Thứ năm 17/04/2025 13:20
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Sở hữu tiềm năng năng lượng sóng - hướng đi mới cho tương lai năng lượng xanh Việt Nam

01/03/2025 13:00
Việt Nam sở hữu một nguồn năng lượng sạch vô cùng phong phú từ biển cả, đặc biệt là năng lượng sóng (wave energy), có tiềm năng lớn trong việc cung cấp một phần nguồn năng lượng tái tạo cho toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia có bờ biển dài.
Việt Nam sở hữu trên 3.260 km bờ
Việt Nam sở hữu trên 3.260 km bờ bờ biển, trải dài từ Bắc xuống Nam. Nguồn ảnh: pqr.vn

Với hơn 3.260 km bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (không tính các hải đảo), Việt Nam đứng thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia, quần đảo và lãnh thổ ven biển trên thế giới.

Năng lượng sóng, là một dạng năng lượng tái tạo được tạo ra từ chuyển động của sóng biển, mang theo nguồn năng lượng lớn có thể được khai thác và chuyển đổi thành điện năng thông qua các công nghệ hiện đại. Điều đặc biệt là năng lượng sóng biển là vô tận và không gây ô nhiễm, chưa được khai thác nhiều nhưng trong tương lai có thể giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Một mô-đun thu hồi năng lượng sóng thuộc dự án Carnegie Clean Energy (Nguồn: carnegiece.com)
Một mô-đun thu hồi năng lượng sóng thuộc dự án Carnegie Clean Energy. Nguồn ảnh: carnegiece.com

Thực tế, năng lượng sóng còn có thể ổn định và đáng tin cậy hơn so với năng lượng Mặt Trời và gió. Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo ngành năng lượng Đại dương sẽ phát triển mạnh, đạt hơn 300 Gigawatt vào năm 2050. Hiện nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu thử nghiệm khai thác năng lượng sóng, đặc biệt là ở Châu Âu, nơi đã có chính sách và hỗ trợ tài chính thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng này.

Australia, với lợi thế bờ biển dài và sóng mạnh, là một trong những quốc gia tiên phong trong việc khai thác năng lượng sóng. Ngành năng lượng sóng ở đây đang dần trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của quốc gia này, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.

Một báo cáo về năng lượng sóng tại Australia, công bố trong Hội nghị Quốc tế về Năng lượng Đại dương năm 2024 ở Melbourne, đã khẳng định rằng, ngoài tiềm năng tự nhiên, Australia còn sở hữu năng lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ và lực lượng lao động lành nghề để thúc đẩy ngành năng lượng sóng.

Giáo sư Hugh Wolgamot, Giám đốc Dự án Blue Economy CRC từ Đại học Western Australia, đã kêu gọi cần "đưa năng lượng sóng lên hàng đầu trong cuộc thảo luận về quá trình chuyển đổi năng lượng", và khẳng định đây là thời điểm hành động mạnh mẽ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên, Australia cũng gặp phải một số thách thức về chính sách, công nghệ và chi phí, khiến các dự án năng lượng sóng chưa đạt được sự nổi bật, chủ yếu tập trung vào việc phát triển các thiết bị thu năng lượng sóng, như các buồng phát điện đặt dọc bờ biển.

Dự án Carnegie Clean Energy ở bờ biển phía Tây Australia là một trong những dự án dẫn đầu trong công nghệ khai thác năng lượng sóng, với công suất phát điện lên đến 240kW ở các mô-đun thử nghiệm và có thể đạt 10 MW trong các giai đoạn tiếp theo. Các khu vực khác như New South Wales, Nam Australia và Tasmania cũng đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm khai thác nguồn năng lượng này.

Các công nghệ nổi bật trong khai thác năng lượng sóng hiện nay bao gồm hệ thống phao nổi Pelamis, thiết bị Oyster gần bờ, và Wave Energy Converter (WEC), giúp chuyển đổi năng lượng sóng thành điện năng. Năng lượng sóng có ưu điểm lớn là là nguồn năng lượng tái tạo, ổn định và không gây ô nhiễm, vượt trội hơn so với năng lượng gió và Mặt Trời trong việc sản xuất điện liên tục.

Mô hình công nghệ Pelamis thu hồi năng lượng sóng. (Nguồn: 2010 IEEE International Energy Conference)
Mô hình công nghệ Pelamis thu hồi năng lượng sóng. Nguồn ảnh: 2010 IEEE International Energy Conference
Mô hình công nghệ Oyster thu hồi năng lượng sóng. (Nguồn: Aquamarine Power)
Mô hình công nghệ Oyster thu hồi năng lượng sóng. Nguồn ảnh: Aquamarine Power

Ngoài ra, các dự án năng lượng sóng có thể được triển khai gần các khu vực tiêu thụ năng lượng ngoài khơi, như các hải đảo, giúp giảm chi phí truyền tải điện. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và bảo trì các dự án khai thác năng lượng sóng hiện vẫn còn khá cao và đòi hỏi công nghệ tiên tiến để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Việt Nam, với điều kiện địa lý và thiên nhiên thuận lợi, có tiềm năng rất lớn để phát triển các dự án năng lượng sóng. Bờ biển Việt Nam không chỉ dài mà còn có nhiều khu vực sóng mạnh và ổn định, như Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận và các tỉnh phía Nam, tạo ra cơ hội lớn cho việc khai thác nguồn năng lượng này.

