Thứ tư 08/01/2025 17:09
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Thị trường mua bán nợ: nút thắt ở hành lang pháp lý!

12/10/2020 00:00
Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) thời gian qua mới chỉ mở đường cho việc hình thành thị trường mua bán nợ chứ chưa có quy định cụ thể về hoạt động của thị trường này.

Thời điểm chính thức của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, dọn đường cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ vẫn chưa được ấn định. Ảnh: THÀNH HOA

Không thiếu hàng hóa

Thị trường mua bán nợ Việt Nam dù đã đạt được những thành quả nhất định trong thời gian qua, nhất là sau khi Nghị quyết 42 của Quốc hội ra đời, nhưng vẫn được đánh giá còn khá sơ khai và còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn phát triển mạnh.

Đầu tiên, xét ở khía cạnh nguồn cung hàng hóa trên thị trường, Việt Nam hoàn toàn không thiếu. Hiện nay, vốn cung cấp cho nền kinh tế vẫn chủ yếu đến từ ngân hàng với tổng quy mô tín dụng đạt khoảng 6,8 triệu tỉ đồng (tính đến tháng 6-2018). Ngoài ra, còn có các khoản vay giữa các doanh nghiệp với nhau. Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng quy mô nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính đến cuối quí 2-2018 là khoảng 2%. Điều này đồng nghĩa với việc đang có khoảng 140.000 tỉ đồng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Đấy là còn chưa tính đến một lượng lớn nợ xấu gần như vẫn đang “án binh bất động” ở Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Về người mua và người bán, chủ thể tham gia thị trường hiện nay chủ yếu là Công ty VAMC, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và gần 30 công ty quản lý tài sản (AMC) của các TCTD. Tuy nhiên, nhiều công ty AMC thuộc các ngân hàng mới chỉ loanh quanh ở một số nghiệp vụ như thanh lý tài sản gán nợ, quản lý tài sản cầm cố, thu hồi nợ cho ngân hàng mẹ... còn việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu thì gần như không thể. Các quy định đối với AMC hơn 10 năm qua không được sửa đổi, bổ sung dù nhiều nội dung không còn phù hợp. Đó là lý do khiến AMC không giúp được gì nhiều cho ngân hàng, trong khi ở nước ngoài, các AMC được coi là “cánh tay phải” của TCTD.

Vào năm ngoái, Nghị quyết số 42 ra đời đã cho phép nhà đầu tư tư nhân tham gia mua bán nợ và tăng quyền hạn cho các TCTD trong việc thu giữ tài sản bảo đảm. Ước tính kể từ khi Nghị quyết 42 ra đời, hoạt động mua bán nợ xấu đã diễn ra sôi động hơn với khá nhiều công ty mua bán nợ mới được thành lập. Trong đó, mục tiêu chính của các đơn vị này là thâu tóm dự án bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ, từ đó tiến đến phát triển hoặc chuyển nhượng thứ cấp. Tuy nhiên, sẽ là quá lạc quan nếu cho rằng một thị trường mua bán nợ đã được hình thành đầy đủ và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Nút thắt ở hành lang pháp lý

Trên thực tế, Nghị quyết 42 thời gian qua mới chỉ mở đường cho việc hình thành thị trường mua bán nợ chứ chưa có quy định cụ thể về hoạt động của thị trường này. Theo đó, cần phải có một ủy ban đứng ra để quản lý, giám sát hoạt động, đề ra những yêu cầu, quy định đối với người tham gia thị trường cũng như các giao dịch mua bán. Bên cạnh đó, cần phải có cơ sở hạ tầng cho thị trường này như hình thành sàn giao dịch mua bán nợ (nơi đấu giá mua bán nợ) hay minh bạch tất cả những thông tin về khoản nợ, bao gồm: nợ ở đâu, thuộc loại hình nào, giá trị nguyên thủy là bao nhiêu, giá trị thị trường là bao nhiêu... Trên cơ sở đó, các bên sẽ mua, bán các khoản nợ này thông qua đấu giá.

Ước tính kể từ khi Nghị quyết 42 ra đời, hoạt động mua bán nợ xấu đã diễn ra sôi động hơn với khá nhiều công ty mua bán nợ mới được thành lập.

Theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm tạo nền tảng, cơ sở hạ tầng, quy chế cho việc thành lập thị trường mua bán nợ. Cụ thể, Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 quy định: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; hướng dẫn thi hành Nghị định 69. Phía Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của Nghị định 69 đối với AMC trực thuộc ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa có động thái cơ bản nào cho việc ra đời thị trường mua bán nợ. Vào cuối năm ngoái, bộ này ban hành kế hoạch hành động triển khai đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” và đặt nhiệm vụ: “Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động mua, bán nợ của các doanh nghiệp, về hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua, bán nợ”. Theo đó, Vụ Tài chính - Ngân hàng được giao chủ trì xây dựng nghị định của Chính phủ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, tiến độ thực hiện trong hai năm 2018-2019. Như vậy, thời điểm chính thức của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, dọn đường cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ vẫn chưa được ấn định.

Một khó khăn khác đối với hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam là sự thiếu vắng các đơn vị xếp hạng tín dụng. Tại Việt Nam, mới chỉ có duy nhất chỉ tiêu đánh giá định hạng Công ty VNR 500 được công bố, còn chưa có đơn vị nào đưa ra được định hạng tín dụng cho các khoản nợ. Ngoài ra, Việt Nam cũng thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp - vốn là đội ngũ nắm giữ toàn bộ các thông tin thị trường, đầu mối sắp xếp cho bên mua, bên bán gặp nhau. Nhờ có đội ngũ này, hoạt động mua bán nợ mới được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hợp pháp, cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, để thị trường mua bán nợ hoạt động hiệu quả và bài bản thì cũng cần quốc tế hóa các chuẩn mực kế toán để làm cơ sở dữ liệu cho công tác định giá, mua bán - sáp nhập (M&A) trên thị trường. Một đề xuất được đưa ra là Việt Nam cần xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất, minh bạch và đầy đủ thông tin về các ngành nghề, lĩnh vực, các doanh nghiệp và các khoản nợ đã được chuẩn hóa giao dịch trên thị trường. Điều này sẽ tạo cơ sở thuận tiện cho bất cứ nhà đầu tư nào có ý định tham gia thị trường, cũng như tiết kiệm chi phí, thời gian, gia tăng hiệu quả trong việc ra các quyết định đầu tư.

Linh Trang

Tin bài khác
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính có thể đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 nếu CPI tăng trên 20%, giúp giảm áp lực cho người nộp thuế trong năm 2025.
Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực, với điểm nổi bật là giảm chu kỳ điều chỉnh giá từ 3 tháng xuống còn 2 tháng. Đây là bước tiến mới hướng tới việc điều tiết giá điện linh hoạt hơn, đảm bảo tính thị trường và công bằng giữa các đối tượng chịu tác động.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đây là thông tin ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7/1.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Nếu chỉ số CPI biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới giảm trừ gia cảnh.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh 3 giải pháp đột phá phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh 3 giải pháp đột phá phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia sẻ những giải pháp chiến lược quan trọng trong Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17, với mục tiêu nâng cao năng lực phát triển đất nước.
Việt Nam trên đà trở thành ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu

Việt Nam trên đà trở thành ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu

Đây cũng là nhận định của ông Tim Evans – Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7/1.
Không chủ quan với mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI ở mức 4,5%

Không chủ quan với mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI ở mức 4,5%

Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cảnh báo không nên chủ quan với mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI ở mức 4,5% bởi các yếu tố bất định như cạnh tranh thương mại.
Ngân hàng Nhà nước: Dư nợ nền kinh tế khoảng 15,6 triệu tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước: Dư nợ nền kinh tế khoảng 15,6 triệu tỷ đồng

Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú tại cuộc họp báo chiều ngày 7/1.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển

PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh cần giải pháp đột phá và động lực phát triển để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào 2045.
Đối tác thương mại Hàn Quốc: Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ

Đối tác thương mại Hàn Quốc: Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ

Năm 2024, cán cân thương mại Hàn Quốc và Việt Nam ghi nhận thặng dư 29,9 tỷ USD cho Hàn Quốc, tăng 2,3 tỷ USD so với năm trước đó.
Quỹ hỗ trợ đầu tư: Sáng kiến chiến lược đột phá

Quỹ hỗ trợ đầu tư: Sáng kiến chiến lược đột phá

Ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp lý tại Deloitte Việt Nam đánh giá cao quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ Đầu tư, gọi đây là một “sáng kiến chiến lược” mang tính đột phá.
Khánh Hòa tiếp tục đạt tăng trưởng kinh tế ấn tượng với GRDP tăng 10,16%

Khánh Hòa tiếp tục đạt tăng trưởng kinh tế ấn tượng với GRDP tăng 10,16%

Khánh Hòa tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng kinh tế vùng với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,16% trong năm 2024, đứng thứ 7 trên toàn quốc. Đây là năm thứ ba liên tiếp tỉnh thuộc nhóm địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế "hai con số".
Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Đó là ý kiến của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 6/1.