Thứ bảy 16/11/2024 21:32
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Sông Mã “gầm lên khúc độc hành…”

11/05/2021 09:52
Người Thanh Hóa ở các huyện ven sông đã quen với sự hiện diện của dòng sông Mã xanh mát, hào phóng chảy qua bản, qua làng. Sông nương vào làng để vươn ra biển lớn, người nương vào sông để kiếm kế mưu sinh. Vậy mà có một ngày dòng sông bị đầu độc.

Khi dòng sông lên tiếng…

Chảy vào đất Thanh Hóa, bắt đầu từ cửa khẩu Tén Tằn (Mương Lát), mang theo phù sa cho những bãi bồi, làng mạc, sông Mã đã bao bọc cho bao kiếp người tần tảo mưu sinh, vậy mà một ngày giữa tháng 3 năm 2021, người ta bỗng phát hiện những con cá chết, xác nổi trắng cả một khúc sông mà không rõ nguyên nhân. Đầu tiên là Cá nuôi lồng ở Bá Thước, Cẩm Thủy, rồi đến Quan hóa…những lồng cá của bà con nuôi trên Sông Mã cũng bắt đầu chết. Trong vòng một tháng, chưa kể nguồn thủy sản tự nhiên, hàng chục tấn cá nuôi của hàng trăm hộ dân chết không cứu vớt kịp. Nước Sông Mã đoạn qua các khu vực này chuyển màu đen ngầu, biểu hiện của sự ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên nguồn ô nhiễm đó xuất phát từ đâu, khi mà lĩnh vực môi trường được quản lý một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, khi mà bất kỳ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cũng có các tờ giấy cam kết, báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) mực đen, dấu đỏ đúng quy trình.

Dòng sông mã bình yên chảy

Dòng sông mã bình yên chảy.

Sự việc xảy ra gây xôn xao dư luận, buộc các cơ quan chức năng, các nhà quản lý trên địa bàn nhanh chóng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để xác định nguyên nhân cá nuôi lồng và thủy sinh trên Sông Mã chết.

Qua quá trình kiểm tra, một thảm họa môi trường dần dần được lộ diện, đó là hành vi xả trực tiếp nguồn nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã của một số doanh nghiệp (DN). Đầu tiên là Đoàn kiểm tra liên nghành của huyện Bá thước đã phát hiện nhiều DN sản xuất bột giấy, vàng mã, chế biễn gỗ giấy đã chôn đường ống xả trộm ra sông. Tiếp đến là huyện Quan Hóa, huyện Cẩm Thủy cũng lần lượt kiểm tra và phát hiện các DN chế biến gỗ, giấy, tre luồng cũng có hành vi xả trộm, bức tử dòng Sông Mã.

Hóa ra người ta chọn cách đặt cơ sở sản xuất dọc bờ sông là cách để giảm bớt đi chi phí sản xuất bằng cách xả thải trực tiếp không mà không cần xử lý. Bằng cách đó, các DN đã đầu độc nguồn nước sông, biến sông Mã dần trở thành “dòng sông chết”, gây thiệt hại không nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng nghìn người dân cũng như hệ sinh thái trải dài gần 100 km dọc bờ sông Mã.

Có lẽ sự việc không chỉ mới bắt đầu bắt đầu từ, bởi nhiều DN đã hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất gỗ, giấy, vàng mã đã nhiều năm, nhưng hệ thống xử lý nước thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn, hoặc là có xây dựng cũng chỉ mang tính đối phó. Có nghĩa là người ta đã đầu độc nước sông Mã từ nhiều năm trước. Chỉ là dòng sông bao dung đã cuốn trôi những dấu vết của sự ích kỷ, hay là con người vô tâm trước sự hào phóng của dòng sông(?!)

Và sự nổi giận của thiên nhiên

Và sự nổi giận của thiên nhiên. (Ảnh: Sông Mã)

Tuy nhiên sự vô tâm hay ích kỷ của những người điều hành doanh nghiệp trong thảm họa môi trường này đã chạm đến cực ngưỡng mà Sông Mã có thể chịu đựng. Nước sông đen ngầu, hàng chục tấn thủy sinh chết là tiếng kêu cứu của dòng sông, cũng là những hồi còi báo hiệu về hệ thống quản lý giám sát môi trường của chúng ta đang bị “lỗi” ở đâu đó.

Có không một “lỗ hổng” trong hệ thống giám sát, bảo vệ môi trường ?

Có một thực tế là để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước sông Mã, có cả một hệ thống ban ngành phối hợp hoạt động rất đồng bộ từ trên xuống dưới và gần như đều có hoạt động giám sát kiểm tra định kỳ. Ngay tại huyện Bá Thước, trước khi xảy ra hiện tượng cá chết 3-4 ngày, ngày 11 và 12/3/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng vừa phối hợp với hệ thống cơ quan quản lý địa phương tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại một số cơ sở sản xuất giấy vàng mã trên địa bàn, nhưng không phát hiện được những hành vi bức tử nguồn nước sông Mã. Và hiển nhiên không phát hiện ra lỗi của DN thì các DN đó nghiễm nhiên vẫn được xác nhận là đảm bảo an toàn môi trường, và hiển nhiên là họ có đầy đủ hồ sơ để chứng minh điều đó. Còn trên thực tế, Sông Mã đã bị đầu độc đến mức gần trở thành dòng sông chết từ lâu rồi! Vậy quá trình vận hành hệ thống giám sát, quản lý, bảo vệ môi trường ở đây bị “lỗi” ở điểm nào? Hoạt động xả thải ra sông Mã đã “tránh” được “camera” giám sát, do “máy chủ” đặt ở xa, do các điểm xả thải trộm đặt ở “điểm mù” của hệ thống “camera” giám sát hay do “năng lực và điều kiện có hạn” như thừa nhận của một cán bộ địa phương trên địa bàn Bá Thước đã dám thẳng thắn.

