Thứ tư 23/10/2024 15:40
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tác động từ các các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga

07/05/2022 09:54
Các đòn trừng phạt nhắm vào Nga cùng tình hình chiến sự Ukraine leo thang làm cả phương Tây lẫn Moscow thiệt hại nặng. Giảng viên Đại học RMIT - Tiến sĩ Greeni Maheshwari tin các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga để đáp lại cuộc xung đột Nga
aa

Các lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Nga?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari
Tiến sĩ Greeni Maheshwari.

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Tôi tin các lệnh trừng phạt này cứng rắn và có thể kéo dài, cũng như tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga. Các nhà kinh tế dự đoán GDP của Nga có thể giảm từ 10-15% vào cuối năm nay. Lạm phát có khả năng tăng đến 20%. Một số doanh nghiệp Nga phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu đã và đang phải quay cuồng với chuỗi sản xuất.

Trong khi đó, các nước thường bán hàng cho Nga ít chịu tổn thất khi giao thương bị cắt đứt. Điển hình như Nga chi 11,5 tỷ đô la Mỹ hàng năm cho mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là ô tô. Các nước bán ô tô cho Nga nhiều nhất là Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản, cung cấp 63% thị trường xe cơ giới của Nga. Nhưng nếu cắt giao thương với Nga, các nước này chỉ mất khoảng 3% hoạt động kinh doanh quốc tế.

Các công ty tài chính, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ của Nga cũng đang đối mặt với áp lực rất lớn, và chính người dân Nga cũng đang cảm thấy áp lực kinh tế. Ví dụ, đã có nhiều thông tin về việc hoảng loạn mua hàng trong các siêu thị ở Nga và các kênh truyền thông xã hội Nga cũng tràn ngập hình ảnh các kệ hàng trống trong siêu thị và video người dân tranh nhau mua đường và ngũ cốc. Tuy nhiên, điều này có thể là do vấn đề dự trữ chứ không phải vì sự khan hiếm hàng hoá nói chung.

Các ngân hàng lớn trên toàn cầu không muốn cấp vốn cho các giao dịch liên quan đến Nga và đều cho biết họ đang thu hẹp hoạt động kinh doanh ở Nga, có thể làvì họ sợ hãi trước viễn cảnh được trả tiền bằng đồng rúp.

Các hãng hàng không Nga phụ thuộc vào máy bay của Boeing và Airbus. Nếu không thể nhập khẩu, Nga có nguy cơ cạn kiệt các phụ tùng chuyên dụng cần thiết để bảo trì máy bay và không phải lúc nào cũng có thể mua các phụ tùng này từ các nhà cung cấp thứ ba.

Các quốc gia muốn giao thương với Nga gặp khó khăn khi giao dịch vì 30-50% các hãng vận tải biển toàn cầu đã tạm ngừng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Nga.

Nga đã phản ứng ra sao với các lệnh trừng phạt?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Trước khi nói đến các phản ứng của Nga, hãy cùng nhắc lại sự kiện hồi năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Dù các lệnh trừng phạt năm 2014 ít gay gắt hơn so với bây giờ, nhưng cũng đã giúp Nga chuẩn bị tâm thế và xây dựng các phương án để vượt qua khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Vào năm 2014, Nga đã tăng lãi suất từ 5,5% lên 17% để giữ cho đồng rúp không bị mất giá và lần này Nga cũng thực hiện biện pháp như vậy khi lãi suất tăng từ 8,5% lên 20%.

Đồng rúp sụt giảm hiện tại cũng tương tự như năm 2014. Trong năm 2014, đồng rúp đã giảm từ 35 xuống 69 rúp cho 1 đô la Mỹ trong khoảng thời gian một năm. Trong khi thời điểm này, đồng tiền này đã giảm từ 78 rúp (ngày 23/2) xuống 150 rúp (ngày 7/3) chỉ trong khoảng 15 ngày và hiện tại tăng trở lại 65 rúp cho 1 đô la vào ngày 6/5/2022.

Có một số nguyên nhân khiến đồng rúp phục hồi giá trị:

- Việc Nga tăng lãi suất rõ ràng đã có tác động. Người dân Nga vốn có ý định bán đồng rúp để mua đô la hay euro đã có động cơ lớn để giữ lại tiền rúp. Càng ít đồng rúp được bán, thì áp lực giảm giá lên đồng tiền này càng ít.

- Biện pháp tiếp theo được Nga thực hiện tương tự như năm 2014 là các doanh nghiệp Nga có doanh thu từ xuất khẩu được yêu cầu chuyển đổi 80% từ đồng đô la sang đồng rúp, bất chấp tỷ giá hối đoái, vì vậy điều này đã tạo ra nhu cầu đáng kể cho đồng tiền Nga và giúp đồng tiền này tăng giá.

