Thứ bảy 14/06/2025 08:50
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch bệnh

28/10/2021 18:00
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ trong v
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo Bộ Tài chính, từ tháng 12/2019, dịch Covid-19 bùng phát và nhanh chóng lây lan ra các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước như làm gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu mua ô tô suy giảm.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Theo đó, áp dụng mức thu bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP.

Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2020 (khi chưa áp dụng chính sách), lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu là 102.924 xe, bình quân hơn 17,5 nghìn xe mỗi tháng. 6 tháng cuối năm khi được hưởng chính sách ưu đãi này, số lượng xe đăng ký lên tới 209.584 xe, bình quân gần 35 nghìn xe/tháng, tăng 2,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2020.Việc điều chỉnh giảm 50% lệ phí trước bạ đã mang lại nhiều tác động tích cực. Đối với người tiêu dùng, việc giảm lệ phí trước bạ đã góp phần trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu xe ô tô, làm tăng khả năng tiếp cận sản phẩm ô tô của người dân, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập trung bình cao, từ đó kích cầu tiêu dùng.

Đối với nhà sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước, việc điều chỉnh giảm 50% lệ phí trước bạ đã góp phần hỗ trợ các nhà sản xuất, phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho khi gặp dịch bệnh, nối lại chuỗi cung ứng và gia tăng sản xuất.

Theo báo cáo của VAMA cuối tháng 6/2020, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng đều qua các tháng. Đặc biệt, trong 2 tháng cuối năm 2020, sản lượng ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước bán ra tăng mạnh. Trong 2 tháng 11 và tháng 12 tăng lần lượt là gần 15% và 25% so với các tháng liền kề trước đó.

Theo tính toán, việc giảm lệ phí trước bạ đã tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Đối với thu ngân sách nhà nước, việc giảm lệ phí trước bạ làm giảm thu ngân sách. Tổng số thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 6 tháng cuối năm 2020 là 7.314 tỷ đồng. Do thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ nên số thu 6 tháng cuối năm được đánh giá là giảm tương ứng 7.314 tỷ đồng.

Tuy nhiên, số thu lệ phí trước bạ 6 tháng cuối năm 2020 của các địa phương trên cả nước vẫn tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020, do sản lượng xe ô tô bán ra trong 6 tháng cuối năm tăng gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm.

Đề xuất tiếp tục giảm lệ phí trước bạ trong 6 tháng

Sang năm 2021, từ tháng 5/2021, dịch bệnh đã bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, nhiều nơi phải phong tỏa thời gian dài. Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, số lượng xe tiêu thụ giảm mạnh.

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, số xe đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu là hơn 160 nghìn xe, bình quân hơn 26,6 nghìn xe/tháng. Trong 9 tháng, đạt 208.603 xe, bình quân hơn 23 nghìn xe/tháng. Đến quý III/2021 số xe đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu đạt hơn 16 nghìn xe/tháng. Trong tháng 8 chỉ còn 8,8 nghìn xe/tháng.

Do đó, để gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính đã hoàn thiện trình Chính phủ dự án Nghị định giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo dự thảo nghị định, Bộ Tài chính đề xuất chính sách này thực hiện từ ngày 15/11/2021 đến hết ngày 15/5/2022. Nếu trường hợp nghị định được Chính phủ ký ban hành sau ngày 15/11/2021, Bộ Tài chính trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực thi hành nghị định từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

Bộ Tài chính tính toán, việc thực hiện chính sách sẽ làm giảm thu lệ phí trước bạ theo chính sách, nhưng do số lượng xe tăng lên, nên tổng số thu về lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt vẫn tăng lên.

Biện pháp giảm lệ phí này chỉ áp dụng trong vòng 6 tháng, là giải pháp hỗ trợ ngắn hạn, nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước những tác động của đại dịch Covid-19.

PV

Tin bài khác
"Chuyến thăm của Tổng thống Litva mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác với Việt Nam"

"Chuyến thăm của Tổng thống Litva mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác với Việt Nam"

Đây cũng là nhận định từ Tham tán Thương mại của Đại sứ quán Litva - ông Arunas Karlonas khi nhìn nhận về tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước sau chuyến thăm của Tổng thống Litva đến Việt Nam vừa qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: "Không thể có thử nghiệm trong cuộc chơi này"

Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: "Không thể có thử nghiệm trong cuộc chơi này"

Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam không thể là thử nghiệm. "Cuộc chơi" này đòi hỏi hệ sinh thái đồng bộ, pháp lý rõ ràng và chuyên gia hàng đầu thế giới.
Nhiều chính sách ưu đãi vượt trội, Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam hứa hẹn thu hút dòng vốn lớn

Nhiều chính sách ưu đãi vượt trội, Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam hứa hẹn thu hút dòng vốn lớn

Chiều 12/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (TCTCQT) tại Việt Nam. Nhiều đại biểu nhận định đây là bước đi chiến lược, mở ra cơ hội huy động nguồn lực tài chính từ quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Thương hiệu địa phương sẽ như nào khi sáp nhập tỉnh ?

