quan đến mức đóng, điều kiện hưởng và việc sử dụng kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ tiếp tục được nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng. Trong đó, các ý kiến đề xuất mở rộng đối tượng tham gia BHTN, đặc biệt là nhóm công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hành chính hiện nay, sẽ được quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Tin bài khác
Mức chi bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025–2027 bình quân tối đa 1,28%

Mức chi bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025–2027 bình quân tối đa 1,28%

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 89/2025/UBTVQH15 về mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027.
Trung tâm DVVL Nghệ An trên hành trình 30 năm thực hiện sứ mệnh cầu nối hữu ích giữa nhà tuyển dụng với người lao động

Trung tâm DVVL Nghệ An trên hành trình 30 năm thực hiện sứ mệnh cầu nối hữu ích giữa nhà tuyển dụng với người lao động

Trên hành trình 30 năm thực hiện sứ mệnh của mình, Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An không chỉ trở thành “địa chỉ vàng” kết nối cung – cầu hữu ích, mà còn là “điểm tựa” cho người lao động thụ hưởng BHTN…
Đà Nẵng: Thúc đẩy đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp

Đà Nẵng: Thúc đẩy đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp

Hai trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Cao đẳng Nghề Đà Nẵng vừa sáp nhập thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng, nhằm thúc đẩy đa dạng hóa mảng đào tạo nghề và nhân lực trên địa bàn.
Thị trường lao động nửa đầu năm: Hơn 875.000 lượt người được giới thiệu việc làm

Thị trường lao động nửa đầu năm: Hơn 875.000 lượt người được giới thiệu việc làm

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, thị trường lao động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực, với tổng số lao động có việc làm đạt khoảng 52 triệu người, chiếm gần 98% lực lượng lao động đang tham gia thị trường.
TP. Hồ Chí Minh cần hơn 90.000 nhân sự trong quý III/2025

TP. Hồ Chí Minh cần hơn 90.000 nhân sự trong quý III/2025

Thị trường lao động tại TP. Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn sôi động, với hơn 90.000 vị trí việc làm cần tuyển chỉ trong quý III/2025. Dù số người nhận trợ cấp thất nghiệp vẫn cao, nhưng các chỉ số phục hồi và chuyển dịch lao động đều cho thấy xu hướng tích cực sau sáp nhập địa giới hành chính.
Quý II/2025: Thu nhập bình quân giảm nhưng thị trường lao động vẫn phục hồi

Quý II/2025: Thu nhập bình quân giảm nhưng thị trường lao động vẫn phục hồi

Bức tranh lao động – việc làm quý II/2025 tại Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với lực lượng lao động và số người có việc làm tiếp tục gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người lao động lại giảm nhẹ so với quý đầu năm.
Thị trường lao động ở khu vực tư nhân Mỹ co lại sau hơn hai năm

Thị trường lao động ở khu vực tư nhân Mỹ co lại sau hơn hai năm

Suy giảm bất ngờ trong tuyển dụng khu vực tư nhân tháng 6/2025 đang làm gia tăng lo ngại về khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ, buộc giới đầu tư điều chỉnh lại kỳ vọng lãi suất, bất chấp những tín hiệu tích cực từ mặt trận thương mại quốc tế.
6 tháng đầu năm 2025: Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng đạt 57,4%

6 tháng đầu năm 2025: Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng đạt 57,4%

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, trong đó có 25.617 lao động nữ.
Luật Việc làm (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi, tăng độ bao phủ bảo hiểm thất nghiệp

Luật Việc làm (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi, tăng độ bao phủ bảo hiểm thất nghiệp

Luật Việc làm (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra bước tiến quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bắc Kạn đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Gắn kết doanh nghiệp với pháp luật lao động

Bắc Kạn đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Gắn kết doanh nghiệp với pháp luật lao động

Trung tâm Dịch vụ việc làm Bắc Kạn tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật về lao động và bảo hiểm thất nghiệp tại huyện Chợ Đồn, thu hút đông đảo doanh nghiệp và người sử dụng lao động tham dự, góp phần xây dựng môi trường lao động ổn định và nâng cao hiệu quả chính sách an sinh xã hội.
Thị trường việc làm sau đại học: “Chim hoàng yến” trong mỏ than AI

Thị trường việc làm sau đại học: “Chim hoàng yến” trong mỏ than AI

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) tái định hình thế giới việc làm, những vị trí cấp đầu vào đang dần biến mất ngay trước khi sinh viên tốt nghiệp có cơ hội bước chân vào nấc thang đầu tiên trong sự nghiệp, theo Ella Robertson McKay - Giám đốc điều hành của One Young World.
Đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn tạo việc làm với lãi suất ưu đãi

Đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn tạo việc làm với lãi suất ưu đãi

Chiều 4/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Một trong những điểm nổi bật được thống nhất là giao Chính phủ quyền quyết định mở rộng đối tượng được vay vốn chính sách với lãi suất thấp nhằm hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cũng như hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Xuất khẩu lao động 2025: Nhật Bản dẫn đầu, châu Âu hé mở cơ hội thu nhập cao

Xuất khẩu lao động 2025: Nhật Bản dẫn đầu, châu Âu hé mở cơ hội thu nhập cao

Trong 5 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực khi đã đạt gần 50% kế hoạch năm, cho thấy nhu cầu thị trường lao động quốc tế với nguồn nhân lực Việt vẫn ở mức cao.
TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, đẩy mạnh kết nối người lao động với doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực giảm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, đẩy mạnh kết nối người lao động với doanh nghiệp

Trong 5 tháng đầu năm 2025, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận số lượng hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số và tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ người lao động sớm quay lại thị trường.
Thị trường lao động Đồng Nai: Gần 20.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thị trường lao động Đồng Nai: Gần 20.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp

Từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh Đồng Nai ghi nhận gần 20.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp vẫn rất lớn nhưng kết quả tuyển dụng lại hạn chế, phản ánh những bất cập và thách thức rõ nét trên thị trường lao động địa phương.