- Lệnh cấm trước đây đối với tất cả các khoản vay và chuyển khoản ngoại hối đã tạm ngưng để duy trì ngoại tệ trong nước cũng như không khuyến khích người dân Nga bán rúp lấy đô la hoặc euro. Tuy nhiên, những hạn chế này đã được nới lỏng gần đây và việc chuyển đổi tiền tệ cũng được giới hạn ở mức 10.000 đô la cho các cá nhân trong một năm.

- Chính phủ Nga đã hạn chế khả năng mua bán cổ phiếu và trái phiếu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giúp ổn định thị chứng khoán và trái phiếu cũng như giữ tiền lại trong nước, và tất cả điều này đã giúp cho đồng rúp không xuống giá.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tại sao Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Nga là trạm khí đốt lớn của thế giới. Trong đó, châu Âu nhập khẩu nhiều nhất lượng khí đốt từ Nga để sưởi ấm nhà, sản xuất điện, và sử dụng cho ngành công nghiệp nhiên liệu. Châu Âu vẫn mua năng lượng từ Nga kể cả khi xung đột đang diễn ra.

Châu Âu phụ thuộc nhiều vào Nga về nhu cầu năng lượng, trong đó khoảng 40% lượng khí đốt đến từ nước này. Nếu Nga ngừng xuất khẩu nguồn năng lượng này, hậu quả sẽ là thiếu hụt nguồn cung, khiến các nhà máy đóng cửa và kéo theo tăng chi phí năng lượng trong khu vực châu Âu.

Đức có thể sẽ chịu tác động mạnh nhất. Vốn là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là cường quốc công nghiệp, Đức phụ thuộc Nga nhiều hơn các nước khác trong việc nhập khẩu khí đốt. Trước khi cuộc xung đột bắt đầu, 55% lượng khí đốt nhập khẩu của nước này đến từ Nga, con số này đã giảm xuống còn 40% trong quý đầu tiên của năm 2022.

Một số nhà kinh tế Đức dự đoán, nếu Đức ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga, GDP nước này có thể giảm từ 2-5%.

Do châu Âu phụ thuộc vào Nga nhiều như vậy nên việc Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp sẽ giúp Nga phần nào trong việc tránh các biện pháp trừng phạt tài chính, đồng thời nâng cao giá trị của đồng rúp và bảo vệ nền kinh tế Nga.

Nếu Nga thành công trong việc buộc các nước này thanh toán bằng đồng rúp, các nước khác sẽ buộc phải mua đồng tiền này. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu về tiền tệ tăng vọt và giá của đồng rúp sẽ tự nhiên tăng lên.

Sự phục hồi của đồng rúp có giúp Nga tăng trưởng trong hệ thống tài chính trên thế giới, trong trường hợp nhiều quốc gia muốn sử dụng đồng rúp làm tiền tệ dự trữ?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Khả năng cao các nước sẽ không lập tức thực hiện chuyển đổi này như Nga yêu cầu. Nhưng để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhiều quốc gia có thể sử dụng tiền tệ của riêng họ hoặc thậm chí dùng hệ thống “trao đổi bằng hàng hoá”.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có khả năng giám sát bất kỳ giao dịch nào bằng đồng đô la trên thế giới. Nhưng nếu các giao dịch được thực hiện bằng đồng rúp hoặc bất kỳ đồng nội tệ nào, thì Mỹ sẽ không có nhiều quyền kiểm soát, và điều này có thể giúp bảo tồn giá trị đồng tiền của Nga.

Không phải tất cả quốc gia đều đang áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Mặc dù nền kinh tế Nga sẽ chịu tác động, nhưng tôi tin tưởng khả năng cao các giao dịch thương mại sẽ vẫn tiếp diễn.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, Nga vẫn quyết không rút lui ở Ukraine. Bà có nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga suy nghĩ lại về cuộc chiến ở nước láng giềng?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt có xu hướng sụt giảm nếu quốc gia hứng chịu có nền kinh tế mạnh và từ chối tuân thủ trật tự thế giới. Và Nga là một nước như vậy.

Nga là nhà xuất khẩu năng lượng rất lớn, thu về gần 1 tỷ euro mỗi ngày từ việc xuất khẩu nhiên liệu. Trong khi đó, nhiều công ty phương Tây vẫn trả tiền thuê mặt bằng và tiền lương cho nhân công. Vì vậy, cuộc sống người dân ở các thành phố có bị ảnh hưởng nhưng cũng không quá nhiều.

Một số chuyên gia cho rằng, việc Visa, Mastercard chặn các tổ chức tài chính Nga khỏi mạng lưới sẽ gây ra hỗn loạn. Nhưng Nga đã chuẩn bị cho điều này, và xây dựng hệ thống thanh toán nội địa MIR, một hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử do Ngân hàng Trung ương Nga thành lập vào năm 2014. Do đó, chỉ có người Nga hiện đang ở nước ngoài mới bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Nga có mối quan hệ tốt với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ và điều này có thể giúp Nga vượt qua.

