Thứ bảy 14/06/2025 18:46
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vĩnh Phúc: Siết chặt quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp

29/10/2021 08:58
Sáng 28/10/2021, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo Báo cáo, tính đến hết tháng 8/2021, Vĩnh Phúc đã hình thành và giao chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng 16/32 cụm công nghiệp, diện tích trên 423,9ha, đạt 61,5%, thu hút 516 cơ sở sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm ổn định cho gần 6.000 lao động.

Phiên giải trình công tác quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

Để thu hút đầu tư nguồn đầu tư, những năm qua, cùng với thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách riêng nhằm hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, các doanh nghiệp, hộ gia đình vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp nhằm từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt bằng, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.

Song, việc đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm và tỷ lệ lấp đầy chưa cao. Nguyên nhân là do công tác quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng, phát triển cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn khó khăn; công tác quản lý đất đai, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư, kinh doanh chưa chặt chẽ; nước thải, chất thải tại các cụm công nghiệp chưa được xử lý dứt điểm…

Tại buổi giải trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Chí Giang báo cáo: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trường, Tài chính, Công thương đã giải trình nhiều nội dung liên quan đến công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch xây dựng phát triển cụm công nghiệp; công tác đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư, kinh doanh; các chính sách ưu đãi phát triển cụm theo Nghị định số 68 của Chính phủ và Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh về hỗ trợ đầu tư, phát triển cụm công nghiệp. Trách nhiệm, hướng xử lý việc xây dựng một số cụm công nghiệp chưa đúng quy hoạch, vi phạm quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chưa xác định được nghĩa vụ tài chính tiền thuê đất, chưa thu được tiền thuê đất; việc thực hiện các nội dung cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, bảo đảm an ninh trật tự…

Kết luận phiên giải trình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 66 sửa đổi, bổ sung Điều 42 Nghị định số 68 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; phân công, phân cấp nội dung quản lý cho từng đơn vị, bảo đảm tất cả các cụm công nghiệp trên địa bàn phải được quản lý theo quy định. Rà soát lại hệ thống văn bản, tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND tỉnh sửa đổi, bổi sung, ban hành mới các văn bản chỉ đạo, các cơ chế chính sách về hỗ trợ, phát triển, quản lý cụm cộng nghiệp. Chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt Quyết định số 998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp; tăng cường công tác giám sát, có các giải pháp khắc phục, giải quyết những hạn chế, bất cập về ô nhiễm môi trường trong các cụm công nghiệp, khu dân cư khu vực nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các cụm công nghiệp. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất quy trình thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý cụm công nghiệp, hướng dẫn thanh, quyết toán cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, tổ chức rà soát toàn bộ hồ sơ thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật trong thẩm định, phê duyệt và quản lý sau quy hoạch đối với các cụm công nghiệp nhằm bảo đảm các cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch.

DT

Bài liên quan
Tin bài khác
Cuộc đua lôi kéo nhà máy công nghệ, địa phương nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua lôi kéo nhà máy công nghệ, địa phương nào đang dẫn đầu?

Cuộc chạy đua thu hút nhà máy công nghệ cao rất nóng. Giữa bão đầu tư toàn cầu, tỉnh nào có chiến lược vượt trội, trở thành "thỏi nam châm" dòng vốn?
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Ưu đãi mạnh cho đầu tư hạ tầng và báo chí

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Ưu đãi mạnh cho đầu tư hạ tầng và báo chí

Sáng 14/6, với 452/453 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 94,56%), Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
"Chuyến thăm của Tổng thống Litva mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác với Việt Nam"

"Chuyến thăm của Tổng thống Litva mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác với Việt Nam"

Đây cũng là nhận định từ Tham tán Thương mại của Đại sứ quán Litva - ông Arunas Karlonas khi nhìn nhận về tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước sau chuyến thăm của Tổng thống Litva đến Việt Nam vừa qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: "Không thể có thử nghiệm trong cuộc chơi này"

Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: "Không thể có thử nghiệm trong cuộc chơi này"

Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam không thể là thử nghiệm. "Cuộc chơi" này đòi hỏi hệ sinh thái đồng bộ, pháp lý rõ ràng và chuyên gia hàng đầu thế giới.
Nhiều chính sách ưu đãi vượt trội, Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam hứa hẹn thu hút dòng vốn lớn

Nhiều chính sách ưu đãi vượt trội, Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam hứa hẹn thu hút dòng vốn lớn

Chiều 12/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (TCTCQT) tại Việt Nam. Nhiều đại biểu nhận định đây là bước đi chiến lược, mở ra cơ hội huy động nguồn lực tài chính từ quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Thương hiệu địa phương sẽ như nào khi sáp nhập tỉnh ?

Thương hiệu địa phương sẽ như nào khi sáp nhập tỉnh ?

Đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ sáp nhập tỉnh nhưng cảnh báo nguy cơ mai một thương hiệu địa phương như Sơn Đoòng, dừa Bến Tre, hạt điều Bình Phước nếu không có giải pháp bảo hộ chỉ dẫn địa lý phù hợp.
Đề xuất tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030 tạo sinh kế cho người dân

Đề xuất tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030 tạo sinh kế cho người dân

Chiều 11/6, tại kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030.
Thuế hộ kinh doanh sẽ thay đổi toàn diện, ai hưởng lợi, ai gặp khó khăn?

Thuế hộ kinh doanh sẽ thay đổi toàn diện, ai hưởng lợi, ai gặp khó khăn?

Xóa bỏ thuế khoán, chuyển sang tự kê khai – một đề xuất cải cách đột phá. Hàng triệu hộ kinh doanh Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức lớn.
Kinh tế xanh, tuần hoàn là xu hướng tất yếu của nền kinh tế

Kinh tế xanh, tuần hoàn là xu hướng tất yếu của nền kinh tế

Kinh tế xanh và tuần hoàn đang trở thành chìa khóa cho phát triển bền vững. Với nỗ lực chuyển đổi mô hình, quốc gia hướng tới một tương lai xanh, bảo vệ môi trường.
Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Có nên cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo đang tranh chấp?

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Có nên cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo đang tranh chấp?

Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bỏ điều kiện là “tài sản đảm bảo không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền" để ngân hàng được quyền thu giữ tài sản đảm bảo. Điều kiện này hiện được quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14.
Việt Nam trước làn sóng dịch chuyển tài sản toàn cầu

Việt Nam trước làn sóng dịch chuyển tài sản toàn cầu

Dòng vốn của giới siêu giàu đang tái định vị theo hướng chọn lọc và dài hạn, Việt Nam nổi lên như một điểm đến mới nhờ chính sách cải cách, hạ tầng nâng cấp.
Siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ

Siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp đưa ra quy định siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp chưa đại chúng nhằm tăng minh bạch, giảm rủi ro tài chính và loại bỏ hành vi trục lợi chính sách.
Kinh tế nội địa bật dậy: Tiêu dùng tăng vọt, đầu tư công bứt phá?

Kinh tế nội địa bật dậy: Tiêu dùng tăng vọt, đầu tư công bứt phá?

Tiêu dùng nội địa đóng góp gần 60%, đầu tư công tăng tốc, cùng xuất khẩu giữ đà vững – liệu Việt Nam có cân bằng thành công và đạt mục tiêu tăng trưởng 8%?
Quỹ Xanh và lời hứa hàng tỷ USD: Cơ hội hay ảo vọng?

Quỹ Xanh và lời hứa hàng tỷ USD: Cơ hội hay ảo vọng?

Việt Nam đặt mục tiêu 10% tín dụng xanh năm 2025, cần 135 tỷ USD năng lượng sạch và mở cơ hội lớn từ trái phiếu, vốn JETP và tín dụng xanh.