Thứ bảy 16/11/2024 21:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Từ vụ thanh tra 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc: Cần luân chuyển cán bộ giàu nhanh chóng

12/10/2020 00:00
Trò chuyện với phóng viên Tiền Phong, TS Nguyễn Sĩ Dũng nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đưa ra những giải pháp thiết thực về công tác cán bộ sau vụ việc đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng vòi vĩnh, nhận hối lộ ở Vĩnh Phúc vừa qua.

“Bỏ con cá rô, bắt con săn sắt”

Bộ Xây dựng vừa thành lập đoàn thanh tra mới thay đoàn thanh tra cũ đang bị điều tra vì vòi vĩnh, nhận hối lộ. Ông đánh giá sao về việc bộ này thành lập đoàn thanh tra mới thay thế để tiếp tục thanh tra tại Vĩnh Phúc?

Tôi cho rằng, việc tiếp tục thanh tra là cần thiết. Tuy nhiên, công việc thanh tra nên do Thanh tra Chính phủ đảm nhiệm thay cho Thanh tra của Bộ Xây dựng .

Có hai lý do cơ bản cho một sự thay đổi như vậy. Một là, Bộ Xây dựng sẽ không bị dị nghị là vội vã trả thù. Hai là, tránh được tình trạng xung đột lợi ích khi tiếp tục công việc thanh tra.

Từ vụ thanh tra vòi tiền ở Vĩnh Phúc: Cần luân chuyển cán bộ giàu nhanh chóng - Ảnh 1.

TS Nguyễn Sĩ Dũng

Ông nhìn nhận, đánh giá như thế nào về hiệu quả của thanh tra chuyên ngành thời gian qua?

Tôi không có nhìn nhận, đánh giá gì về hiệu quả của thanh tra chuyên ngành, vì tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, càng không phải là người có chức phận gì ở đây. Tuy nhiên, theo tôi, thanh tra chuyên ngành là cần thiết. Bởi vì trong những lĩnh vực chuyên môn sâu, thì phải có trình độ chuyên ngành mới có đủ sự hiểu biết cần thiết cho công việc thanh tra.

Cái đáng nói là lòng tin xã hội có vẻ chưa phải là thứ mà hoạt động thanh tra nói chung có thể tự hào.

Liệu có bất cập gì không, khi Bộ Xây dựng lập đoàn thanh tra hùng hậu về tới tận thôn xã như vụ việc vừa qua, trong khi đó có không ít công trình, dự án sai phạm quy mô lớn lại không được phát hiện, xử lý?

Việc xác lập cho đúng ưu tiên có vẻ là vấn đề không chỉ của riêng Bộ Xây dựng, mà còn của không ít bộ, ngành và các địa phương. Tuy nhiên, khi người ta “bỏ con cá rô, bắt con săn sắt” thì không chỉ hiệu quả công việc thấp, mà muôn vàn dị nghị có thể phát sinh.

Lựa chọn những người liêm khiết

Sau khi sự việc được phanh phui, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có nói, đây là sự việc đáng tiếc và là vi phạm cá nhân. Thế nhưng theo ông, ở đây có trách nhiệm của tập thể, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu hay không?

Vi phạm là của cá nhân, nhưng cá nhân đó lại đại diện cho Thanh tra của Bộ Xây dựng, mà Thanh tra của Bộ Xây dựng lại là một cơ quan của Bộ Xây dựng. Nếu nói Bộ Xây dựng không phải chịu trách nhiệm ở đây, thì cũng giống như nói: “Một người sẽ không phải chịu trách nhiệm vì chỉ cánh tay của anh ta lấy cắp, chứ anh ta không lấy cắp”.

Trách nhiệm của người đứng đầu thì tại điều 72, Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định rất rõ: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ”. Cụ thể, đó có thể là trách nhiệm lựa chọn, bổ nhiệm sai người; trách nhiệm giao nhiệm vụ sai người; trách nhiệm không xây dựng được cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu…

Một cán bộ vừa được bổ nhiệm Phó phòng Phòng chống tham nhũng chỉ mới được hai tháng, nhưng lại đi tham nhũng, nhận hối lộ như vậy, phải chăng công tác đề bạt, bổ nhiệm, giám sát cán bộ ở đây có vấn đề?

