Tại sao kinh tế tuần hoàn lại quan trong với ngành xây dựng?
Ông Thomas Krause, Chuyên gia kinh tế tuần hoàn của CIM cho biết, xây dựng tuần hoàn rất rộng. Trong đó, Kinh tế Tuần hoàn - KTTH rất quan trọng đối với ngành xây dựng và đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.
Nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm thiểu đầu vào và đầu ra tài nguyên bằng cách áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn, tránh lãng phí và ô nhiễm, tạo ra hệ thống tái tạo (nước, năng lượng, kinh tế sinh học) và giữ sản phẩm và vật liệu được sử dụng.
Liên quan đến câu hỏi tại sao cần sử dụng KTTH trong xây dựng, ông Thomas Krause cho rằng, nguyên nhân nằm ở nguồn cung tòa nhà sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, các tòa nhà tiêu thụ 40% năng lượng và thải ra 40% CO2. Như vậy, ngành Xây dựng tiêu thụ 25% nước, 65% khoáng sản phi kim loại, 15% kim loại màu và 3% kim loại phi màu.
Ông Thomas Krause cho hay, ngành xây dựng chịu trách nhiệm 50% tiêu thụ vật liệu toàn cầu (SCP-HAT 2020). Do đó, cần các giải pháp tuần hoàn để ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên, giúp xây dựng tiết kiệm chi phí và có thể lập kế hoạch.
Ngoài ra, ông Thomas Krause cũng cho rằng, kinh tế tuần hoàn sẽ gây ra một số thách thức cho ngành xây dựng vì còn là một chủ đề quá mới, chưa có nhiều nghiên cứu; các chính sách và tiêu chuẩn hóa, thử nghiệm, giáo dục và nguyên vật liệu thứ cấp đều chưa phổ biến trên thị trường.
Vị chuyên gia khẳng định, cần phải được áp dụng, hài hòa và thừa nhận lẫn nhau bộ tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành xây dựng tại Việt Nam.
Trước hết, theo ông Thomas Krause, cần phải xây dựng Khuôn khổ pháp lý, Sự phối hợp giữa các Bộ, quy hoạch xây dựng (thành thị và nông thôn), chính sách đầu tư, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu: Lựa chọn vị trí, quy hoạch phù hợp với điều kiện khí hậu, gió và địa phương. Từ đó, áp dụng công nghệ khai thác và sản xuất nguyên liệu, tái chế tối đa rác thải xây dựng.
Ngoài ra, ông Thomas Krause cho hay, nên thực thi các chính sách bảo vệ môi trường, nhận thức của cộng đồng, sử dụng năng lượng sạch, sử dụng thiết bị/vật liệu xanh, tận dụng các yếu tố tự nhiên từ môi trường, tái chế và tái sử dụng vật liệu, thiết kế tối ưu lượng vật liệu sử dụng (xi măng, thép), hạn chế đá tự nhiên, gỗ, sử dụng năng lượng gió/mặt trời. Thêm vào đó, cũng cần quản lý hệ thống thông gió và chiếu sáng, vật liệu xây dựng, tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và tận dụng gió, sử dụng điện RE để chiếu sáng, bố trí không gian xanh,…
Kinh tế tuần hoàn kết hợp với nhà ở giá rẻ
Chuyên gia kinh tế tuần hoàn của CIM - Thomas Krause cho biết, WHO coi nhà ở là “môi trường dân cư, ngoài cấu trúc vật lý mà con người sử dụng làm nơi ở còn bao gồm tất cả các dịch vụ, phương tiện, thiết bị và dụng cụ cần thiết hoặc mong muốn cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phúc lợi xã hội của gia đình”.
Theo nghiên cứu, nhà ở giá rẻ được mô tả là một loại nhà ở cụ thể, được chính phủ cung cấp cho những người không đủ khả năng chi trả, còn được gọi là nhà ở xã hội.
Theo vị chuyên gia này, nhà ở giá rẻ có nghĩa là: nhà ở có giá cả phải chăng nếu chi phí (thế chấp hoặc tiền thuê nhà) không vượt quá một tỷ lệ nhất định (30%) thu nhập hộ gia đình.
Xây dựng tuần hoàn cho nhà ở giá rẻ
Nhìn nhận về tầm quan trọng về việc xây dựng nhà ở giá rẻ ở Việt Nam, ông Thomas Krause đánh giá, nên có 1 đơn vị xây dựng Mio được lên kế hoạch đến năm 2030 đi kèm đủ ngân sách và các giải pháp bền vững. Ví dụ, ở Đức, nước này hiện có 1,1 triệu đơn vị nhà ở giá rẻ, cần 2 triệu đơn vị cho đến năm 2030.
Ngoài ra, ông Thomas Krause cho hay, các vấn đề cần cân nhắc khác còn bao gồm: chi phí hiệu quả xanh, khỏe mạnh và thân thiện với môi trường, xem xét các khía cạnh xã hội và sự hấp dẫn, an toàn (khả năng phục hồi trước các mối nguy hiểm). Trong đó, cần có các giải pháp linh hoạt về nhà ở xã hội cạnh các khu công nghiệp.
Ông Thomas Krause phân tích, xây dựng tuần hoàn cho nhà ở giá rẻ sẽ mang lại những lợi ích đáng kể về môi trường và kinh tế, bao gồm: Chuyển hướng và giảm thiểu chất thải, tiết kiệm vật liệu, năng lượng, nước và chi phí, tính minh bạch của vật liệu được sử dụng. Những ngôi nhà cần được xây tiết kiệm chi phí (để hấp dẫn các nhà phát triển và nhận được tài chính cũng như giá cả phải chăng) và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (để đảm bảo cuộc sống lành mạnh và đáp ứng các tiêu chuẩn).
“Vì vậy, chúng ta cũng cần xem xét các khía cạnh phúc lợi và xã hội của các Cư dân”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Ông Thomas Krause nhận định, cần xây dựng tuần hoàn cho nhà ở giá rẻ, phá dỡ và xây mới khu chung cư xã hội - Dự án Bất động sản siêu tuần hoàn. Đồng thời, cũng cần phá bỏ chung cư cao tầng nhà ở xã hội lỗi thời và sử dụng hết 100% vật liệu cho 4 căn nhà ở xây mới
“Việc cư dân cũ tham gia mạnh mẽ vào việc đồng thiết kế, dự án sẽ tạo ra ít hơn 805.000 kg khí thải CO₂ so với việc xây dựng một căn hộ cao tầng mới. Đặc biệt, sáng kiến vòng tuần hoàn nước khép kín cần được thử nghiệm đối với nhà ở xã hội”, ông nói.
Nghệ Nhân