Phòng chống Covid-19: Chuyển biến trong thời kỳ mới
- 37
- Chúng tôi nghĩ
- 08:10 20/09/2021
DNHN - Dư luận xã hội đang định hình những luồng thông tin mới, sau khi Thủ tướng Chính phủ có những câu hỏi cật vấn sâu sát hơn, về tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương.

Người đứng đầu Chính phủ đã gợi mở lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương vấn đề thời gian qua được dư luận quan tâm nhưng chưa được tháo gỡ. Ấy là hiệu quả công tác phòng dịch qua sách lược phong tỏa, để nhằm mục tiêu gì, lộ trình ra sao?
Lập luận của nhiều địa phương trong công tác phòng chống, được chỉ rõ là tâm lý phòng ngừa rủi ro, “thà dư còn hơn thiếu”. Một trường hợp bị nhiễm, sẽ phong tỏa cả xóm dân cư. Một xã có ổ dịch, có thể phong tỏa cả huyện. Tất cả tạo cảm giác an toàn cho đội ngũ lãnh đạo địa phương, khi kiểm soát diện rộng để không phải trả lời những câu hỏi, trường hợp cụ thể.
Hệ lụy của tư duy ấy, đã khiến một thời gian dài, hoạt động kinh tế, an sinh của người dân, của cộng đồng doanh nghiệp bị đình đốn, chững lại và dần đi vào kiệt quệ.
Con số các doanh nghiệp báo động nguy cơ phải dừng hoạt động trong cả nước, ở mỗi tỉnh thành, đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo cho tình trạng đó, cần sớm được tháo gỡ để giải thông các nút thắt, hỗ trợ phát triển.
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã nhanh chóng nhận được hưởng ứng tích cực từ các cấp cơ sở, và người dân cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Yêu cầu được đặt ra, là sẽ chỉ phong tỏa diện hẹp, cách ly theo điểm nóng, chọn đơn vị nhỏ nhất trong quản lý địa phương mà áp dụng, chứ không còn bao quát chung chung nữa. Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý cơ sở phải đi sâu, đi sát hơn thực tế địa bàn. Những gia đình, tổ xóm nào có xuất hiện ca nhiễm, tình trạng ra sao, giải pháp xử lý thế nào, sẽ phải trả lời tường tận. Sẽ chỉ khoanh lại những điểm nóng đó, kèm giải pháp hỗ trợ điều trị tại chỗ, không thể vô cảm khoanh cả một vùng dân cư liên quan vào trạng thái chốt chặn và đóng băng. Những trường hợp phải phong tỏa này, cũng phải có lộ trình khoa học, hữu hiệu để trả lời với người dân, bao giờ xử lý xong.
Một thời kỳ mới của công tác phòng chống Covid-19 đã mở ra cùng cách thay đổi tư duy và chiến lược xử lý này. Những yêu cầu tiêm chủng nhanh, tiếp tục truy vết qua xét nghiệm diện rộng nhưng phải hiệu quả, đã được dư luận đề cập mạnh dạn hơn. Chính quyền các đô thị Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… đã nhanh chóng chuyển hướng tổ chức chống dịch, tập trung chính vào các công tác tăng đề kháng, ý thức người dân lên, thay vì bị động đóng cửa và không có lời giải thời gian chống dịch nữa.
Hy vọng sự chuyển biến này sẽ làm thay đổi tình hình.
Bắt đầu từ ngày 15/9/2021, nhiều khu dân cư, tuyến đường ở Hà Nội, Đà Nẵng… đã trở lại nhịp điệu sinh hoạt cho người dân, kèm yêu cầu tuân thủ các điều kiện dịch tễ nghiêm ngặt.
Trách nhiệm của các ban ngành, chính quyền cơ sở theo đó, được đặt nặng hơn một mức, hy vọng sẽ càng giúp tình hình tươi sáng hơn.
Nguyên Đức
Bài liên quan
- Cần chú trọng tăng trưởng doanh nghiệp đang hoạt động thay vì cho doanh nghiệp đăng ký
- Lạm phát tại Nhật Bản vẫn cao hơn mục tiêu do Ngân hàng Trung ương đề ra
- Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư thế giới
- Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của các kỳ lân châu Á
- Khuyến cáo dành cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Italia
- Chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ Việt Á, FLC và Tân Hoàng Minh
- Làm thế nào để thực thi tốt các cam kết tại COP 26?
- Sẽ sản xuất Apple Watch và MacBook tại Việt Nam?
- Dệt may Việt Nam cần vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội “vàng” để phát triển
- Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số hóa doanh nghiệp
- 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
- Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
- Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
- VASEP ra đề xuất gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Trọng cung hay trọng cầu?
