Thứ sáu 25/07/2025 02:57
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Thị trường xe điện Trung Quốc sống sót thế nào giữa bão giảm giá?

Giá xe lao dốc, cổ phiếu giảm mạnh và hàng loạt hãng xe lâm nguy, trong khi chính quyền Trung Quốc nỗ lực kiểm soát một cuộc khủng hoảng thị trường xe điện do BYD châm ngòi.

BYD làm chao đảo ngành xe điện với chiến lược hạ giá

Cuộc chiến giá khốc liệt trong ngành xe điện Trung Quốc đang khiến thị trường này rơi vào hỗn loạn. Giá xe giảm sâu, lợi nhuận bị bào mòn, cổ phiếu lao dốc và chính phủ Trung Quốc buộc phải ra tay can thiệp. Dù số lượng hãng xe điện đã bắt đầu giảm trong năm 2024, công suất sử dụng toàn ngành vẫn chỉ đạt chưa đầy 50%.

Thị trường xe điện Trung Quốc sống sót thế nào giữa bão giảm giá?
Thị trường xe điện Trung Quốc đang chao đảo

Chính quyền Bắc Kinh gần đây đã triệu tập lãnh đạo các hãng xe lớn tới họp khẩn, kêu gọi chấm dứt cạnh tranh kiểu “bầy đàn”. Tuy nhiên, các biện pháp trước đây tỏ ra không mấy hiệu quả. Cổ phiếu BYD, doanh nghiệp đầu tàu của ngành, đã mất hơn 21,5 tỷ USD giá trị vốn hóa kể từ mức đỉnh tháng 5/2025.

Chuyên gia John Murphy từ Bank of America nhận định: “Nhu cầu yếu và giá giảm cực đoan đang đẩy ngành xe điện vào nguy cơ tái cấu trúc quy mô lớn”.

Giảm giá sâu đang làm xói mòn biên lợi nhuận, suy yếu thương hiệu và tạo rủi ro tài chính cho ngay cả những hãng xe có tiềm lực. Tờ Nhân dân Nhật báo cảnh báo rằng xe giá rẻ, chất lượng thấp có thể ảnh hưởng xấu tới hình ảnh "Made in China", nhất là khi các thương hiệu như BYD, Geely, Zeekr hay Xpeng đang bắt đầu ghi dấu ấn toàn cầu

Về phía người tiêu dùng, giá liên tục biến động khiến người mua do dự. Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người đặt câu hỏi liệu nên chờ thêm để có giá tốt hơn. Trong khi đó, áp lực tồn tại có thể buộc các hãng xe phải cắt giảm đầu tư vào chất lượng, an toàn và dịch vụ hậu mãi.

Chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các hãng xe “tự điều chỉnh”, không bán dưới giá vốn, không giảm giá một cách phi lý. Trong đó, một “thủ thuật” bị chỉ trích là bán “xe không km”, những chiếc xe chưa qua sử dụng nhưng được đẩy sang thị trường xe cũ để tăng doanh số ảo.

Công suất dư thừa, thị trường xuất khẩu thu hẹp

Bên cạnh đó, dư thừa công suất còn là bài toán nan giải của ngành ô tô Trung Quốc, khi tỷ lệ sử dụng công suất toàn ngành chỉ đạt 49,5% trong năm 2024. Theo AlixPartners, cạnh tranh trong phân khúc xe điện và hybrid đang dẫn đến quá trình đào thải: 16 thương hiệu rút lui, 13 thương hiệu mới ra mắt trong cùng năm.

Chuyên gia Ron Zheng từ Roland Berger cho biết: “Ngành ô tô Trung Quốc dù có quy mô lớn nhưng tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, buộc các hãng phải đặt ưu tiên giành thị phần lên hàng đầu”.

Trường hợp của Jiyue Auto, liên doanh giữa Geely và Baidu, cho thấy sự khắc nghiệt của thị trường này. Chỉ một năm sau khi ra mắt sản phẩm đầu tiên, hãng này đã phải thu hẹp sản xuất và tìm kiếm thêm nguồn vốn.

