Thứ năm 08/05/2025 02:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

07/05/2025 11:01
Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" có sự tham dự của hơn 200 đại biểu, đặc biệt có sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, hướng tới mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Với khát vọng tăng trưởng kinh tế bền vững và đột phá, hội thảo tập trung thảo luận, phân tích các vấn đề cốt lõi và đề xuất hệ thống các giải pháp chiến lược nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức hai con số trong những năm tới.

Hội thảo xác định, tăng trưởng hai con số là mục tiêu đầy thách thức nhưng là yếu tố tiên quyết để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu của chiến lược phát triển. Muốn đạt được điều này, cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng đổi mới mạnh mẽ về thể chế, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới
Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới". Ảnh: Hà Anh.

Trong năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 7,09%, vượt mục tiêu đề ra và tiếp tục là điểm sáng của khu vực châu Á. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn: kinh tế thế giới suy giảm đà tăng trưởng, chủ nghĩa bảo hộ bùng phát, nguy cơ đứt gãy các chuỗi cung ứng, yêu cầu chuyển đổi số và tăng trưởng xanh ngày càng cấp bách.

Hội thảo là sự kiện khoa học trọng điểm nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số. Đồng thời, thảo luận các vấn đề cốt lõi như đổi mới mô hình tăng trường, cải cách thể chế, phát triển doanh nghiệp tư nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.

Cùng với đó là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và trong nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vượt trội; đề xuất, khuyến nghị cho Chính phủ về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao, bền vững trong giai đoạn 2025-2030.

Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày các tham luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng và thảo luận bàn tròn về thể chế kinh tế với các kiến nghị về cải cách mạnh mẽ khung pháp lý, chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", xây dựng khu thương mại tự do, khu tự do đổi mới sáng tạo với thể chế vượt trội. Kiến nghị về nguồn nhân lực và nhân tài với đề xuất cải cách giáo dục, xây dựng chế độ công vụ mới, ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo vào đào tạo và quản trị nguồn nhân lực; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, thúc đẩy thực hiện các chính sách quốc gia đã ban hành, xây dựng chiến lược phát triển thống nhất cho giai đoạn 2026-2045.

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới". Ảnh: Hà Anh.

Các ý kiến nhấn mạnh doanh nghiệp tư nhân, khu vực tư nhân là động lực trung tâm cho tăng trưởng. Bởi vậy, cần có chính sách riêng, môi trường pháp lý thuận lợi, khả năng tiếp cận tài chính và kết nối thị trường quốc tế; huy động nguồn lực tài chính cho khu vực này.

Các diễn giả đã đồng thuận, để đạt được tăng trưởng hai con số, Việt Nam không thể tiếp tục phụ thuộc vào các động lực truyền thống mà cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới, sáng tạo và năng suất cao. Cần cải cách thể chế, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời nâng cao năng lực điều hành và quản lý nhà nước là những yếu tố then chốt.

Tin bài khác
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Ngày 30/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định lùi thời điểm tổ chức đợt thanh tra lần thứ 5 về việc gỡ bỏ "thẻ vàng IUU" đối với Việt Nam sang cuối năm 2025. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và xử lý dứt điểm các tồn tại theo khuyến nghị từ EC.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Ngày 2/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 55/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.