Vừa qua, nhà máy nhiệt điện Ratcliffe-on-Soar tại Nottinghamshire, một biểu tượng trong cung cấp điện cho Vương quốc Anh suốt 57 năm, đã chính thức đóng cửa. Sự kiện này khép lại 142 năm phụ thuộc vào than đá của Anh, bắt đầu từ năm 1882 khi nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới hoạt động tại London.
Sự kiện này kết thúc 142 năm phụ thuộc vào than đá của xứ sở sương mù kể từ năm 1882 khi nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới chính thức hoạt động tại London. |
Việc nước Anh "chia tay" với nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện không chỉ giảm thiểu đáng kể lượng khí thải carbon, mà còn giúp tiết kiệm khoảng 2,9 tỷ bảng Anh mỗi năm nhờ năng lượng gió và mặt trời. Nước Anh đặt mục tiêu có hệ thống điện không phát thải carbon vào năm 2030, và việc "khai tử" nhà máy nhiệt điện này là một minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của họ trong hành trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Nguồn năng lượng tái tạo xuất phát từ thiên nhiên, không giới hạn và dần trở thành xu thế toàn cầu. Tại Việt Nam, với vị trí địa lý nằm trong vùng nhiệt đới và số giờ nắng dao động từ 1.400 đến 3.000 giờ mỗi năm, nước ta sở hữu tiềm năng lớn để phát triển năng lượng sạch.
Quá trình chuyển đổi từ than đá sang năng lượng tái tạo cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách của Chính phủ, cùng với cam kết giảm thiểu khí thải carbon và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng gió và mặt trời. Nhiều quốc gia đang phát triển như Lebanon, Ethiopia, Tanzania, Zimbabwe và Nam Phi đã đi đầu trong chuyển đổi này thông qua cam kết giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, thúc đẩy năng lượng tái tạo và gia tăng việc làm trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển điện gió và mặt trời từ năm 2017, đồng thời gần đây đã công bố Quy hoạch điện 8, trong bối cảnh Thủ tướng đã cam kết tại Hội nghị COP26 về đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng sạch và ngừng sử dụng than đá. Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sức cạnh tranh của Việt Nam trong một thế giới đang dần hướng tới phát thải carbon thấp.
Công trình Nhà máy điện mặt trời kết hợp du lịch ở phía Nam. |
Mặc dù đã có những định hướng phát triển năng lượng tái tạo, quá trình này vẫn còn gặp nhiều trở ngại do chính sách chưa nhất quán, thiếu thông tư hướng dẫn cụ thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn cho hàng loạt thủ tục. Đặc biệt, nhiều dự án điện sạch phải đối mặt với sự chồng chéo trong hệ thống luật pháp, từ Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu đến Luật Tài nguyên Môi trường, gây ra tình trạng "vướng mắc" pháp lý.
154 dự án năng lượng sạch từng phải cầu cứu Chính phủ vì vướng mắc này. Chẳng doanh nghiệp điện sạch nào muốn “bêu tên” nhưng khổ nỗi, khi hệ thống pháp lý vẫn còn đang hoàn thiện thì sự va vấp là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều dự án gặp khó khăn trong việc hoàn thành đúng tiến độ để hưởng giá "FIT", gây thêm phức tạp cho quá trình phát triển.
Trên toàn cầu, quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra nhanh chóng với sự cam kết mạnh mẽ của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình này đang chậm lại bởi việc chuyển đổi vẫn đối mặt với nhiều thách thức từ công nghệ, tài chính xanh, đến nguồn nhân lực và quản trị. Mặt khác, rào cản chính sách vẫn còn chồng chéo về tầm nhìn chiến lược và chưa đủ khuyến khích mạnh mẽ cho phát triển năng lượng sạch.
Vẻ đẹp xanh và yên bình của nhà máy điện mặt trời phía Nam. |
Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực tháo gỡ các rào cản, xây dựng chính sách đồng bộ và cam kết mạnh mẽ hơn để cùng thế giới hướng tới một tương lai bền vững và sạch hơn.