Thứ sáu 04/04/2025 17:14
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn năm 2025

01/01/2025 09:58
Nhân dịp bước sang năm 2025, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings, đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập những đánh giá về tình hình thị trường vốn Việt Nam trong năm 2024, xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn trong năm 2025, đó là tăng trưởng tín dụng và sự phát triển của trái phiếu xanh.
Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn trong năm 2025
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup và FiinRatings

Ông có thể chia sẻ những đánh giá của mình về tình hình thị trường vốn Việt Nam trong năm 2024?

Ông Nguyễn Quang Thuân: Thị trường vốn Việt Nam năm 2024 kết thúc trong bối cảnh Việt Nam duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế; giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm cho các NHTM và cho phép NHTM tự điều chỉnh room tín dụng dựa trên xếp hạng tín nhiệm của NHNN quy định; Tái cơ cấu kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp tại 26 tỉnh thành chịu ảnh hưởng của bão lũ; Gia hạn Thông tư 06 về cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ đến 31/12/2024.

Chúng ta hãy cùng điểm qua 03 kênh vốn chính của doanh nghiệp Việt Nam:

Với kênh tín dụng ngân hàng, mức tăng trưởng tín dụng 12,5% tính đến ngày 07/12/2024 cho thấy những nỗ lực rõ rệt của Chính phủ trong việc thực hiện chủ trương nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Chính sách này đã giúp kích thích dòng vốn trong thị trường, tạo động lực phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng cường sức mua tiêu dùng nội địa, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức. Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ không chỉ là tín hiệu tích cực cho hoạt động ngân hàng mà còn đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô.

Những xu hướng nổi bật có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn trong năm 2025

Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý một số yếu tố rủi ro chúng đó có sự tiếp tục tăng trưởng khá cao của tín dụng cho chủ đầu tư bất động sản trong bối cảnh nợ xấu gộp ra tăng và ngành bất động sản chưa khẳng định rõ nét sự phục hồi. Xét riêng 9 tháng đầu năm 2024 thì tín dụng cho chủ đầu tư bất động sản tăng trưởng khoảng 16,6% trong khi tín dụng toàn ngành tăng truowntr 8,5%.

Ngoài ra, số liệu của chúng tôi cho thấy dư nợ tín dụng cá nhân có mức tăng trưởng rất thấp. Điều này do tiêu dùng cá nhân chưa phục hồi như kỳ vọng do phần lớn tích lũy của người dân đã sử dụng trong thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid 19; Thu nhập của người lao động không theo kịp tốc độ tăng giá cả tiêu dùng; Tỷ lệ tíết kiệm trong dân cư có xu hướng gia tăng (tiền gửi cá nhân trong hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng) nhằm tích lũy mua BDS nhà ở (thê hiện qua giá cả BDS tiếp tục tăng nhanh, duy trì ở mức 35 năm thu nhập bình quân của hộ gia đình). Nhu cầu đầu tư vào các thị trường tài sản như vàng, tài sản số tiếp tục tăng mạnh qua các năm.

Trên thị trường TPDN, tổng giá trị phát hành mới đạt khoảng 442 ngàn tỷ VND (tính đến hết ngày 26/12/2024), tức tăng khoảng 26% so với 2023. Đây là một kết quả ấn tượng của năm 2024 và khẳng định vai trò của kênh vốn TPDN cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trái phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng vẫn còn lớn, tới 67% tổng giá trị phát hành năm 2024 và do đó, mức độ và quy mô huy động của các doanh nghiệp phi ngân hàng vẫn còn rất khiêm tốn: khoảng 101 ngàn tỷ VNĐ năm 2024.

Điểm tích cực là thị trường TPDN đã có sự cải thiện lớn về minh bạch thông tin trong năm qua. Ngoài việc cải thiện thanh khoản trên thị trường thứ cấp trên HNX, nhiều doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm hơn, đã có 02 lô trái phiếu đầu tiên được xếp hạng tín nhiệm, đã có 03 lô trái phiếu xanh theo chuẩn quốc tế, v.v.

Kênh huy động vốn cổ phần qua TTCK vẫn còn ở mức khiêm tốn. Số liệu của FiinGroup cho thấy tổng giá trị vốn cổ phần huy động thực tế bằng tiền trên TTCK đạt hơn 75 ngàn tỷ đồng (cập nhật đến ngày 27/12/2024), tương đương quy mô huy động của cả năm 2023. Con số thực tế của năm 2024 có thể cao hơn khi các đợt phát hành trong năm được cập nhật đầy đủ, nhưng sẽ tiếp tục kém xa kết quả đạt được cho giai đoạn 2021-2022 (bình quân 110 nghìn tỷ đồng/năm) trong bối cảnh thị trường chứng khoán cơ bản đi ngang và thanh khoản chưa sôi động như kỳ vọng trong năm 2024.

Vậy theo ông, những xu hướng nào sẽ nổi bật và tác động mạnh mẽ đến thị trường vốn Việt Nam trong năm 2025?

