Thứ tư 15/01/2025 17:20
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Bao giờ Việt Nam tự chủ công nghệ sản xuất năng lượng?

12/10/2020 00:00
Ngành năng lượng của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, phần lớn là nhập từ Trung Quốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất điện, mà còn liên quan tới an ninh năng lượng.

Những ngày gầy đây, nhiều nhà đầu tư điện mặt trời cho biết rất khó mua tấm pin mặt trời. Theo bà Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc CTCP công nghệ năng lượng mới JL Việt Nam, việc "cháy hàng" với tấm pin mặt trời là có thật. Không chỉ hàng ở Việt Nam không còn, mà đối tác ở bên Trung Quốc cũng không nhận đơn.

Tấm pin mặt trời chủ yếu nhập từ Trung Quốc

Trên một số diễn đàn về pin mặt trời đã xuất hiện các thông tin như "chỉ còn 6 MW pin, đẩy nốt là đóng đơn", "Pin hết rồi, lấy gì để bán đây"... Những thông tin này ngay lập tức nhận được mối quan tâm của nhiều người bởi "cơn sốt" điện mặt trời, nhất là các dự án áp mái vẫn chưa hạ nhiệt khi ngày 31/12/2020 mới hết thời hạn hưởng giá bán điện ưu đãi.

tam-pin-nang-luong-mat-troi-2-2810-16003

Tấm pin mặt trời chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo thông tin từ một doanh nghiệp, nguyên nhân thiếu hụt pin mặt trời là do có nhà máy sản xuất silicon tại Trung Quốc gặp sự cố nên đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất tấm pin, dẫn tới sản lượng pin mặt trời sụt giảm. Chính phủ Trung Quốc cũng mới quyết định gia hạn chính sách ưu đãi về phát triển năng lượng mặt trời trong nước, nên loại thiết bị này đang rất đắt hàng.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hà Đô cho biết, hiện nay, những nước phát triển như Mỹ, Đức không còn sản xuất tấm pin mặt trời mà đã chuyển sang một nước thứ ba là Trung Quốc. Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc cập nhật tiến bộ khoa học để sản xuất ra các tấm pin mặt trời có công suất rất cao. Vì vậy, hiện nay, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tấm pin từ nước này.

Trước quan điểm cho rằng Việt Nam cũng cần tính tới kế hoạch làm chủ công nghệ sản xuất năng lượng để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay, ông Vinh khẳng định nếu làm được sẽ rất tốt cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo, nhưng rất khó khăn.

"Nếu xác định tự sản xuất được thì giá thiết bị của Việt Nam phải rẻ hơn hàng nhập khẩu. Đấy là nói tới thiết bị sản xuất điện mặt trời, còn công nghệ điện gió thì có lẽ rất khó khăn. Những nước như Đức, Phần Lan, Mỹ, Thụy Điển sản xuất được tuabin gió nhưng họ đã đi trước hàng trăm năm", ông Vinh nói.

Công nghệ sẽ quyết định "cuộc chơi"

Theo PGS.TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, công nghệ sản xuất năng lượng cho đến nay vẫn chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, dù là công nghệ của nhiệt điện than, nhiệt điện khí hay điện tái tạo.

"Tại sao nước ta sau bao năm phát triển ngành năng lượng vẫn nhập khẩu công nghệ là chính mà không xây dựng được ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng? Trong khi đó, ngành năng lượng một năm đầu tư rất lớn mà không có ngành công nghiệp công nghệ năng lượng thì có lẽ chúng ta cần xem lại", ông Nghĩa đặt vấn đề.

Đặc biệt, theo chuyên gia này, Bộ KH&CN đã được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng một chiến lược nội địa hóa các hạng mục của ngành năng lượng, nhưng các đơn vị đảm nhiệm chưa hiện thực được mong muốn đó, phải chăng là do chưa nỗ lực? Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đã làm rất nhiều và rất tốt.

Trước thực tế trên, ông Nghĩa cho rằng: "Có lẽ những người đang đầu tư cho điện mặt trời, điện gió thì sau một vài năm đầu tư nhà máy rồi, đến một lúc nào đó cũng phải nghĩ tới chuyện nên phát triển công nghệ chứ không thể đi nhập thiết bị về mãi. Chúng ta cần phải nghĩ tới chuyện xây dựng một ngành công nghiệp công nghệ năng lượng".

Ông Nghĩa nhấn mạnh, có thể việc nhập khẩu thiết bị sẽ dễ làm, thuận lợi, chắc ăn hơn, nhưng việc tự chủ công nghệ sản xuất năng lượng rất quan trọng, đó là điều kiện tiên quyết để hạ giá thành sản xuất điện. Đồng thời, chính sách Nhà nước cũng cần phải động viên, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới, công nghệ năng lượng sẽ có tác động lớn nhất đến cách sản xuất năng lượng vào năm 2040. Ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia cấp cao, Hội đồng Năng lượng thế giới tại Việt Nam, cho biết khẳng định này là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học hàng đầu do Hội đồng Năng lượng thế giới chủ trì tại trên 100 nước về xu hướng sử dụng năng lượng và xu hướng công nghệ mới trong tương lai (từ nay đến năm 2040).

Vậy, công nghệ nào sẽ có tác động lớn nhất đến cách sản xuất năng lượng vào năm 2040? Ông Tuấn cho biết, trước tiên là các thiết bị lưu trữ năng lượng. Các chuyên gia giải thích rằng việc lưu trữ năng lượng sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho ngành năng lượng vào năm 2040. Bởi vì nó có thể xử lý các biến động khác nhau của nhu cầu tiêu thụ điện, đặc biệt là khi có sự thay đổi lớn về nguồn cung. Lưu trữ điện có khả năng làm hài hòa cung và cầu một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các tấm pin mặt trời cải tiến sẽ có tác động lớn nhất đến việc sản xuất năng lượng. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các tấm pin mặt trời ngày càng rẻ và hiệu quả hơn. "Đây là những khuyến nghị mà Việt Nam nên lưu tâm", ông Tuấn nhấn mạnh.

Lê Thúy

Tin bài khác
Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia theo 3 kịch bản về sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu.
Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình mở ra cơ hội lớn cho phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế Bắc Ninh.
Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Nghị định quản lý hoạt động trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo, cơ quan đại diện kiểm tra triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất trọng tâm là thúc đẩy thị trường trong nước thông qua kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo rà soát và đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành, yêu cầu hoàn thành đồng bộ các công trình và đánh giá hiệu quả kinh tế khi rút ngắn tiến độ.
Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Ngày 13/1/2025, một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch đã được thực hiện khi Công ty Green Power (Việt Nam) và Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất 100MWp. Đây là một sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan hệ chiến lược giữa hai công ty lớn trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các nội dung và tinh thần của Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị.
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề quan trọng về chủ trương, giải pháp thể chế nhằm thúc đẩy các lĩnh vực này.
Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự tham gia của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 (VESF 2025) vừa diễn ra với chủ đề tập trung vào các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và doanh nghiệp với nhiều đề xuất mang tính đột phá.
Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.