Động cơ tăng trưởng của Việt Nam hiện nay đang dựa chủ yếu vào tầng lớp trung lưu trẻ và đang phát triển, một loạt các hiệp định thương mại tự do cũng như ngành công nghiệp sản xuất bùng nổ. Các doanh nghiệp từ Google đến Crate & Barrel Holdings đang xếp hàng để được đầu tư khi các chuỗi cung ứng đồng loạt di cư từ Trung Quốc - nơi đóng vai trò là công xưởng thế giới trong gần hai thập kỷ - sang Việt Nam.
Nhưng Việt Nam đang bắt đầu bị quá tải. Cảng và đường bị tắc nghẽn, bất động sản và tiền lương bắt đầu tăng, một số container bị đình trệ trên vùng biển. Bloomberg cho biết, nếu Việt Nam không thể đẩy nhanh tiến độ trong việc thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng, thì Việt Nam sẽ có nguy cơ mất đi vị thế sản xuất đã thu hút rất nhiều nhà sản xuất.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân tăng 6,3% lên 12 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, với số lượng dự án đăng ký mới tăng 25% đến 2.406.
Cơ sở hạ tầng là thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là tại về cảng. Theo số liệu của Trung Quốc, nước này chiếm 6 trong số 10 cảng hàng đầu về lưu lượng container trên thế giới - bao gồm Thượng Hải ở vị trí số 1 - trong khi hai cảng lớn nhất của Việt Nam là cảng biển Hồ Chí Minh và Cái Mép, chỉ xếp thứ 25 và số 50, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg Intelligence (BI).
Việt Nam cũng chỉ tiếm 2,5% lượng container toàn cầu trong năm 2017, so với 40% đối với Trung Quốc. Năng lực vận chuyển container sẽ cần tăng trưởng gần gấp đôi tốc độ 10% -12% của thập kỷ trước, cũng như gấp bội trong các hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hóa của bên thứ ba để theo kịp nhu cầu mới, nghiên cứu từ BI cho thấy.
Khi Tổng thống Donald Trump gián tiếp đưa Việt Nam trở thành một ứng cử viên cho sự thay đổi sản xuất từ Trung Quốc, chính phủ ước tính sẽ tốn khoảng 80 - 100 nghìn tỷ VND (3,44- 4,31 tỷ USD) để phát triển hệ thống cảng. Các giao dịch lớn - xung quanh các cổng mới hoặc các cổng cũ được cải tạo - vẫn đang trì trệ.
Sự tắc nghẽn tại các cảng có nghĩa là chi phí tồn kho tăng và dây chuyền sản xuất ít đa dạng hơn, giao thương sẽ bị giới hạn ở những hàng hóa không quá nhạy cảm với thời gian, theo phân tích BI.
Việt Nam phải làm gì? Đầu tư thêm cho kho, cảng biển, nhà ga đường sắt, và kho container nội địa. BI cũng đề xuất thành lập một công ty vận tải container quốc gia hoặc cổ phần để hỗ trợ thương mại xuyên biên giới quy mô lớn.
Nhu cầu vận tải chắc chắn đang tăng lên. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hơn 530 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam, tăng 20% so với một năm trước đó. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu được xử lý tăng 15% lên tới 142,8 triệu tấn. Và 18,1 triệu TEU container đã được vận chuyển vào năm ngoái, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Hoàng An