Một lý do khác giúp Nga nuôi hy vọng sống sót qua các lệnh trừng phạt chủ yếu nằm ở mối quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới và cung cấp khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu của Nga. Hàng hoá của Trung Quốc cũng có thể thay thế Mỹ và châu Âu, do hàng hoá của các quốc gia này đang cấm xuất khẩu vào Nga. Trung Quốc cũng đã cung cấp một phần lớn máy móc và thiết bị điện tử cho Nga.

Do đó, có thể thấy Nga sẽ khó lòng từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine và tiếp tục tiến hành quyết liệt cho đến khi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa được áp đặt.

Tiến sĩ Greeni Maheshwari có bằng Tiến sĩ Quản trị kinh doanh về Lãnh đạo và Kinh doanh toàn cầu tại California (Hoa Kỳ). Trong nhiều năm giảng dạy, bà đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng nhờ đóng góp xuất sắc vào dạy và học ở Việt Nam. Tiến sĩ Maheshwari hiện là giảng viên khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam. Bà nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khởi nghiệp.

Minh Ngọc (Đại học RMIT)

Tin bài khác
Xuất khẩu xe điện Trung Quốc sang EU tăng vọt trước khi áp dụng mức thuế mới

Xuất khẩu xe điện Trung Quốc sang EU tăng vọt trước khi áp dụng mức thuế mới

Lượng xe điện xuất khẩu sang khối đã đạt mức cao thứ hai trong lịch sử vào tháng trước, với việc các thành viên EU đã bỏ phiếu áp thuế lên đến 35% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc.
Thập kỷ vàng của chỉ số S&P 500 đã kết thúc

Thập kỷ vàng của chỉ số S&P 500 đã kết thúc

Goldman Sachs dự báo chỉ số S&P 500 sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 3% trong 10 năm tới. Con số này sẽ giảm đáng kể so với mức 13% của thập kỷ trước.
Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Nga muốn chấm dứt sự thống trị của USD qua hội nghị thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng nhận được sự ủng hộ để đối đầu với sự thống trị của USD và phương Tây trong nền kinh tế toàn cầu, khi động lực mở rộng khối đối trọng BRICS ngày càng tăng.
Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn

Theo đó, lãi suất cho vay trung bình một năm đã giảm xuống 3,10% từ mức 3,35%, trong khi lãi suất cho vay năm năm được hạ xuống 3,60% từ mức 3,85%.
Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử

Rủi ro lạm phát và tăng trưởng của Đông Nam Á nếu ông Trump tái đắc cử

Cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ việc tăng cường áp thuế quan một cách quyết liệt. Và kết quả của cuộc bầu cử có thể mang đến những hệ lụy sâu rộng cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Đông Nam Á.
Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức gần đây đã phát đi cảnh báo lợi nhuận, phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế và nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: Tập trung vào việc tạo việc làm trước các cuộc họp thường niên

Ngân hàng Thế giới sẽ công bố kế hoạch giải quyết các vấn đề về tạo việc làm, chênh lệch giới tính và an ninh lương thực tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thế giới tuần tới.
Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Trung Quốc báo cáo tăng trưởng GDP quý III vượt nhẹ so với kỳ vọng

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hôm 18/10 đã công bố mức tăng trưởng GDP quý III đạt 4,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt nhẹ so với mức kỳ vọng 4,5%.
Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Du lịch y tế tại ASEAN - Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới của Trung Quốc

Bệnh nhân đang đổ về khu vực ASEAN để tìm kiếm các phương pháp điều trị y tế thay thế, chất lượng cao, trong khi các công ty dược phẩm sinh học đang mở rộng sang những thị trường mới nổi.
Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Nga-Trung thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy thương mại giữa hai nước

Hiện tại, Nga đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự cô lập khỏi các thị trường toàn cầu.
Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái

Theo Morgan Stanley, nền kinh tế Mỹ dường như đang trên đà tăng trưởng, nhưng có hai yếu tố có thể phá vỡ dự báo không suy thoái của Phố Wall.
Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Lãnh đạo Hồng Kông (Trung Quốc) công bố biện pháp nhằm giải quyết khủng hoảng nhà ở

Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã công bố các biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở của thành phố, và gọi đây là “vấn đề được công chúng đặc biệt quan tâm”.
Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Việc ủng hộ tiền kỹ thuật số được coi là thay đổi lớn về quan điểm của Donald Trump. Trước đó, ông từng thừa nhận không có cảm tình với các loại tiền mã hóa.
Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo IMF, mức nợ công toàn cầu sẽ đạt 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới vào cuối năm 2024, và tiến gần mức 100% vào năm 2030.
Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

JPMorgan Chase và Standard Chartered nằm trong số các ngân hàng lần đầu tiên cử đại diện tới tham dự hội nghị COP16 về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/10.