Thứ bảy 19/07/2025 06:32
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

TS. Vũ Tiến Lộc: Tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế bật lên là giải pháp quan trọng

06/04/2024 15:05
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, việc cho tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế có thể bật lên là một giải pháp rất quan trọng.
Ảnh minh họa
TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Phan Chính)

Bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế

  1. T.S Vũ Tiến Lộc cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vừa bước qua quý I với các chỉ số kinh tế vĩ mô đã được cải thiện, nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn. Bởi kinh tế Việt Nam cần tăng tốc trong thời gian tới nhưng các động lực tăng trưởng lại đang dần suy yếu.

Theo ông Lộc, nền kinh tế nước ta dựa nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng Việt Nam lại có ít các dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, do đó những kế hoạch về việc tạo đột phá trong lĩnh vực này còn khá khó khăn.

Vị Đại biểu Quốc hội cho rằng, các động lực tăng trưởng từ xuất khẩu, đầu tư công cũng đang có xu hướng suy giảm. Trong đó, đầu tư công không phải là động lực dài hạn cho tương lai vì nguồn lực cho đầu tư công hạn chế; xuất khẩu thời gian qua có tăng trưởng nhưng không cao và khu vực tư nhân trong nước đang suy yếu.

Theo đó, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị lần đầu đã nêu rõ yêu cầu phải tập trung thúc đẩy cho sự phát triển của doanh nghiệp trong nước và doanh nhân dân tộc. Tuy nhiên trên thực tế, khu vực này lại đang suy yếu, trong khi đây mới chính là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong tương lai.

Vậy nên, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, việc tháo gỡ cho thị trường bất động sản để nền kinh tế có thể bật lên là một giải pháp rất quan trọng, nhất là ở giai đoạn này. Vì tăng trưởng trong bất động sản liên quan đến cả chuỗi cung ứng, bất động sản tạo ra mặt bằng, là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế; cũng là nơi ở, là cuộc sống của người dân.

Ông Lộc chia sẻ: "Những tác động của bất động sản không chỉ tính bằng những con số mà chúng ta có thể tính toán được bằng tiền bạc mà bất động sản còn có tác động dây chuyền trong cả hệ thống kinh tế, tạo ra tăng trưởng cho các lĩnh vực kinh tế khác. Chính vì vậy, thời gian tới cần dồn lực khôi phục thị trường bất động sản".

Thị trường bất động sản cần thời gian để thích nghi với các điều luật mới

Liên quan đến vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, Quốc hội đã thông qua 3 luật quan trọng là: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, 3 luật này được coi như 3 mũi giáp công để thúc đẩy, là cứu cánh cho thị trường bất động sản.

Ông cho hay, thị trường sẽ gắn liền với những từ khóa nổi bật: "Vướng và chậm, khó và bí". Cụ thể là vướng pháp lý, chậm thủ tục, khó nguồn vốn và bí về thanh khoản. Hiện đã có hàng loạt các giải pháp để sắp tới tháo gỡ về pháp luật nhưng quá trình thực thi, triển khai sẽ khó để đạt được như kỳ vọng và thị trường vẫn cần thời gian để thích nghi.

Ảnh minh họa

“Chúng ta có thể đặt nhiều kỳ vọng vào tác động của các luật này đối với sự phục hồi và phát triển của thị trường. Tuy nhiên trước mắt, hành trình có thể sẽ còn gian nan, bởi vẫn còn những điểm chồng chéo chưa được sửa đổi một cách triệt để, và việc thực thi luật sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong thực tế", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo ông Lộc, một số nội dung có thể triển khai ngay từ ngày 1/7 tới đây, trong đó có sự tham mưu rất tích cực của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế rằng, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản sẽ không chỉ có màu hồng mà sẽ còn nhiều vấn đề nan giải cần sự vào cuộc của Chính phủ và toàn dân. Chúng ta cần lấy lại niềm tin cho thị trường, khơi dậy nguồn vốn, tháo gỡ về mặt pháp lý để người dân cảm thấy an toàn.

Vị chuyên gia này thông tin thêm, các luật đang ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ hơn nhưng rủi ro pháp lý luôn còn, các tranh chấp vẫn sẽ xảy ra. Do đó, việc phòng ngừa rủi ro về mặt pháp lý và xử lý các tranh chấp bất động sản là rất cần thiết.

Thời gian vừa qua, những tranh chấp trên thị trường giữa các doanh nghiệp bất động sản với nhau, giữa doanh nghiệp bất động sản với khách hàng, đối tác… đã tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, ông Lộc cho rằng, thị trường cần quan tâm đến rủi ro pháp lý, quản lý rủi ro và xử lý tranh chấp.

Cùng với đó, trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các doanh nghiệp nên hướng đến hòa giải, thương lượng. Hướng giải quyết này cũng phù hợp với các doanh nghiệp hơn, giúp bảo mật thông tin cho doanh nghiệp và tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp.

"Tôi rất mong các doanh nghiệp bất động sản có tranh chấp thì đừng vội đưa ra tòa án, nếu cần thiết thì đưa ra trọng tài để cả hai bên cùng thắng, sau đó cùng bắt tay tiếp tục hợp tác. Các doanh nghiệp nội địa gắn kết với nhau để làm ăn lâu dài là điều rất cần thiết”, ông Lộc nói.

