![]() |
Quang cảnh buổi tọa đàm |
TP. Hồ Chí Minh: Siêu đô thị có nhiều điểm nghẽn về chuỗi cung ứng
Chiều 11/7, tại phường Vũng Tàu, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức tọa đàm “Không gian phát triển TP. Hồ Chí Minh- Động lực từ xây dựng chuỗi cung ứng và bán lẻ”.
Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh thành phố mới đi vào hoạt động theo mô hình hai cấp được 11 ngày, mở rộng địa giới hành chính, hợp nhất không gian phát triển với tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhằm trao đổi, thảo luận các vấn đề trọng tâm liên quan đến phát triển không gian thương mại, hệ thống phân phối và hạ tầng bán lẻ, định vị lại vai trò trung tâm kinh tế, thương mại, logistics, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
![]() |
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh |
Mở đầu buổi hội thảo, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cầu thị mong muốn lắng nghe ý kiến của 4 nhà: Nhà quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà báo.
Cụ thể, ông Bùi Tá Hoàng Vũ đề xuất lấy ý kiến từ 4 nhà, TP. Hồ Chí Minh cần phát triển quy hoạch không gian thương mại, dịch vụ gắn với đô thị đa trung tâm, tận dụng lợi thế hướng biển tăng cường kết nối khu vực, ưu tiên hình thành các cụm trung tâm mua sắm, hậu cần, chợ đầu mối, logistics tại khu vực phía Nam.
Đặt ra cho TP. Hồ Chí Minh phải quy hoạch lại không gian thương mại dịch vụ; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện lấy chợ truyền thống, hợp tác xã làm trọng tâm để vận hành, thanh toán và kết nối chuỗi cung ứng; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng các ngành hàng có tính lợi thế của vùng như nông sản, hàng tiêu dùng xanh... theo hướng linh hoạt chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo khả năng cung ứng bền vững; tập trung hạ tầng logistíc thông minh, đồng bộ cho các trung tâm phân phối kho bãi, sàn giao dịch điện tử, tận dụng kết nối cảng trung chuyển Cần Giờ; tận dụng liên kết vùng phát triển hình thành các mô hình chuỗi giá trị liên tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường mở rộng quy mô sản xuất, phân bổ tiêu dùng.
Tuy nhiên với góc nhìn của nhà quản lý, ông cũng đưa ra các điểm nghẽn của TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt: Thứ nhất về hạ tầng thương mại và phát triển thiếu đồng bộ, chênh lệch giữa các khu vực rất lớn; thứ hai là chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối thiếu liên kết còn rời rạc, nên chi phí bị đẩy lên cao; thứ ba, thương mại điện tử tuy phát triển nhanh nhưng thiếu gắn kết với chuỗi logistics, sản xuất và hệ thống phân phối; thứ tư, thiếu liên kết để hình thành sản phẩm và dịch vụ có giá trị cạnh tranh cao phục vụ cho du khách và người dân.
![]() |
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe ý kiến đóng góp của chuyên gia, doanh nghiệp. Ảnh Bích Liên |
Ở góc độ chuyên gia, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chı́nh sách công và Quản lý Fulbright bổ sung thêm: Trước sáp nhập không gian của 3 địa phương đã rời rạc rồi, yếu kém về hạ tầng, giao thông, về hạ tầng thương mại, dịch vụ, logistics còn hạn chế. Do vậy cần thay đổi về cơ chế chính sách, thể chế cho khu vực này.
Định hướng TP. Hồ Chí Minh là một siêu đô thị vươn tầm khu vực Đông Á
Sau sáp nhập TP. Hồ Chí Minh mới là siêu đô thị với diện tích 6.772 km², gấp hơn 3,2 lần diện tı́ch TP. Hồ Chí Minh cũ, gấp khoảng 25 lần Kuala Lumpur hay Đài Bắc; trên dướ i 10 lần Singapore, Jakarta, Seoul; 4,3 lần Bangkok và tương đương vớ i Thượng Hải, đưa TP. Hồ Chí Minh vào nhóm đô thị lớn bậc nhất Đông Á. Dân số 14 triệu người, chiếm khoảng 13,5% dân số cả nước, tương đương với Tokyo, vượ t Jakarta, lớn hơn nhiều so với các đô thị Đông Nam A khác và chı̉ sau những thành phố lớn của Trung Quốc.