Quả đúng là như vậy!

Vậy theo ông, cần có những giải pháp gì để giám sát, ngăn chặn tham nhũng ngay trong chính lực lượng chống tham nhũng, thanh tra?

Theo tôi, trước hết là phải chọn được những người thật sự liêm khiết để đảm nhận công việc này. Ngoài ra, quy trình thanh tra cần phải được điều chỉnh rất chặt chẽ, không thể để cho các đoàn thanh tra xuống dưới địa phương, rồi muốn gặp ai thì gặp, tiếp ai thì tiếp, gặp ở đâu thì gặp, tiếp ở đâu thì tiếp. Báo cáo kết luận thanh tra cũng cần được công bố công khai để báo chí và người dân có thể giám sát.

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ngành thanh tra, kiểm toán rà soát lại công tác cán bộ, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng sau vụ việc vừa qua. Theo ông, việc này cần được triển khai như thế nào cho thực sự hiệu quả, tránh hình thức?

Theo tôi, trước hết là phải làm thật. Sau nữa, những người bị khiếu nại, tố cáo nhiều, những người giàu có lên nhanh chóng cần được luân chuyển ngay mà chưa cần phải điều tra, xác minh gì cả.

Cảm ơn ông.

“Không thể để cho các đoàn thanh tra xuống dưới địa phương, rồi muốn gặp ai thì gặp, tiếp ai thì tiếp, gặp ở đâu thì gặp, tiếp ở đâu thì tiếp… Báo cáo thanh tra cũng cần được công bố công khai để báo chí và người dân có thể giám sát”. TS Nguyễn Sĩ Dũng

PV

TAGS:

Tin bài khác
Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Chiến lược thu hút, phát triển kinh tế xanh

Trong quy hoạch từ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050 Ninh Thuận sẽ phát triển nền kinh tế xanh: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, du lịch xanh, đô thị xanh, chuyển đổi xanh. Tỉnh mong muốn tìm được các nhà đầu tư có tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo phát triển bảo vệ môi trường bền vững.
Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Giải ngân vốn đầu tư công: Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu tích cực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, đưa ra các giải pháp để khắc phục các khó khăn.
Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Lào Cai lọt top tỉnh thành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Trọng Hài bày tỏ quyết tâm đưa tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh lên trên 95% vào cuối năm 2024.
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia tầm nhìn 2050 nhấn mạnh việc không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, thay vào đó là phát triển kinh tế xanh.
Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống.
Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024: Thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”?

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2024 được xem như bước ngoặt đột phá cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của quê “chị hai 5 tấn”…
Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

Hãy tư duy như người không biết gì về công nghệ số để sử dụng công nghệ số tốt nhất

"Hãy tập trung vào các ý tưởng sáng tạo hơn là tập trung vào công nghệ số (CNS). Hãy để câu chuyện CNS cho các doanh nghiệp CNS", theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong KKT, KCN trong tháng 11

Ngày 14/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, UBND Thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Thành phố.tháng 11 năm 2024.
Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội phương án phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương trình Quốc hội về việc tái khởi động chương trình điện hạt nhân, coi đây là giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng, cung cấp điện ổn định.
Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam có lợi thế gì để đạt mục tiêu là trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực?

Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm bán dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á, tận dụng các lợi thế về nhân lực, chi phí, và sự hỗ trợ quốc tế.
Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Khó khăn trong ngành hóa dầu, Hyosung và SCG kiến nghị hỗ trợ từ Chính phủ

Ngày 14/11, trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác Trung ương, hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai và Tập đoàn SCG đã đề cập đến các khó khăn gặp phải trong thời gian qua.
Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Kinh tế số, chuyển đổi số là nòng cốt phát triển đô thị - công nghiệp thông minh

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, định hướng mới của Bình Dương là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số là nòng cốt.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều đột phá, tháo gỡ điểm nghẽn và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tại 12 tỉnh, thành, trong đó Hà Nam và Sơn La thành lập thị xã mới.