Thương hiệu địa phương sẽ như nào khi sáp nhập tỉnh ?

Đại biểu Quốc hội bày tỏ ủng hộ sáp nhập tỉnh nhưng cảnh báo nguy cơ mai một thương hiệu địa phương như Sơn Đoòng, dừa Bến Tre, hạt điều Bình Phước nếu không có giải pháp bảo hộ chỉ dẫn địa lý phù hợp.
Đề xuất tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030 tạo sinh kế cho người dân

Đề xuất tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp đến 2030 tạo sinh kế cho người dân

Chiều 11/6, tại kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030.
Thuế hộ kinh doanh sẽ thay đổi toàn diện, ai hưởng lợi, ai gặp khó khăn?

Thuế hộ kinh doanh sẽ thay đổi toàn diện, ai hưởng lợi, ai gặp khó khăn?

Xóa bỏ thuế khoán, chuyển sang tự kê khai – một đề xuất cải cách đột phá. Hàng triệu hộ kinh doanh Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức lớn.
Kinh tế xanh, tuần hoàn là xu hướng tất yếu của nền kinh tế

Kinh tế xanh, tuần hoàn là xu hướng tất yếu của nền kinh tế

Kinh tế xanh và tuần hoàn đang trở thành chìa khóa cho phát triển bền vững. Với nỗ lực chuyển đổi mô hình, quốc gia hướng tới một tương lai xanh, bảo vệ môi trường.
Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Có nên cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo đang tranh chấp?

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Có nên cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo đang tranh chấp?

Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bỏ điều kiện là “tài sản đảm bảo không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền" để ngân hàng được quyền thu giữ tài sản đảm bảo. Điều kiện này hiện được quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14.
Việt Nam trước làn sóng dịch chuyển tài sản toàn cầu

Việt Nam trước làn sóng dịch chuyển tài sản toàn cầu

Dòng vốn của giới siêu giàu đang tái định vị theo hướng chọn lọc và dài hạn, Việt Nam nổi lên như một điểm đến mới nhờ chính sách cải cách, hạ tầng nâng cấp.
Siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ

Siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp đưa ra quy định siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp chưa đại chúng nhằm tăng minh bạch, giảm rủi ro tài chính và loại bỏ hành vi trục lợi chính sách.
Kinh tế nội địa bật dậy: Tiêu dùng tăng vọt, đầu tư công bứt phá?

Kinh tế nội địa bật dậy: Tiêu dùng tăng vọt, đầu tư công bứt phá?

Tiêu dùng nội địa đóng góp gần 60%, đầu tư công tăng tốc, cùng xuất khẩu giữ đà vững – liệu Việt Nam có cân bằng thành công và đạt mục tiêu tăng trưởng 8%?
Quỹ Xanh và lời hứa hàng tỷ USD: Cơ hội hay ảo vọng?

Quỹ Xanh và lời hứa hàng tỷ USD: Cơ hội hay ảo vọng?

Việt Nam đặt mục tiêu 10% tín dụng xanh năm 2025, cần 135 tỷ USD năng lượng sạch và mở cơ hội lớn từ trái phiếu, vốn JETP và tín dụng xanh.
Khi hạ tầng giao thông bước sang trang sử mới với hai dự án lớn

Khi hạ tầng giao thông bước sang trang sử mới với hai dự án lớn

Với hai đại dự án hạ tầng quy mô kỷ lục, đang kiến tạo mạng lưới giao thông chiến lược, mở rộng không gian kinh tế và kết nối vận tải đa phương thức toàn quốc.
Tâm lý sợ công nghệ, nhiều hộ kinh doanh tháo biển hiệu làm freelancer

Tâm lý sợ công nghệ, nhiều hộ kinh doanh tháo biển hiệu làm freelancer

Sợ công nghệ, phần mềm quản lý, ngại máy tính tiền, không quen hóa đơn điện tử... nhiều hộ kinh doanh cá thể đang chọn “ẩn mình” khỏi hệ thống để tiếp tục sống sót dưới dạng freelancer (người làm việc tự do) không biển hiệu.