Ông Nguyễn Quang Thuân: Thứ nhất, về yếu tố nguồn cung tín dụng, chung tôi cho rằng ngành ngân hàng vẫn sẽ duy trì tăng trưởng cao năm 2025 nhằm hỗ trợ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. NHNN sẽ tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ mà không cần đề nghị cơ quan quản lý. Chính sách này không chỉ tăng tính linh hoạt cho các ngân hàng mà còn giúp dòng vốn chảy nhanh hơn đến các lĩnh vực cần thiết, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, yếu tố quan trọng tác động đến thị trường vốn Việt Nam là vấn đề tỷ giá và lãi suất. Chúng tôi cho rằng ap lực về tỷ giá và lãi suất là vẫn còn lớn trong ngắn hạn (ít nhất là nửa đầu 2025). Lý do là Fed đang có quan điểm khá thận trọng với lạm phát trong khả năng đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% từ năm 2024. Hiện quan điểm chung của giới phân tích là Fed dự kiến sẽ chậm lại lộ trình giảm lãi suất 2025 và USD neo ở mức cao. Do đó, áp lực tỷ giá vẫn cao ở nhiều nền kinh tế, đặc biệt là khu vực Châu Á bao gồm Việt Nam chúng ta.

Lãi suất huy động và cho vay sẽ chịu áp lực từ rủi ro nợ xấu tăng cao (khi Thông tư 06 hết hiệu lực, thị trường BDS chưa hồi phục, thu nhập và sức mua của người dân chưa thực sự được cải thiện, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ thương mại điện tử xuyên biên giới,…). Áp lực tỷ giá tiếp tục gia tăng cùng với nhu cầu gia tăng đầu tư vào vàng và các tài sản số.

Thứ ba, việc chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng Luật Chứng khoản mới đi vào hiệu lực từ đầu năm 2026 cũng sẽ từng bước góp phần cải thiện lòng tin của nhà đầu tư qua các kênh vốn trên TTCK và đặc biệt là TPDN khi mà các yêu cầu và điều kiện phát hành cũng như minh bạch thông tin với yêu cầu mới. Riêng trên thị trường TPDN, chúng tôi kỳ vọng giá trị phát hành sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao và cao hơn năm 2024 do nhu cầu huy động vốn cấp 2 của các NHTM cũng như nhiều doanh nghiệp phi tài chính sẽ khởi động triển khai dự án nhờ cải thiện về môi trường pháp lý như Bất động sản, Năng lượng và Tiện tích, v.v.

Thứ tư, cầu về tín dụng và huy động vốn sẽ tiếp tục tăng từ một số ngành chủ chốt của Việt Nam như bất động sản khu công nghiệp (ăn theo tăng trưởng FDI), bất động sản dân cư (nhờ sự cải thiện về tiến trình tháo gỡ pháp lý dự án) và đặc biệt là ngành năng lượng tái tạo (nhờ việc quyết liệt triển khai Quy hoạch Điện 8 nhằm đối phó với rủi ro thiếu điện vào năm 2026). Ngoài ra, chúng tôi cũng kỳ vọng sự cải thiện từ cầu tín dụng tiêu dùng, vốn chưa khôi phục trong giai đoạn từ COVID-19 đến nay.

Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ hơn của trái phiếu xanh và tín dụng xanh. Chúng tôi kỳ vọng Khung phân loại trái phiếu xanh và tín dụng xanh sẽ sớm được Chính phủ ban hành trong năm 2025 nhằm tạo cơ sở phát triển tài chính bền vững tại Việt Nam cũng như thu hút vốn xanh vào các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện việc thực hiện phát hành trái phiếu xanh chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự nguyện và chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sự hình thành của trái phiếu xanh như một giải pháp nhằm tăng chất lượng hàng hóa và thu hút vốn tốt hơn từ nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trái phiếu xanh đạt tổng giá trị phát hành khoảng 6,87 ngàn tỷ và chiếm 2% tổng trái phiếu phi ngân hàng phát hành từ đầu năm 2024.

Theo thống kê của FiinRatings, có 18 lô phát hành trái phiếu xanh cho giai đoạn 2018-2023 và riêng trong giai đoạn 11 tháng đầu năm 2024 thị trường đã ghi nhận 04 giao dịch trái phiếu xanh được phát hành với tổng giá trị đạt 6,87 ngàn tỷ đồng có xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn xanh quốc tế.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

Tin bài khác
GS. Trần Thọ Đạt: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần phải thận trọng

GS. Trần Thọ Đạt: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần phải thận trọng

Theo GS. Trần Thọ Đạt những thách thức trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên của Việt Nam, cảnh báo về rủi ro lạm phát và bong bóng bất động sản trong những năm tới.
TS. Trần Xuân Lượng nêu giải pháp kiểm soát thị trường sốt đất ảo

TS. Trần Xuân Lượng nêu giải pháp kiểm soát thị trường sốt đất ảo

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam, các dấu hiệu sốt đất ảo và giải pháp kiểm soát thị trường bất động sản.
Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), cho rằng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, cần thiết phải có những giải pháp thuế rõ ràng và hiệu quả.
TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội, chia sẻ về ba động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030.
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang đứng trước áp lực phải thích ứng nhanh chóng để không bị bỏ lại phía sau. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ren Varma – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á Lục địa cho biết việc tiếp cận các chuẩn mực ESG và nâng cao năng lực kế toán không chỉ là xu hướng mà là chiến lược sống còn giúp DNNVV tăng khả năng chống chịu, thu hút nguồn lực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.