Thứ sáu 20/09/2024 07:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

TS. Phan Đức Hiếu: Phát triển doanh nghiệp xã hội là phát triển bền vững

12/10/2020 00:00
TS. Phan Đức Hiếu khẳng định, phát triển doanh nghiệp xã hội là phát triển bền vững chứ không chỉ góp phần phát triển bền vững như các ý kiến thường được đưa ra.
aa

TS. Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Theo TS. Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - chuyên gia đầu tiên đưa ý tưởng doanh nghiệp xã hội vào dự thảo Luật Doanh nghiệp 2014 - hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội (DNXH) chính là sự văn minh của hoạt động kinh doanh trên thế giới. Phát triển DNXH là phát triển bền vững chứ không chỉ góp phần phát triển bền vững như các ý kiến thường được đưa ra.

DNXH tồn tại trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời. Mỗi câu chuyện về kinh doanh của DNXH đều có những xúc động riêng. Câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp xã hội Sapa O’Chau của chị Tần Thị Su, dân tộc Mông là một ví dụ. Đó là điển hình của câu chuyện thoát nghèo, vượt khó của đồng bào dân tộc thiểu số. Doanh nhân Tần Thị Su không chỉ là lãnh đạo giỏi mà còn là người không sợ ước mơ lớn.

“DNXH khác với các doanh nghiệp khác ở chỗ, họ bắt đầu kinh doanh với nỗi đau đáu về các vấn đề xã hội như môi trường, thoát nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số… Bởi vậy, họ tìm giải pháp kinh doanh xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội. Tư duy kinh doanh đó chính là giải pháp phát triển bền vững”, ông Hiếu nói.

Phó Viện trưởng Viện CIEM cũng cho rằng, người đứng đầu DNXH thông minh hơn bình thường. Họ có nghị lực phi thường và hướng tới mục tiêu xã hội vĩ đại. DNXH không dùng mô hình kinh doanh bình thường mà trước hết tìm kiếm lợi nhuận theo mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội. Bởi vậy, hoạt động kinh doanh của DNXH không làm cho sự cạnh tranh ngoài thị trường bị méo mó.

“DNXH gặp thách thức nhiều hơn và khó khăn chồng khó khăn. Tôi lo lắng DNXH bị làm chậm đi sự phát triển không phải vì luật mà vì một số cơ quan quản lý ngại đề cập và giải quyết các vấn đề mới”, ông Hiếu chia sẻ.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) cho rằng: Với cuộc cách mạng tiêu dùng hiện nay, DNXH thực sự là câu chuyện pháp lý khó khăn. DNXH không phải là phát triển bền vững mà là bền vững trong giải quyết các vấn đề xã hội. Họ vừa phải giải quyết được vấn đề xã hội, vừa phải phát triển theo yêu cầu chung là chấp nhận cạnh tranh và phải làm ra tiền. Do vậy, tùy thuộc vào cách phân bổ đầu tư vào vấn đề xã hội mà các cơ quan chứ năng có sự hỗ trợ phù hợp cho DNXH ra đời và phát triển hơn.

Thanh Minh

Tin bài khác
Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo Lễ Công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển lãm điện, năng lượng.
TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

Nhằm taọ điều kiện kinh doanh một cách thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), UBND TP.HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã tổ chức cuộc đối thoại cho 200 doanh nghiệp FDI và các lãnh đạo khu vực phía Nam.
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khóa XIV; trong đó thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậụ quả bão
Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động, là động lực tăng trưởng, là hạt nhân phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son