Hậu quả của những lợi ích ngầm và dong sông lên tiếng

Hậu quả của những lợi ích ngầm và dòng sông lên tiếng.

Và còn một thực tế nữa, đó là khi con người có những hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng tự nhiên, không tôn trọng môi trường sống của chính mình thì thiên nhiên cũng có cách hành xử theo quy luật sinh tồn của thiên nhiên. Nhưng có lẽ những người có hành vi bức tử sông Mã đã nghĩ rằng một dòng sông sẽ không có tiếng nói, và họ đã “lách” được hệ thống an ninh môi trường do con người tạo ra có nghĩa là những hành vi hèn hạ của họ sẽ ở trong im lặng.

Nhưng không! Sông Mã đã lên tiếng tố cáo hành vi của những người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng. Lời tố cáo đó hiện thân lên xác những thủy sinh nhỏ bé và nó đã phát huy hiệu quả khi sau đó hàng loạt các DN hoặc tự giác, hoặc bị phát giác đã xác nhận hành vi xả thải trái phép nguồn nước chưa qua xử lý ra Sông Mã. Nhìn cái cách họ chôn đường ống, nhìn những thứ họ sổ ra sông mới thấy hết sự tàn bạo, ích kỷ của con người. Chắc chắn rồi, những hành vi đó sẽ có cả một hệ thống cơ quan chức năng vào cuộc luận tội và có hình thức xử lý như một số vị lãnh đạo chức năng đã khẳng định.

Khi hàng tấn cá chết trên sông mã đã tố cáo những kẻ bất chấp môi trường sống để trục lợi

Khi hàng tấn cá chết trên sông mã đã tố cáo những kẻ bất chấp môi trường sống để trục lợi.

Tuy nhiên trong “thảm họa môi trường” xảy ra với Sông Mã lần này không thể không thể không nhắc đến trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc đảm bảo môi trường cho sông Mã. Có lẽ sau sự việc đáng tiếc này, trên cơ sở nhìn thấy cả hệ thống giám sát môi trường to đùng được thiết kế từ Trung ương đến địa phương, chúng ta nên đặt ra câu hỏi: ngoài hành vi cố ý xả thải trộm, gây tác động xấu đến nguồn nước của những người đứng đầu DN ở đây, thì những người làm công tác giám sát, bảo vệ môi trường trên địa bàn đã thực sự nghiêm túc, hết trách nhiệm trong thực thi công vụ hay chưa? Ai là người chịu trách nhiệm nhiệm trước “lỗ hổng” giám sát để xảy ra hậu quả ngiêm trọng và lâu dài dối với nguồn nước sông Mã và những người nuôi cá mưu sinh trên sông. Thiết nghĩ, đã có DN dám nhận sai thì những người làm công tác quản lý cũng cần có một cái nhìn thẳng thắn, khách quan trong công tác xử lý sai phạm.

Ngọc Lâm

Tin bài khác
Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến thắng của ông Trump và chính sách đối ngoại cứng rắn có thể thay đổi lớn chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế gì trong bối cảnh mới này?
Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, các biện pháp bảo hộ sẽ được thiết lập mạnh mẽ hơn, đi kèm với sự gia tăng của các vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hàng sản xuất nội địa của Mỹ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với báo chí những giải pháp về tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Jaspaert - Chủ tịch EuroCham chỉ ra, để hoàn thành một trang trại điện gió ngoài khơi cần ít nhất ba năm xây dựng và đưa vào vận hành.
Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường các-bon, thực hiện cam kết tại COP 26. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và giải pháp đồng bộ từ các cấp, ngành và cộng đồng.
TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, sau khi Quốc hội thông qua ba luật quan trọng về Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản TP.HCM đã ghi nhận sự hồi phục tích cực.
PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

Theo PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Luật Đất đai 1987 đã tạo nền móng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng đề xuất áp thuế suất 15% cho doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% cho doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn.
Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Bộ Xây dựng đang xem xét chính sách thuế đối với những cá nhân sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ. Chuyên gia Savills nhận định rằng thuế là công cụ hiệu quả để bình ổn giá nhà và quản lý tài nguyên.
Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng gia tăng và các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tối ưu hóa năng lượng.
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được doanh nghiệp quan tâm.
Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam ước tính 5G sẽ chiếm khoảng 50% thuê bao di động vào năm 2029. Hiện nay, hơn 25% lưu lượng dữ liệu được truyền tải qua 5G.
Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Hiện nay vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai đang được đưa ra bàn thảo nhiều. Việc đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như sự lên tiếng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính về việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai.
Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Trong bối cảnh bất ổn năng lượng, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nên đầu tư vào năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững.
Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.