Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI: Đất nước phát triển là phải có văn hóa kinh doanh quốc gia Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025 |
Tại diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025 diễn ra chiều ngày 11/7/2025, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, các doanh nghiệp chỉ thực sự cạnh tranh bền vững khi toàn bộ chuỗi cung ứng được "xanh hóa". Từ nguồn nguyên liệu, vận chuyển, sản xuất, đóng gói đến phân phối và xử lý phế thải, mỗi khâu đều cần được đồng bộ hóa về tiêu chuẩn bền vững. Khi các mắt xích đều "xanh", doanh nghiệp không chỉ tăng hiệu suất vận hành, mà còn xây dựng được hệ sinh thái kinh doanh bền vững, thích ứng linh hoạt với những cú sốc của thị trường.
![]() |
Chủ tịch VCCI "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững. |
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp thiết, xu hướng "xanh hóa" chuỗi cung ứng không còn đơn thuần là sự lựa chọn, mà đã trở thành chuẩn mực toàn cầu. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, doanh nghiệp nào không theo kịp tốc độ chuyển dịch này sẽ sớm bị loại khỏi sân chơi quốc tế. Việc tích hợp các tiêu chuẩn môi trường vào mọi mắt xích trong chuỗi giá trị đang là yêu cầu bắt buộc để duy trì lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt và thích ứng với yêu cầu phát triển bền vững, VCCI đã phát triển Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (Corporate Sustainability Index – CSI). Đây là công cụ thiết thực giúp doanh nghiệp tự đánh giá mức độ bền vững trong hoạt động của mình, nhận diện điểm mạnh – điểm yếu và xây dựng lộ trình cải thiện rõ ràng. Quan trọng hơn, CSI còn hỗ trợ doanh nghiệp minh bạch thông tin – yếu tố then chốt để xây dựng niềm tin với nhà đầu tư, đối tác quốc tế và người tiêu dùng.
Trong kỷ nguyên hậu COVID-19, giới đầu tư ngày càng ưu tiên rót vốn vào các doanh nghiệp có chiến lược phát triển bền vững rõ ràng. Việc công khai, minh bạch các chỉ tiêu môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, mà còn mở ra cánh cửa tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi, quỹ đầu tư xanh và cơ hội hợp tác quốc tế dài hạn.
Một yếu tố cốt lõi khác đang định hình chuẩn mực mới trong chuỗi cung ứng là “logistics xanh”. Không dừng lại ở việc tiết giảm khí thải trong vận chuyển, logistics xanh phải được tích hợp xuyên suốt từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, đóng gói, giao nhận đến xử lý chất thải và tái chế sản phẩm. Theo ông Phạm Tấn Công, đây là đòi hỏi bắt buộc nếu doanh nghiệp Việt muốn duy trì khả năng cạnh tranh và hội nhập hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
"Xanh hóa không chỉ là nhiệm vụ của các tập đoàn lớn, mà còn là bài toán sống còn với cả khối doanh nghiệp vừa và nhỏ – lực lượng chiếm hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không thay đổi tư duy và hành động sớm, họ sẽ ngày càng khó chen chân vào các thị trường có tiêu chuẩn cao như EU, Mỹ, Nhật Bản. Hành trình này tuy đầy thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội lớn – từ việc nâng cao giá trị thương hiệu, cải thiện hiệu quả vận hành đến mở rộng không gian phát triển bền vững", ông Phạm Tấn Công chia sẻ.
Nghiệp quyết 163/NQ-CP của Chính phủ đã nhấn mạnh việc phát triển logistics Việt Nam phải gắn với chuỗi cung ứng bền vững, với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh thị trường quốc tế đổi hói ngày càng cao về chỉnh sách xanh.
Chủ tịch VCCI đặt nhiều kỳ vọng vào sự kiện FIATA World Congress 2025 – Diễn đàn logistics thế giới sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Đây là cơ hội "ngàn vàng" để doanh nghiệp logistics Việt giao lưu, hợp tác với hàng nghìn đối tác quốc tế, khẳng định vị thế và nâng tầm logistics Việt Nam.
Sự kiện cũng được xem là dấu mốc quảng bá quốc gia, tăng cường thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu mới. Ông Công khẳng định, logistics xanh, minh bạch thông tin và khả năng chống chịu sẽ là yếu tố cốt lõi giúc Việt Nam bứt phá trên bản đồ kinh tế xanh toàn cầu hơn 20 năm tới.