Thứ tư 02/04/2025 23:32
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

01/04/2025 17:53
Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm thứ Hai (31/3) rằng ông sẽ đối xử "rất nhẹ nhàng" với các đối tác thương mại khi công bố loạt thuế quan mới trong tuần này, bất chấp nguy cơ gây chấn động toàn cầu, để giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại mà ông cho là "bất công" đối với Mỹ.

"Ngày Giải phóng" cho nước Mỹ

Vị Tổng thống Mỹ đang sử dụng quyền lực hành pháp ở mức chưa từng có kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1, khẳng định có thể công bố chi tiết về mức thuế "đối ứng" ngay trong tối thứ Ba (1/3). Theo đó, ông Trump nhấn mạnh hành động này là cần thiết vì nền kinh tế số một thế giới đang "bị mọi quốc gia bóc lột", hứa hẹn mang tới "Ngày Giải phóng" cho nước Mỹ.

Tuy nhiên, ông trấn an với phóng viên: "Chúng tôi sẽ rất tử tế, tương đối mà nói, chúng tôi sẽ rất nhẹ nhàng".

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo chiến lược này có nguy cơ sẽ châm ngòi cho chiến tranh thương mại toàn cầu, khiến các đối tác lớn như Trung Quốc, Canada và EU trả đũa dây chuyền. Đáng chú ý, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đồng ý tăng cường tự do thương mại giữa ba nước ngay trước thềm lệnh thuế của ông Donald Trump.

Người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt tiết lộ mục tiêu trong ngày thứ Tư (2/4) là công bố mức thuế áp dụng "theo từng quốc gia", dù Tổng thống Donald Trump vẫn kiên định với việc áp thuế riêng theo ngành hàng.

Sự không chắc chắn này đã khiến các thị trường tài chính chao đảo, với phần lớn chỉ số chứng khoán của châu Âu và châu Á đóng cửa giảm điểm, dù Dow Jones và S&P 500 ghi nhận mức phục hồi nhẹ. Căng thẳng leo thang sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng thuế quan sẽ áp dụng với "tất cả các nước".

Theo tờ Wall Street Journal, các cố vấn của Tổng thống đang xem xét áp thuế toàn cầu lên tới 20% nhắm vào hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump vẫn giữ thái độ mơ hồ, khẳng định mức thuế của ông sẽ "rộng lượng hơn nhiều" so với thuế mà các nước đang áp lên hàng Mỹ.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng
Giới kinh tế kỳ vọng đợt thuế đối ứng mới sẽ chỉ nhắm vào nhóm 15% đối tác có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ - được Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent gọi là "Dirty 15".

“Nỗi đau kinh tế”

Nỗi ám ảnh thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang thổi bùng lên nỗi lo suy thoái tại Mỹ. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs đã nâng xác suất suy thoái trong 12 tháng tới từ 20% lên 35%, phản ánh "dự báo tăng trưởng thấp hơn, sự sụt giảm niềm tin tiêu dùng, cùng các tuyên bố từ quan chức Nhà Trắng cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận nỗi đau kinh tế".

Trong khi Trung Quốc và Canada áp thuế trả đũa, EU cũng công bố các biện pháp đáp trả có hiệu lực từ giữa tháng 4. Đáng chú ý, Việt Nam đã tuyên bố cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng từ ô tô, khí hóa lỏng đến nông sản. Nhật Bản cũng sẽ thành lập khoảng 1.000 "trung tâm tư vấn" hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thuế quan.

Tuy nhiên, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định rằng dù thuế quan gây lo ngại, tác động kinh tế toàn cầu sẽ không quá nghiêm trọng.

Ngoài ra, chuyên gia Ryan Sweet từ Oxford Economics khuyên nên "chờ đợi điều bất ngờ", dự đoán rằng Tổng thống Donald Trump sẽ "nhắm vào những kẻ vi phạm lớn nhất". Ngoài thuế theo quốc gia, ông có thể công bố mức thuế bổ sung theo ngành như dược phẩm và chất bán dẫn, sau khi áp thuế ô tô có hiệu lực từ thứ Năm (3/4).

Giới kinh tế kỳ vọng đợt thuế mới sẽ chỉ nhắm vào nhóm 15% đối tác có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ - được Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent gọi là "Dirty 15". Danh sách này gồm Trung Quốc, EU, Mexico, Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Ấn Độ.

Cuộc chạy đua né thuế

Các đối tác thương mại của Mỹ đang tìm cách giảm thiểu thiệt hại liên quan đến chính sách thuế quan, với thông tin Ấn Độ có thể giảm một số loại thuế nhập khẩu. Chủ tịch ECB Christine Lagarde kêu gọi châu Âu hướng tới độc lập kinh tế, coi đây là "thời khắc sinh tử".

Trong diễn biến khác, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã đàm phán với Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại song phương, trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố EU sẽ phản ứng cứng rắn nhưng vẫn sẵn sàng thỏa hiệp.

Theo bà Greta Peisch từ hãng luật Wiley Rein, hoàn toàn có khả năng các mức thuế mới sẽ nhanh chóng được giảm hoặc tạm hoãn. Hồi tháng 2, Washington cũng từng tạm hoãn mức thuế quan bổ sung với hàng hóa của Mexico và Canada trong một tháng để đàm phán.

Tin bài khác
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.
Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ cảnh báo áp “thuế quan thứ cấp” lên dầu khí của Nga. Đòn trừng phạt mới có thể gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu nếu Moscow từ chối thỏa hiệp ngừng bắn ở Ukraine.
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố chấm dứt mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng thời cam kết đàm phán lại toàn diện các thỏa thuận thương mại sau căng thẳng thuế quan.
Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng thêm 1,2%, đe dọa kế hoạch cắt giảm lãi suất năm 2025.
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Moody

Moody's cảnh báo triển vọng tài khóa của Mỹ suy giảm

Moody’s cảnh báo tài khóa Mỹ tiếp tục suy giảm do chính sách thuế quan và cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, đe dọa triển vọng tín nhiệm và khả năng chi trả nợ công ngày càng chồng chất.
Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Mỹ có thể áp thuế đối ứng với ASEAN: Indonesia, Philippines sẽ “chịu đòn” nặng nhất, ngành điện tử đối mặt rủi ro lớn. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành “cứu cánh” cho xuất khẩu khu vực?
Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Tổng thống Donald Trump áp dụng “thuế quan thứ cấp” 25% với quốc gia mua dầu từ Venezuela, mở rộng chiến lược thương mại cứng rắn. Trung Quốc được cho là mục tiêu chính của biện pháp này.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.
Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Trung tâm dữ liệu – “Thỏi nam châm” thu hút vốn vay của châu Á

Cơn sốt AI đang thúc đẩy đầu tư vào trung tâm dữ liệu tại châu Á, thiết lập kỷ lục vay vốn ở khu vực này. Tuy nhiên, thuế quan Mỹ và căng thẳng địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng.
Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

Các hãng xe quốc tế đang gấp rút vận chuyển ô tô đến Mỹ trước khi vòng thuế mới của ông Trump có hiệu lực vào tháng 4, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ

Căng thẳng thương mại: Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng ứng phó với cú sốc thuế quan từ Mỹ khi căng thẳng thương mại leo thang. Trong bối cảnh FDI giảm mạnh, Bắc Kinh cũng đang tìm cách thu hút đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế.