"Cuộc đua" bay vào vũ trụ của các công ty châu Á bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine

11:46 16/03/2022

Nhật Bản và Hàn Quốc đang cố gắng tìm giải pháp thay thế cho các dịch vụ phóng vào vũ trụ từ Soyuz của Nga, động thái này diễn ra khi các nước châu Á phải xoay mình để đối phó với những ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Trạm Vũ trụ Quốc tế, cập bến với phi hành đoàn Soyuz MS-19, quay quanh Trái đất vào tháng 12 năm 2021. © NASA / AP

Tàu vũ trụ Soyuz MS-19 cập bến khi tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS vào tháng 12 năm 2021. Ảnh: NASA / AP.

Các nhà khai thác vệ tinh đang cố gắng loại bỏ các dịch vụ phóng vào vệ tinh của Nga vốn có mức chi phí rẻ và đáng tin cậy. Với các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, bao gồm lệnh cấm thanh toán xuyên biên giới và những tổn hại tiềm tàng về danh tiếng, việc kinh doanh với Nga trở nên quá rủi ro đối với họ. Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc đang cố gắng duy trì quan điểm hợp tác không gian với Nga ở mức trung bình. 

Synspective, một công ty khởi nghiệp không gian có trụ sở tại Tokyo, đã lên kế hoạch phóng vệ tinh radar bằng tên lửa Soyuz vào khoảng tháng 9 nhưng kế hoạch này hiện đang gặp chút ngờ vực. Người phát ngôn của công ty nhấn mạnh rằng Synspective hiện đã có thêm hai phương tiện phóng nhờ việc ký kết hợp động với nhà cung cấp thiết bị phóng của Mỹ là Rocket Lab. Động thái này cho thấy rằng công ty Nhật Bản có thể chuyển đổi sang phương án khác nếu cần. Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo đã phóng hai vệ tinh lên tên lửa Electron của Rocket Lab vào đầu tháng này và vào tháng 12 năm 2021.

Đối với các công ty khởi nghiệp không gian như Synspective, sự chậm trễ lớn của các dự án là nguyên nhân gây ra sự trì hoàn trong việc thu hút và giữ chân các nhà đầu tư. 

Một nhà điều hành chòm sao vệ tinh khác, Axelspace có trụ sở tại Tokyo, đã lên kế hoạch gửi bốn vệ tinh hình ảnh quang học bằng một tên lửa Soyuz trong quý IV năm nay. Họ cho biết mưới đây trong một tuyên bố rằng: "Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình hiện tại và xem xét tất cả các khả năng".

"Các nhà khai thác vệ tinh Nhật Bản sẽ xem xét các lựa chọn khác bên ngoài Nga để phóng vệ tinh của họ", Shigeki Kuzuoka, người điều hành công ty tư vấn không gian và đứng đầu văn phòng Euroconsult tại Nhật Bản dự đoán. Một số thậm chí có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ từ Trung Quốc, hiện các công ty Trung Quốc đang muốn tạo dựng chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản. 

Một tên lửa SpaceX Falcon 9 cất cánh từ Cape Canaveral, Florida, ở Mỹ, vào tháng 1 năm 2022. © AP
Một tên lửa SpaceX Falcon 9 cất cánh từ Cape Canaveral, Florida, ở Mỹ, vào tháng 1 năm 2022. Ảnh: AP.

Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Vệ tinh đa năng Arirang 6 của họ được lên kế hoạch phóng từ Nga vào nửa cuối năm nay, nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Nga có cho phép dự án được tiến hành hay không.

Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc, cơ quan không gian của Hàn Quốc, cho biết họ có thể hủy hợp đồng với Nga trong trường hợp xấu nhất và tìm các giải pháp thay thế như SpaceX ở Mỹ và Arianespace ở châu Âu. Người phát ngôn của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc cho biết: "Thật khó để dự đoán vào lúc này. Chúng tôi đang cố gắng theo dõi những diễn biến ở Nga".

Moscow đang sử dụng ảnh hưởng của mình trong ngành công nghiệp vũ trụ để chống lại các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga đã chặn OneWeb (công ty truyền thông nhằm mục đích xây dựng các dịch vụ Internet vệ tinh băng thông rộng) của Vương quốc Anh sử dụng tên lửa Soyuz của mình để phóng vệ tinh. Cơ quan vũ trụ Nga cũng rút khỏi dịch vụ phóng thương mại chung do hãng này vận hành với Arianespace của Pháp.

Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga, Dmitry Rogozin, đã đe dọa ngừng hợp tác trong hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế, khiến Nhật Bản lo ngại về các dự án khoa học khác nhau.

Soyuz đã cung cấp một phương án phóng giá rẻ và đáng tin cậy cho Nhật Bản. Minh chứng của việc này là tỷ phú Yusaku Maezawa đã trở thành công dân Nhật Bản đầu tiên đến thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế trên một tên lửa Soyuz vào tháng 12, một chuyến đi do công ty du lịch Space Adventures có trụ sở tại Virginia sắp xếp. Vào ngày 27 tháng 2, Maezawa đã đăng tải trên twitter rằng anh ấy có "cảm xúc lẫn lộn" về việc đã đi du lịch trên tàu Soyuz sau cuộc xung đột của Nga.

Tỷ phú Yusaku Maezawa đã trở thành công dân tư nhân Nhật Bản đầu tiên đến thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế trên một tên lửa Soyuz vào tháng 12 năm ngoái. (Ảnh chụp màn hình từ tài khoản Twitter của Yusaku Maezawa)
Tỷ phú Yusaku Maezawa đã trở thành công dân Nhật Bản đầu tiên đến thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế trên một tên lửa Soyuz vào tháng 12 năm ngoái. (Ảnh chụp màn hình từ tài khoản Twitter của Yusaku Maezawa).

Sự cô lập của Soyuz đến vào một thời điểm không mấy thuận tiện. Tên lửa H-2A của Nhật Bản đến từ Mitsubishi Heavy Industries, đang bị loại bỏ dần và thay thế bằng chiếc H3 mới, mạnh mẽ hơn. Chiếc mới được thiết kế để ra mắt thường xuyên hơn, từ 6 đến 12 lần một năm, tăng so với 3 lần hiện tại. Nhưng vào tháng 1, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thông báo chuyến bay đầu tiên của H3 sẽ bị hoãn sau tháng Ba.

Mitsubishi Heavy thừa nhận rằng họ đang nhận được yêu cầu từ các nhà khai thác vệ tinh như OneWeb về việc nhận trợ giúp với các vụ phóng.

H3 đang được phát triển bởi JAXA. Akitaka Kishi, người phát ngôn của JAXA cho biết: “Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để thực hiện đợt ra mắt đầu tiên càng sớm càng tốt. Theo kế hoạch ban đầu, H3 được cho là sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020 và thay thế hoàn toàn H2A vào năm 2025.

"Chúng tôi mong muốn thực hiện kế hoạch đúng theo dự đinh, nhưng không thể hy sinh độ tin cậy của tên lửa cho điều đó", ông nói thêm.

Kishi cũng nói rằng kế hoạch ra mắt phải được quyết định thông qua các cuộc đàm phán với các cơ quan chính phủ và không rõ Soyuz sẽ không hoạt động nữa trong bao lâu.

Hiroaki Akiyama, giáo sư tại Đại học Wakayama, người đã phục vụ trong ban chính sách không gian của chính phủ, chỉ ra rằng: “Nhật Bản đã và đang nỗ lực duy trì quyền tiếp cận không gian tự trị như một ưu tiên chính sách hàng đầu kể từ năm 2010. Có thể có vấn đề trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, Nhật Bản có thể sống mà không cần có các dịch vụ phóng của Nga".

H3 đang được phát triển bởi Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản. (Ảnh: JAXA)
H3 đang được phát triển bởi Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản. (Ảnh: JAXA).

Trung Quốc vẫn giữ im lặng về tương lai hợp tác không gian của họ với Nga. Năm ngoái, hai nước cho biết họ sẽ cùng nhau phát triển một trạm nghiên cứu không người lái trên bề mặt Mặt trăng vào năm 2035. 

Ấn Độ và Nga đã hợp tác trong nhiều thập kỷ về việc sử dụng hòa bình ngoài không gian, bao gồm phóng vệ tinh, hệ thống định vị GLONASS và viễn thám. Nga cũng đang hỗ trợ sứ mệnh bay vào vũ trụ của Ấn Độ. Gaganyaan (một tàu vũ trụ quỹ đạo do phi hành đoàn của Ấn Độ) dự kiến ​​sẽ khởi động vào năm 2023. Bốn phi hành gia Ấn Độ lọt vào danh sách đã hoàn thành khóa huấn luyện ở Nga vào tháng 3 năm ngoái.

Một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác không gian song phương cũng đã được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ vào tháng 12 để dự hội nghị thượng đỉnh thường niên với Thủ tướng Narendra Modi.

Với quan hệ quốc phòng và quan hệ chiến lược lâu đời với Nga, Ấn Độ đã kiềm chế không lên án thẳng tay với Moscow về cuộc xung đột với Ukraine. Họ cũng đã bỏ phiếu trắng trong các phiếu bầu quan trọng của Liên hợp quốc về cuộc khủng hoảng, thay vào đó kêu gọi ngừng ngay lập tức bạo lực và quay trở lại đối thoại.

Hiện tại, vẫn chưa rõ sự hợp tác trong không gian giữa hai bên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào saucuộc xung đột Nga-Ukraine.

"Vẫn còn quá sớm để nói rằng quan hệ hợp tác vũ trụ giữa Ấn Độ và Nga sẽ bị ảnh hưởng, vì chúng tôi cần phải nghiên cứu mức độ rộng và xa của các lệnh trừng phạt chống lại Moscow", Pankaj Jha, giáo sư nghiên cứu chiến lược và quốc phòng tại Đại học Toàn cầu OP Jindal, nói với trang tin Nikkei Asia. 

Bảo Bảo