Thứ tư 16/04/2025 06:42
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025

15/04/2025 10:40
"Cuộc chiến thuế quan" toàn cầu đang đẩy ngành hàng xa xỉ vào suy thoái, xóa tan kỳ vọng phục hồi chi tiêu tại Mỹ và Trung Quốc, hai thị trường trọng điểm, trong năm 2025.
“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025
“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025 (Ảnh: Financial Times).

Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump đang phủ bóng đen lên ngành hàng xa xỉ toàn cầu, khiến kỳ vọng phục hồi tiêu dùng trong năm 2025 dần tan biến.

Sự bất định về thuế quan, cộng với lo ngại suy thoái kinh tế, đang đẩy ngành túi xách hàng hiệu, đồng hồ cao cấp và thời trang xa xỉ rơi vào tình trạng sụt giảm doanh thu nghiêm trọng tại hai thị trường then chốt là Mỹ và Trung Quốc.

Niềm tin tiêu dùng lung lay, doanh thu ngành xa xỉ sụt giảm

Hãng phân tích Bernstein dự báo doanh thu ngành hàng xa xỉ toàn cầu sẽ giảm 2% trong năm 2025, đảo chiều so với dự báo trước đó là tăng 5%. Các chuyên gia cho rằng nếu có sự phục hồi, thì phải chờ đến năm 2026.

Nguyên nhân chính đến từ làn sóng bất ổn kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại. Dù Mỹ vừa tạm hoãn áp thuế đối với một số công ty công nghệ, việc tuyên bố áp thuế riêng với hàng điện tử tiêu dùng đã khiến giới doanh nghiệp khó đánh giá được tác động thực tế lên từng lĩnh vực.

Một chuyên gia nhận định phần lớn thiệt hại đã xảy ra, và chính sự bất định trong chính sách mới là liều thuốc độc với tâm lý người tiêu dùng – yếu tố sống còn đối với ngành hàng xa xỉ.

Tập đoàn LVMH – ông lớn trong ngành xa xỉ, dự kiến doanh số mảng thời trang và đồ da sẽ giảm 1% trong quý I/2025, trong khi tổng doanh thu đi ngang so với cùng kỳ. Dù Chủ tịch của hãng, tỷ phú Bernard Arnault, từng bày tỏ lạc quan về thị trường Mỹ và cân nhắc mở rộng sản xuất tại đây, tình hình hiện tại đang chứng minh điều ngược lại.

Hệ quả rõ rệt từ căng thẳng Mỹ - Trung

Trung Quốc – thị trường tăng trưởng quan trọng bậc nhất với các thương hiệu xa xỉ – đang áp dụng mức thuế nhập khẩu hàng Mỹ lên đến 125%, trong khi Washington đánh thuế 145% lên hàng Trung Quốc. Hàng xa xỉ sản xuất từ Pháp, Ý và Thụy Sĩ cũng không thoát khỏi đòn trừng phạt thuế quan, với mức thuế hiện tại là 10% tại Hoa Kỳ.

Một số doanh nghiệp tiết lộ đã phải điều chỉnh mức thuế lên hàng xuất sang Mỹ tới ba lần chỉ trong chưa đầy một tuần. “Một khi niềm tin bị tổn hại thì rất khó lấy lại… mà sự bất định chính là liều thuốc độc với tâm lý người tiêu dùng”, một giám đốc điều hành chia sẻ.

Dù chi phí thuế vẫn có thể bù đắp bằng việc điều chỉnh giá bán, giới phân tích cho rằng tổn thất lớn nhất là sự suy giảm lòng tin – trong khi tinh thần lạc quan là yếu tố thiết yếu để thúc đẩy hành vi chi tiêu xa xỉ.

Chuyên gia phân tích Luca Solca của Bernstein nhận định: “Không thể coi những gì vừa diễn ra chỉ như một cơn ác mộng tạm thời. Tổn thất về thị trường tài chính và nền kinh tế là có thật, do hệ quả của các tuyên bố chính sách bất nhất. Bất ổn hiện là yếu tố chủ đạo – và đây luôn là bối cảnh thuận lợi cho một cuộc suy thoái”.