Trong bối cảnh nền kinh tế và dân số Việt Nam đang phát triển mạnh, nhu cầu năng lượng cũng ngày càng tăng cao, trong khi việc sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng sóng, gió và Mặt Trời, sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng quốc gia trong tương lai.

Với tính không ổn định của khí hậu Việt Nam, năng lượng sóng có thể kết hợp hiệu quả với năng lượng gió và Mặt Trời để tạo ra hệ thống năng lượng tái tạo ổn định.

Ngày 11/2/2020, Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW, xác định chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong đó khuyến khích phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo.

Biển miền Trung của Việt Nam là nơi nhiều vùng có sóng to quanh năm. (Nguồn: Internet)
Biển miền Trung của Việt Nam là nơi nhiều vùng có sóng to quanh năm. Nguồn ảnh: Internet

Việt Nam đang sở hữu điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp năng lượng sóng, nhưng để đạt được "điều kiện đủ", cần đầu tư đáng kể vào nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai công nghệ. Năng lượng sóng có thể là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam trong tương lai.

Tin bài khác
GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Tuấn- Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã có những chia sẻ sâu sắc về những nhóm công nghệ nền tảng mà Việt Nam cần ưu tiên đầu tư, phát triển trong thời gian tới.
"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

Đây cũng là đề xuất của GS.TS Trần Xuân Tú - Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Tọa đàm khoa học “Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia” diễn ra sáng ngày 17/4.
GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

Theo GS. TS Nguyễn Đình Đức, vai trò của đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và cơ chế pháp lý trong việc đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp mới và xã hội thông minh.
GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo nhấn mạnh vai trò của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kêu gọi Việt Nam thay đổi tư duy phát triển khoa học công nghệ theo hướng gắn với sản xuất và chiến lược quốc gia.
Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – khẳng định trên TPO, nghệ sĩ không thể vô can khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo có dấu hiệu sai phạm. Một khi sản phẩm xảy ra vấn đề, việc biện minh là “chỉ đọc kịch bản” là không thể chấp nhận.
TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh cần định nghĩa rõ "người trẻ" và đề xuất giải pháp phát triển nhà ở xã hội hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Việc liên tục tìm kiếm giải pháp, ứng dụng công nghệ và thích nghi linh hoạt với thay đổi thị trường chính là “chìa khóa sống còn” giúp khách sạn vừa tối ưu chi phí, vừa kiến tạo giá trị bền vững trong dài hạn.
PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh – giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc chính quyền Mỹ quyết định tạm hoãn áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam và một số quốc gia trong vòng 90 ngày là cơ hội để Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc thương lượng sắp tới.
TS. Đinh Thế Hiển: Tỷ giá tăng, nông sản Việt Nam hưởng lợi

TS. Đinh Thế Hiển: Tỷ giá tăng, nông sản Việt Nam hưởng lợi

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, tỷ giá USD tăng đang mở ra cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam, đặc biệt là cà phê, trong khi cũng đặt ra nhiều thách thức về thị trường và tâm lý kinh tế vĩ mô.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Xuất khẩu nông sản cần vượt khỏi “vòng tròn quen thuộc”

TS. Lê Xuân Nghĩa: Xuất khẩu nông sản cần vượt khỏi “vòng tròn quen thuộc”

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, doanh nghiệp nông sản Việt không nên phụ thuộc thị trường truyền thống và kêu gọi mở rộng sang các khu vực mới như Trung Á, Đông Âu.
Cần giải pháp nguồn vốn ngoài khuôn khổ tín dụng cho doanh nghiệp SME

Cần giải pháp nguồn vốn ngoài khuôn khổ tín dụng cho doanh nghiệp SME

Trong trao đổi trên TTO, ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch FiinGroup – cho rằng, để khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phát triển mạnh mẽ, cần triển khai các giải pháp tiếp cận vốn đột phá, vượt ra khỏi sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
TS. Nguyễn Đức Kiên: Dòng vốn và cơ chế - Chìa khóa phát triển bất động sản

TS. Nguyễn Đức Kiên: Dòng vốn và cơ chế - Chìa khóa phát triển bất động sản

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dòng vốn và cơ chế là yếu tố quan trọng giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Chuyên gia Đỗ Giang: Thách thức và giải pháp định giá đất ở Việt Nam

Chuyên gia Đỗ Giang: Thách thức và giải pháp định giá đất ở Việt Nam

Theo bà Đỗ Giang, Giám đốc Bộ phận Tư vấn & Định giá Savills Việt Nam, hiện những vấn đề tồn tại trong công tác định giá đất và các giải pháp cần thiết để cải thiện tính minh bạch và chính xác.
TS. Phí Vĩnh Tường: "Chính phủ Việt Nam có nhiều công cụ trong tay để đàm phán với Mỹ"

TS. Phí Vĩnh Tường: "Chính phủ Việt Nam có nhiều công cụ trong tay để đàm phán với Mỹ"

TS.Phí Vĩnh Tường tin tưởng rằng, Chính phủ Việt Nam có nhiều công cụ trong tay để đàm phán với Mỹ về vấn đề này, nhất là trong bối cảnh hai nước vừa mới nâng cấp quan hệ song phương và năm nay là dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
GS. Trần Thọ Đạt: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần phải thận trọng

GS. Trần Thọ Đạt: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần phải thận trọng

Theo GS. Trần Thọ Đạt những thách thức trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên của Việt Nam, cảnh báo về rủi ro lạm phát và bong bóng bất động sản trong những năm tới.