Thứ bảy 23/11/2024 19:22
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chồng chéo, xung đột pháp luật: Bài toán khó cần được xử lý

12/10/2020 00:00
Tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, ngày 5/8.

Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm với nhiều ý kiến thành viên Chính phủ đề cập tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật ngày 5/8. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng là nội dung đầu tiên được thảo luận tại phiên họp với thời gian thảo luận dài nhất.

Vấn đề lớn cản trở sự phát triển

Các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng và nhiều vị "tư lệnh" các ngành giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, công thương, y tế… và đại diện các Ủy ban của Quốc hội đều nhận định tình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật là vấn đề lớn, cản trở sự phát triển hiện nay.

Cho rằng thực tế có tình trạng các luật mâu thuẫn, không biết áp dụng theo luật nào, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị, khi có sự xung đột giữa các luật thì trách nhiệm của Chính phủ là trình Quốc hội có Nghị quyết xác định chọn áp dụng luật.

Là cơ quan trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định, các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường chưa được quy định thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đầu tư và các Luật có liên quan đã dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý, cơ quan thẩm định, phê duyệt, đồng thời không có sự kế thừa, công nhận kết quả của nhau.

Đồng thời, một số quy định của Luật Doanh nghiệp không tương thích với sự thay đổi của pháp luật có liên quan hoặc không còn phù hợp với thực tiễn mới phát sinh (như sự không tương thích giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh về thủ tục thông báo cho cơ quan cạnh tranh trong trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập công ty).

Một ví dụ khác được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhắc tới, đó là xung đột giữa Luật Đầu tư và Luật Dầu khí trong triển khai các dự án dầu khí.

Trên thực tế, nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã quy định đối với 02 trường hợp: (1) “các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”;

(2) “các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”.

Tuy nhiên, thời gian qua đã xảy ra nhiều vướng mắc trong việc áp dụng giữa luật chung và luật chuyên ngành khi thực hiện theo các nguyên tắc này. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định tại Điều 156 không hợp lý, vì về nguyên tắc quy định pháp luật khi chưa bị bãi bỏ bởi một cơ quan có thẩm quyền với một hình thức phù hợp (theo Điều 12 Luật hiện hành) thì quy định đó đương nhiên vẫn còn hiệu lực pháp luật.

Dự thảo Luật chưa đề cập đến sửa đổi các nội dung này, do đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi phù hợp để khắc phục các bất cập này, bảo đảm sự phù hợp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Cũng tại cuộc họp, nhiều ý kiến đặt vấn đề, thế nào là luật chung, luật chuyên ngành, đây cũng là nội dung chưa được làm rõ, cần giải quyết để áp dụng pháp luật được thông suốt, thống nhất.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, các nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 156 đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trên thực tế, phá vỡ nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành được quy định tại một số luật khác như Luật Các tổ chức tín dụng. Như vậy, trong trường hợp các luật có cùng quy định về một vấn đề thì luật ban hành sau sẽ được áp dụng, bất kể là vấn đề này đã được luật ban hành trước đã có quy định ưu tiên áp dụng theo luật chuyên ngành.

Cũng theo Thống đốc, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định về thứ bậc hiệu lực của các loại văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, cần đề nghị bổ sung rõ quy định thứ bậc hiệu lực của các loại văn bản.

Không cắt khúc trong quá trình xây dựng luật

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng tình trạng chồng chéo, xung đột của rất nhiều các quy định pháp luật là một trong những bất cập lớn được các địa phương và doanh nghiệp phản ánh hiện nay. Điển hình nhất là sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật với nhau, giữa luật chung và luật chuyên ngành, giữa văn bản hướng dẫn luật này và văn bản hướng dẫn luật khác.

“Tuần trước, chúng tôi đã có báo cáo nhanh gửi Thủ tướng Chính phủ về 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu. Trong thời gian từ giờ đến cuối năm, chúng tôi sẽ tiếp tục tập hợp và thống kê hệ thống hoá các điểm chồng chéo, xung đột giữa các văn bản pháp luật và sẽ có báo cáo với Thủ tướng, với Chính phủ vào tháng 12 tới”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho hay.

Một số điểm xung đột, chồng chéo điển hình được VCCI nhắc tới là xung đột về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở; xung đột về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong dự án có sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất giữa Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và Luật Đất đai; xung đột về thủ tục giới thiệu địa điểm đầu tư, địa điểm xây dựng giữa Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư…

Cùng với đó là không thống nhất về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai; không tương thích về quyền cho thuê tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự; khác nhau về trình tự, thủ tục đầu tư dự án quy mô 5000 tỷ đồng trở lên giữa Luật Đầu tư, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Xây dựng; không thống nhất về lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế, dự toán giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu…

Việc xung đột, chồng chéo này tác động lớn đến các dự án đầu tư, không rõ các trình tự để thực hiện các thủ tục cũng như không rõ quan hệ của các đạo luật, được so sánh như câu chuyện "con gà hay quả trứng có trước". Điều này gây ra nhiều hệ quả lớn, làm mất thời gian, lỡ cơ hội đầu tư, làm tăng chi phí và rủi ro đối với hoạt động kinh doanh.

“Khi làm thủ tục, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, đi lại mất nhiều thời gian, nộp nhiều loại hồ sơ giống nhau cho các cơ quan nhà nước khác nhau. Chi phí giao dịch rất tốn kém. Trong quá trình thực thi, doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra từ các cơ quan khác nhau nhưng lại có nội dung trùng nhau. Không chỉ các dự án luôn đối mặt với tình trạng đình trệ, phát sinh chi phí mà rủi ro nhất đối với doanh nghiệp là nguy cơ vi phạm pháp luật. Nhiều trường hợp doanh nghiệp không biết phải thực hiện theo quy định nào, thực hiện quy định này thì lại vi phạm quy định kia”, ông Vũ Tiến Lộc nói.

Kết luận về nội dung này, trước tình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật, giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, xử lý, hoàn thiện.

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của Chính phủ là cơ quan hoạch định chính sách quốc gia, có trách nhiệm bảo vệ chính sách do mình xây dựng trước Quốc hội để bảo đảm phù hợp với thực tiễn quản lý điều hành trong việc soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện cho đến khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự án luật, pháp luật do Chính phủ trình.

Việc này tạo cơ chế để từng bộ trưởng, thành viên Chính phủ khi được giao chủ trì dự án luật phải đề cao trách nhiệm, theo sát đến cùng cho đến khi Quốc hội thông qua, bảo đảm tính hệ thống, thông suốt, không cắt khúc trong quá trình xây dựng luật.

Khẳng định Chính phủ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng thể chế pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ trưởng phải tập trung cho công tác này, đây là nền tảng quan trọng cho chỉ đạo điều hành. Nâng cao trách nhiệm, chất lượng văn bản, phân công hợp lý hơn, phối hợp chặt chẽ hơn trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, tránh tình trạng “giữa đường đổi vai”.

Hà Chính

Tin bài khác
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.
Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các doanh nghiệp Việt chia sẻ chiến lược và đề xuất về cơ chế chính sách, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.