Không chỉ người tiêu dùng trung lưu thắt chặt hầu bao sau đại dịch, làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán từ đầu năm cũng khiến tầng lớp giàu có trở nên dè dặt. Chủ tịch mảng thời trang của hãng Chanel – Bruno Pavlovsky – từng nhận định doanh số bán lẻ có thể dự đoán được phần nào thông qua diễn biến trên thị trường tài chính.

Triển vọng trái chiều giữa các “ông lớn”

Theo ngân hàng HSBC, ngành hàng xa xỉ nhiều khả năng chỉ đạt mức doanh số đi ngang trong năm 2025, thay vì tăng trưởng như kỳ vọng trước đây. Báo cáo của ngân hàng này cho biết họ đã rút lại quan điểm lạc quan từng đưa ra vào cuối năm 2024, do các rủi ro như tài sản bốc hơi, sức mua bị ảnh hưởng và tâm lý chi tiêu suy giảm rõ rệt tại Mỹ.

Còn ở Trung Quốc, kỳ vọng phục hồi sau năm 2024 cũng đã mờ nhạt dần. Tuy vậy, Hermès – chủ sở hữu thương hiệu túi Birkin – vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng 8% trong quý I/2025, vượt trội so với các đối thủ cùng ngành.

Ở chiều ngược lại, hãng Kering – công ty mẹ của Gucci – lại đứng trước nhiều khó khăn. Barclays ước tính doanh số của Gucci có thể giảm tới 25% trong quý I/2025, còn Bernstein cho rằng khả năng đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của Kering trong năm nay là “rất khó”.

Tình trạng bất ổn thương mại, cộng với triển vọng kinh tế u ám, đang tạo ra áp lực chưa từng có cho ngành hàng xa xỉ. Trong một lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào cảm xúc và niềm tin, những biến động chính trị và tài chính như hiện nay có thể khiến ngay cả những thương hiệu lớn nhất cũng phải chật vật để giữ chân khách hàng.

Khi người tiêu dùng giàu có bắt đầu đắn đo trước mỗi quyết định mua sắm, những chiếc túi đắt đỏ hay những chai champagne cao cấp có thể sẽ không còn là lựa chọn dễ dàng trong năm 2025.

Tin bài khác
Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Đầu tư từ sớm có thể giúp phụ nữ tận dụng lợi thế từ sự tăng trưởng của thị trường và chuẩn bị tốt hơn cho sự độc lập tài chính.
Tiến Nông tiên phong chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững

Tiến Nông tiên phong chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững

Việc các doanh nghiệp phân bón sản xuất các sản phẩm hướng đến phát triển bền vững sẽ tác động đến tập quán canh tác của nông dân, tạo động lực chuyển đổi sang nông nghiệp xanh, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, gia tăng hiệu quả kinh tế. Trong lĩnh vực này, Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông đã và đang tiên phong chuyển đổi sản xuất theo xu hướng kinh tế tuần hoàn từ nhiều năm nay.
Khởi động cuộc thi marketing dành cho sinh viên - Road to Marcom 2025

Khởi động cuộc thi marketing dành cho sinh viên - Road to Marcom 2025

Road to Marcom 2025 được tổ chức nhằm mục đích tạo ra sân chơi mang tính học thuật, chuyên môn cao về marketing nói chung và marketing về ngành chăm sóc sức khỏe nói riêng.
Khởi nghiệp độc lập - hành trình nhiều thách thức

Khởi nghiệp độc lập - hành trình nhiều thách thức

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp “đơn độc” – không đồng sáng lập, không nhân viên, chỉ với sự hỗ trợ từ các công cụ số và trí tuệ nhân tạo. Nhưng liệu hành trình một mình này có dễ dẫn tới thành công?
Doanh nghiệp “miễn nhiễm” với chính sách thuế của Mỹ

