![]() |
Giá tiêu hôm nay 13/7: Giá tiêu trong nước và thế giới ổn định |
Tại Đắk Lắk mức giá tiêu là 141.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 139,000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại tỉnh Lâm Đồng (Đắk Nông cũ sát nhập) giá tiêu ở mức 140,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại TP. Hồ Chí Minh (Bà Rịa - Vũng Tàu cũ sát nhập) mức giá tiêu hôm nay ở mức 139,000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại Đồng Nai (Bình Phước cũ sát nhập) mức giá tiêu hôm nay ở mức 139,000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
![]() |
Bảng giá tiêu trong nước ngày 13/7/2025 |
Như vậy, giá tiêu hôm nay 13/7/2025 ghi nhận giá hồ tiêu giảm nhẹ; hiện giá vẫn đang ở mức 139.000 - 141.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới được cập nhật từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy thị trường biến động trái chiều. Cụ thể như sau:
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 13/7/2025 |
Giá hồ tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đạt 7,393 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng Muntok ghi nhận ở mức 10,177 USD/tấn.
Tại Malaysia, giá tiêu đen ASTA hiện vẫn ở mức 8,900 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ASTA của Malaysia ở mức 11,750 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, Giá thu mua hồ tiêu đen ASTA 570 ở mức 6,225 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá hồ tiêu đen loại 500 g/l hiện ở mức 6.440 USD/tấn và loại 550 g/l hiện đang ở mức 6.570 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng hiện đang ở mức 9.150 USD/tấn.
Vụ tiêu trong nước đã kết thúc, kéo theo lượng hàng bán ra sụt giảm mạnh. Trong khi đó, Indonesia – nguồn cung lớn của thế giới cũng đang khan hàng, đẩy giá tiêu toàn cầu tăng cao. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, nếu kiểm soát tốt chất lượng đầu ra.
Lâm Đồng (Đắk Nông cũ sát nhập) hiện là tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước, khoảng 36.000 ha. Với lợi thế khí hậu ôn hòa và đất bazan, tỉnh này đã xây dựng các vùng trồng đạt chuẩn hữu cơ và công nghệ cao, trong đó có hơn 3.100 ha đạt chứng nhận Rainforest, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể.
Từ đầu năm 2025, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA) cùng doanh nghiệp xuất khẩu đã tổ chức chuỗi tập huấn tại địa phương. Nội dung tập trung vào quy trình canh tác GAP, kỹ thuật hữu cơ, thu hái – bảo quản đúng chuẩn, hạn chế nhiễm khuẩn và dư lượng hóa chất.
Theo VPSA, khó khăn lớn nhất hiện nay không đến từ đầu ra, mà là khâu sau thu hoạch. Việc sử dụng bao bì màu, bạt nhựa truyền thống có thể gây tồn dư độc chất nếu không kiểm soát. Do đó, nông dân được khuyến cáo bảo quản hàng trong môi trường sạch, không vội bán khi chưa có hợp đồng rõ ràng.
Khi các thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Mỹ đang tăng mua phục vụ dịp lễ cuối năm, việc Lâm Đồng chủ động đầu tư vùng nguyên liệu và chế biến sạch được xem là chiến lược bền vững, góp phần nâng giá trị hạt tiêu Việt trên bản đồ xuất khẩu thế giới.