Ông Lộc cũng cho biết, sau ngày 1/7, sẽ triển khai các nghị định, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đề nghị phối hợp với Hiệp hội tổ chức một hội nghị về triển khai quy định pháp chế toàn ngành bất động sản để có thể thực hiện tốt nhất văn bản pháp luật, phòng ngừa tốt nhất những rủi ro pháp lý để doanh nghiệp kinh doanh an toàn hơn.

‘Đây là vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm, chúng tôi sẵn sàng trợ giúp các doanh nghiệp bất động sản trong nỗ lực nâng cao năng lực pháp lý, quản trị rủi ro, phòng ngừa xử lý tranh chấp", TS. Vũ Tiến Lộc đề xuất.

Nhân Hà



Tin bài khác
TS. Lê Xuân Nghĩa: Chậm trễ bán tín chỉ carbon gây thiệt thòi bảo vệ rừng

TS. Lê Xuân Nghĩa: Chậm trễ bán tín chỉ carbon gây thiệt thòi bảo vệ rừng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa- Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Tài chính Carbon, việc chậm trễ bán tín chỉ carbon gây thiệt thòi cho người dân tộc thiểu số bảo vệ rừng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Ba "điểm nghẽn" kinh điển đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam

PGS. TS Ngô Trí Long: Ba "điểm nghẽn" kinh điển đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, để chuyển đổi số nâng cao động lực tăng trưởng đột phá, phải giải quyết “điểm nghẽn của các điểm nghẽn” là thể chế, thay đổi tư duy.
Phó Chủ tịch VATA Phan Thanh Uy: Cần lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh ngành vận tải

Phó Chủ tịch VATA Phan Thanh Uy: Cần lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh ngành vận tải

Ngành vận tải ô tô đối mặt khủng hoảng nhân lực và sức ép chuyển đổi sang năng lượng xanh. Phó Chủ tịch VATA chỉ rõ bất cập và đề xuất lộ trình chuyển đổi bền vững.
TS. Đặng Xuân Thành: Việt Nam trước nguy cơ mắc kẹt bẫy thu nhập trung bình

TS. Đặng Xuân Thành: Việt Nam trước nguy cơ mắc kẹt bẫy thu nhập trung bình

Theo TS. Đặng Xuân Thành, mặc dù đạt được nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng, mô hình tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đang bộc lộ những giới hạn, và nếu không có chiến lược đột phá, đất nước sẽ đối mặt với nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Gỡ rối pháp lý đất đai: Doanh nghiệp “vướng" đủ đường

Gỡ rối pháp lý đất đai: Doanh nghiệp “vướng" đủ đường

Hệ thống pháp luật chồng chéo đang gây tắc nghẽn hàng loạt dự án bất động sản. Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã kiến nghị sửa luật để gỡ vướng pháp lý đất đai cho doanh nghiệp.
Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Vì sao Việt Nam khó chen chân vào chuỗi chế tác vàng khu vực?

Ngành vàng Việt Nam đối mặt rào cản pháp lý, nhưng tiềm năng vươn tầm chế tác khu vực là rất lớn. Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách cởi mở hơn để bứt phá.
TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực: TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị "lớn nhưng còn nghèo", cần lối đi riêng

TS. Cấn Văn Lực nhận định, TP. Hồ Chí Minh là siêu đô thị “lớn nhưng còn nghèo” và cần một chiến lược đặc thù, không thể rập khuôn các mô hình như Bangkok hay Jakarta.
Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Tăng cường pháp chế trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khi tuân thủ trở thành động lực phát triển

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, pháp chế doanh nghiệp đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Luật TNHH Luật sư X, Chủ tịch Học viện Đào tạo Pháp chế ICA – đã chia sẻ với với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập về thực trạng và các giải pháp pháp lý dành cho cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.
UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

UNFPA: Việt Nam đang ở "ngã rẽ" quan trọng về dân số

Chia sẻ với báo chí, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết UNFPA sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện tinh thần của các quy định mới, hướng tới một xã hội mà trong đó “mỗi người – mỗi lựa chọn – mỗi tương lai” đều được tôn trọng, bảo vệ.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cần bắt tay nhau để ngăn chặn vấn nạn hàng giả

Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam: Cần cú hích thể chế để bứt phá

Theo ông nguyễn Anh Đức - Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, niềm tin tiêu dùng giảm, thể chế thay đổi và hậu sáp nhập tạo áp lực mới, buộc ngành bán lẻ Việt Nam phải cấu trúc.
TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

TS. Đặng Đức Anh: Phát triển dài hạn cần phải tháo điểm nghẽn thể chế

Theo TS. Đặng Đức Anh tăng trưởng phải bền vững, ổn định vĩ mô, không đánh đổi môi trường, phải gỡ điểm nghẽn thể chế, đổi mới cơ cấu địa phương toàn diện.
Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Chính sách thuế mới: Hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần lưu ý gì ?

Trong bối cảnh chính sách thuế mới liên tục được cập nhật, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa khuyến nghị hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần hiểu luật, minh bạch tài chính, tối ưu chi phí hợp pháp.
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.