Trọng cung hay trọng cầu? Câu trả lời phải dựa trên kết quả cân đối hài hòa giữa tiêu dùng trong nước, dự trữ và xuất khẩu gạo.
Cuộc “tháo chạy” của ngành y
Theo con số được Bộ Y tế công bố, từ đầu năm 2021 đến tháng 5/2022, đã có 10.000 bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng của các địa phương bỏ việc. Trong số đó có không ít bác sỹ đóng vai trò trụ cột của các bệnh viện...
Năng suất lao động thấp, vấn đề quan trọng và cấp bách
Năng suất lao động được hiểu là tốc độ tạo ra giá trị gia tăng, tốc độ đưa ra giải pháp cho vấn đề tạo ra hiệu quả và thoả mãn các bên tham gia đặt trong sự phát triển bền vững. Chúng ta (Việt Nam) có năng suất lao động vào loại thấp nhất khu vực, nhưng tại sao chúng ta vẫn có vị thế, vẫn tăng trưởng cao?
Tinh thần SEA Games và khát vọng hùng cường
SEA Games 31 do Việt Nam đăng cai là sự kiện thể thao lớn nhất khu vực, với thời hạn diễn ra dài ngày (từ 12-23/5), tập trung hàng chục ngàn vận động viên, huấn luyện viên, quan chức, phóng viên và cổ động viên nước ngoài. Các cuộc tranh tài diễn ra ở 12 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Hải Dương, Quang Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và đã thành công trọn vẹn cả về công tác tổ chức, kết quả thi đấu, với việc Việt Nam về nhất toàn đoàn, giành được 205 HCV, 125 HCB, 116 HCĐ…
Khát nước cạnh nhà máy nước
Năm 2017, nhà nhà máy sạch Cư Mgar, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk được khởi công xây dựng với kinh phí 12 tỷ đồng, với mục đích cấp nước sạch cho 500 hộ dân 3 buôn (làng) của xã. Năm 2019, nhà máy hoàn thành. Sau bao nhiêu năm khô khát, phải dùng nguồn nước không hợp vệ sinh để sinh hoạt, những tưởng ước mơ có nước sạch của 500 hộ dân xã Cư Mgar đã biến thành hiện thực. Nhưng ước mơ đó chỉ kịp lóe lên một chút đã tắt ngóm.
Nhân tài… như lá mùa thu
Tại cuộc họp báo định kỳ gần đây của TP Hồ Chí Minh có chủ trương thu hút 14 nhân tài vào làm việc tại 4 cơ quan là Sở Kế hoạch- Đầu tư; Sở Khoa học công nghệ; Ban Quản lý khu công nghệ cao và Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng cho đến nay, sau gần 3 năm, mới chỉ thu hút được 5 nhân tài.
“Cầu” đã qua rồi, xin đừng “rút ván”
Đại dịch COVID 19 đã bị khống chế hoàn toàn, và trong tương lai gần, nó sẽ chỉ còn là một căn bệnh đặc hữu, khi tỷ lệ vaccine đã được bao phủ toàn dân. Các cánh cửa đều được mở toang, từ du lịch cho đến sản xuất, xuất nhập khẩu…Thế nhưng giữa hàng loạt tin vui về sự hồi phục, phát triển của nền kinh tế, lại nổi lên những tiếng kêu cứu của những “người lính áo trắng”.
Còn đâu nữa bãi cỏ hồng tuyệt đẹp
Gọi là Đà Lạt thứ hai nhưng Glar lại có một thứ “đặc sản” mà Đà Lạt có mơ cũng chẳng có là bãi cỏ hồng dưới rừng thông. Thế nhưng một quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổ hợp khách sạn- sân golf Đắc Đoa, để tập đoàn FLC của “ông trời con” Trịnh Văn Quyết nhẩy vào, đã được ký.
Những dự án làm nghèo đất nước
Kiến nghị thu hồi, bãi bỏ các quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 29 dự án trên địa bàn thành phố, có tổng diện tích 1.844 ha. Ngoài ra, qua đợt kiểm tra, rà soát 135 dự án trên địa bàn thành phố do Sở kế hoạch đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện thực hiện, chỉ có 11 dự án án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh. Các dự án còn lại, dự án nào cũng “có vấn đề”…
Đắk Lắk: Lại chạy theo “lâm tặc”
Gần 400 ha rừng tự nhiên bị tàn phá nhưng lực lượng chức năng không hay biết. Có hay không sự tiếp tay, làm ngơ để lâm tặc phá rừng?