Tất cả những điều đó tạo nên một thị trường tiêu dùng nội địa khổng lồ. Quy mô kinh tế về GRDP đạt khoảng 120 tỷ USD, tương đương 23,5% GDP cả nước, mật độ kinh tế 400 tỷ đồng/ha. Khiến cho quy mô của TP. Hồ Chí Minh rất lớn, và thành phố này có khả năng dẫn dắt về thương mại dịch vụ. Do đó, nếu đặt ra bài toán đưa đô thị TP. Hồ Chí Minh phát triển nên hướng đến tầm nhìn là trung tâm tiêu dùng mới nổi của khu vực Đông Á, bởi chúng ta có cơ sở để nhìn vào mục tiêu đó để phát triển trong 2 thập niên tới, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn nhận định.
Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh còn có nhiều lợi thế về dân số trẻ, tầng lớp trung lưu gia tăng, sức cầu nội tại lớn, nhập cư cao – họ đóng góp vào lao động, sản xuất và sức mua, du khách – định hướng chúng ta là “siêu thị thương mại tiêu dùng mới nổi của khu vực Đông Á” để thu hút khách đến Việt Nam. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cần một cơ chế để thành lập một khu thương mại tự do, trung tâm tài chính. Tuy nhiên, thể chế của trung ương đang tạo cho TP. Hồ Chí Minh một không gian rất lớn để chúng ta thúc đẩy tiềm năng lợi thế.
Cần có khu thương mại tự do giúp tăng trưởng và cất cánh
![]() |
Ông Lê Tiến Lộc – Phó chủ tịch Hiệp Hội Logistics TP. Hồ Chí Minh |
Ông Lê Tiến Lộc – Phó chủ tịch Hiệp Hội Logistics TP. Hồ Chí Minh - đánh giá: Có tư duy mới, cách làm mới, thành phố nên có nhiều phương án, có thể trước chưa làm được giờ có thể làm được do được sáp nhập, như vậy mới cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Trước mắt, TP. Hồ Chí Minh cần có một khu thương mại tự do giống như Hồng Kông, Singapore làm sao hàng hóa di chuyển giữa ba địa phương thông thoáng thủ tục hải quan, sử dụng số, giảm thiểu tối đa sử dụng giấy. Hàng hóa lưu chuyển thuận lợi nhất giữa các cảng Cái Mép – Thị Vải, Cát Lái, Hiệp Phước, cảng cạn ICD.. Làm được mới phát huy được nguồn lực.
Và Cái Mép – Thi Vải nên là trung tâm trung chuyển quốc tế nhưng phải kết nối với các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh cũ (Cát Lái, Hiệp Phước) tận dụng các bến thủy nội địa, cũng như kết nối đồng bộ với đường bộ.
![]() |
Ông Lê Kim Cương – Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ logistics - Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn |
Đồng quan điểm, ông Lê Kim Cương – Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ logistics, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - cho biết, khai thác vận chuyển các bến thủy nội địa qua sông Đồng Nai, Sài Gòn chi phí rẻ hơn 20% so với đường bộ vừa giảm ách tắc giao thông, vừa giảm được ô nhiễm CO2. Nên quy hoạch tổng thể kết nối các cảng cạn ICD và đường giao thông, nạo vét lòng sông cũng như nâng các cầu lên cao để xà lan có thể đi lại thuận lợi.
Ông Cương đề xuất, cần có chính sách về giá đất, thuế, đây là những đối tượng ưu tiên về chính sách để phát triển hạ tầng. Nếu không có chính sách thì doanh nghiệp gặp khó trong việc phát triển chính sách; giảm bớt thủ tục giấy tờ hải quan, số hoá để thủ tục thật nhanh chóng. Nếu giảm được chi phí logistics sẽ giúp ích lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra còn có ý kiến khác về các lĩnh vực bán lẻ, duy trì chợ truyền thống để phát triển sản phẩm du lịch, cũng như xây dựng các trung tâm triển lãm lớn, vừa tổ chức được các triển lãm chuyên ngành còn thu hút khách du lịch MICE đến với TP. Hồ Chí Minh...
![]() |
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại sự kiện. Ảnh Bích Liên |
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và sáng tạo để hiện thực hóa tầm nhìn trở thành trung tâm kinh tế, thương mại và tiêu dùng của khu vực Đông Nam Á.
Ông cho biết thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh mới phát triển hạ tầng thương mại, logistics hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong chuỗi cung ứng. Đây là cơ sở để thành phố phát huy vai trò trung tâm kinh tế - thương mại - tiêu dùng không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á.
Lãnh đạo thành phố cũng kêu gọi các bộ ngành, chuyên gia tiếp tục đồng hành, đóng góp giải pháp thực tiễn giúp tháo gỡ điểm nghẽn, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái logistics kết nối sản xuất - lưu thông - tiêu dùng. Đồng thời, cần lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải vào các dự án và khuyến khích mô hình đổi mới có doanh nghiệp là trung tâm, người dân là động lực.