Chuyên gia Zhang Yichao nhận định: “Nếu không theo kịp cuộc đua về giá, các hãng nhỏ gần như không còn cơ hội tồn tại”. Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu tiềm năng cũng đang dần thu hẹp. Mỹ đã đóng cửa với xe điện Trung Quốc, còn Nhật Bản, Hàn Quốc được dự báo sẽ làm điều tương tự nếu thấy rủi ro “xâm lấn”. Nga vốn từng là thị trường xuất khẩu lớn nhất thì nay cũng đang trở nên khó tiếp cận. Ngoài ra, thị trường Đông Nam Á không còn được xem là giải pháp bền vững.

Tài chính chuỗi cung ứng và đại lý cùng chịu áp lực

Cuộc chiến giá cũng làm dấy lên lo ngại về tài chính chuỗi cung ứng. BYD từng bị nghi ngờ yêu cầu nhà cung cấp giảm giá vào cuối năm ngoái, dẫn đến các nghi vấn hãng này dùng công cụ tài chính để che giấu nợ. Báo cáo của GMT Research ước tính nợ ròng thực tế của BYD có thể lên tới 323 tỷ nhân dân tệ (khoảng 45 tỷ USD), gấp nhiều lần con số công bố chính thức.

Hệ thống phân phối cũng đang chịu thiệt hại. Từ tháng 4, ít nhất hai nhóm đại lý bán xe BYD tại Trung Quốc đã tuyên bố phá sản. Trước đó, vào giữa năm 2023, một hiệp ước “bình ổn giá” từng được 16 hãng xe lớn ký kết, trong đó có Tesla, Geely và BYD. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã hủy điều khoản về giá, viện dẫn lo ngại vi phạm luật cạnh tranh.

Kể từ đó, làn sóng giảm giá vẫn tiếp diễn không dừng.

Mỹ “tự phản lưới” khi thu hồi visa sinh viên Trung Quốc Mỹ “tự phản lưới” khi thu hồi visa sinh viên Trung Quốc
Tesla đang bị chính những “truyền nhân” Trung Quốc nuốt chửng Tesla đang bị chính những “truyền nhân” Trung Quốc nuốt chửng
Cước vận tải container tăng vọt: Tác động của thương chiến đến chuỗi cung ứng toàn cầu Cước vận tải container tăng vọt: Tác động của thương chiến đến chuỗi cung ứng toàn cầu
Tin bài khác
6 tháng đầu năm 2025: Những con thuyền "trái phiếu" tìm thấy dòng chảy ổn định

6 tháng đầu năm 2025: Những con thuyền "trái phiếu" tìm thấy dòng chảy ổn định

Có thể ví thị trường quỹ Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 giống như một con thuyền đang chèo lái qua một vùng biển đầy biến động. Trong khi các con thuyền "cổ phiếu" đang gặp phải những cơn gió ngược và dòng chảy mạnh làm tiêu hao nguồn lực (rút ròng), thì những con thuyền "trái phiếu" lại tìm thấy được dòng chảy ổn định hơn, thậm chí có dấu hiệu bắt đầu lấp đầy khoang tàu (vào ròng), dù chưa hoàn toàn quay trở lại trạng thái khởi sắc ban đầu.
Univ.Star 2025 truy tìm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo từ đại học Hàn Quốc và Việt Nam

Univ.Star 2025 truy tìm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo từ đại học Hàn Quốc và Việt Nam

Theo thông tin mới nhất, Univ.Star 2025- Cuộc thi đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo đã nhận hơn 203 dự án với sự tham gia của hơn 750 sinh viên từ 37 trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh và 12 trường Đại học Hàn Quốc. Với sự tài trợ của HS HYOSUNG, tổng giải thưởng cuộc thi lên đến 200 triệu đồng.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp lao đao vì giá giảm và vướng mắc VAT

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp lao đao vì giá giảm và vướng mắc VAT

Trong nửa đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,72 triệu tấn gạo, thu về 2,44 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2024, sản lượng tăng 3,6%, nhưng kim ngạch lại giảm mạnh 15,4%, chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân giảm sâu.
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…