Doanh nghiệp “miễn nhiễm” với chính sách thuế của Mỹ

Bất chấp căng thẳng thuế quan từ Mỹ, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp Việt vẫn “sống khỏe”, thậm chí còn hưởng lợi nhờ chiến lược xuất khẩu linh hoạt và thị trường đầu ra ổn định.
Bộ Công Thương "chốt" khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương "chốt" khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Quyết định về khung giá phát điện có hiệu lực kể từ ngày ký, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đàm phán giá mua bán điện giữa các nhà đầu tư nhà máy điện mặt trời và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ siêu thị Hàn Quốc

Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ siêu thị Hàn Quốc

Ngày 10/4/2025, trái bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại siêu thị Lotte Mart, đánh dấu bước tiến mới trong xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc.
Muốn thành công như Warren Buffett? Hãy chọn đúng người để đồng hành

Muốn thành công như Warren Buffett? Hãy chọn đúng người để đồng hành

Warren Buffett không sinh ra trong nhung lụa. Ông không thừa kế tài sản, cũng chẳng nhờ vào vận may. Trước tuổi 32, ông đã trở thành triệu phú tự thân – và bí quyết, theo chính Buffett, lại cực kỳ đơn giản: Chọn đúng người để đi cùng.
Giữ gìn nét văn hóa "ngọt ngào" trong thời điểm khó khăn

Giữ gìn nét văn hóa "ngọt ngào" trong thời điểm khó khăn

Từ những câu slogan vui nhộn đến các chương trình hỗ trợ nhân viên độc đáo, Innocent Drinks – thương hiệu sinh tố nổi tiếng tại Anh - đã cho thấy cách một doanh nghiệp có thể giữ vững tinh thần lạc quan ngay cả trong thời kỳ khó khăn tài chính. Câu chuyện của Innocent là minh chứng cho sức mạnh của sự vui vẻ, lòng kiên trì và chiến lược nhân sự nhân văn trong hành trình phát triển thương hiệu và nuôi dưỡng nguồn nhân lực.
Gam màu sáng – tối từ bức tranh lợi nhuận ngành thép, xi măng, gạch ốp lát

Gam màu sáng – tối từ bức tranh lợi nhuận ngành thép, xi măng, gạch ốp lát

Các chuyên gia kỳ vọng trong năm 2025, lợi nhuận của các công ty thép, ty xi măng và gạch ốp lát sẽ khởi sắc nhờ nhu cầu xây dựng gia tăng từ các dự án hạ tầng và nhà ở mới.
Trung bình giá – Chiến lược đầu tư hay cái bẫy ngọt ngào?

Trung bình giá – Chiến lược đầu tư hay cái bẫy ngọt ngào?

Trong đầu tư, sự kiên định và kỷ luật là nền tảng bền vững. Hãy để trung bình giá là một phần trong chiến lược tổng thể – không phải chiếc phao cuối cùng trong cơn hoảng loạn.
Đa dạng chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa năm 2025

Đa dạng chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa năm 2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04/4/2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Thị trường Việt Nam "đón" thủy sản tươi sống từ Vương quốc Anh

Thị trường Việt Nam "đón" thủy sản tươi sống từ Vương quốc Anh

Việt Nam đã chính thức cho phép Vương quốc Anh xuất khẩu thủy sản tươi sống vào thị trường với giá trị ước tính đạt 20 triệu bảng Anh trong vòng 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/4/2025.
Tổng Giám đốc Kiểm toán ASCO: Chuyển đổi hộ kinh doanh, mở lối phát triển bền vững

Tổng Giám đốc Kiểm toán ASCO: Chuyển đổi hộ kinh doanh, mở lối phát triển bền vững

Theo ông Nguyễn Thanh Khiết, Tổng Giám đốc Hãng Kiểm toán và Định giá ASCO, Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ mở ra cơ hội cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Tạo động lực đổi mới, giảm áp lực chi phí cản trở “AI hóa” cho doanh nghiệp

Tạo động lực đổi mới, giảm áp lực chi phí cản trở “AI hóa” cho doanh nghiệp

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra bước ngoặt lớn trong ngành sản xuất, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất và giảm chi phí. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng, việc triển khai công nghệ này tại Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức, từ hạ tầng dữ liệu, nhân lực đến chi phí đầu tư ban đầu.