Thứ ba 01/07/2025 10:10
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nhiều doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với khái niệm đổi mới sáng tạo

12/10/2020 00:00
Nhiều DN Việt vẫn xa lạ với chỉ số đổi mới sáng tạo dù Việt Nam nổi lên là một quốc gia "đặc biệt” vì liên tục thăng hạng về chỉ số này trên toàn cầu.

Trong vài năm qua, Việt Nam đã có thành tích ấn tượng trong Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới: nếu như năm 2016, Việt Nam mới chỉ xếp hạng 59; năm 2017 đánh dấu sự tăng hạng vượt bậc lên thứ 47 – tức là tăng 12 bậc thì đến năm 2018, tiếp tục xu hướng cải thiện, chỉ số này tăng thêm 2 bậc, Việt Nam được xếp hạng thứ 45 - là thứ hạng cao nhất lịch sử. Và đến nay, với thứ hạng 42 trong tổng số 129 nền kinh tế trên thế giới, “Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt” vì liên tục thăng hạng trong bảng chỉ số này.

nhieu doanh nghiep van con xa la voi khai niem doi moi sang tao hinh 1
Việt Nam tiếp tục có thành tích ấn tượng trong Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. (Ảnh minh họa: KT)

Theo các chuyên gia, đạt kết quả này là do Việt Nam có 1 mục tiêu rõ ràng và được phối hợp thực hiện từ cấp cao nhất.

Đầu tiên, đó là vai trò kiến tạo của Chính phủ. Kể từ năm 2016, với Quyết định 844, cộng đồng doanh nhân-doanh nghiệp trong và ngoài nước đã nhận thấy sự quan tâm của Chính phủ với việc hình thành phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo-khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cùng với đó là đề án 1665 dành riêng cho cộng đồng start-up sinh viên…

Các Bộ, ban ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã phối hợp-tham mưu, triển khai các điều Luật, các văn bản hướng dẫn giải quyết-hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Nền tảng đó đã tạo nên 1 thành tích ấn tượng trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, như khẳng định của ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).

“Năm 2018, các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam đạt 889 triệu USD, cao gấp 3 lần so với năm 2017, khoảng 291 triệu USD. Với nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, một thị trường năng động, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng vươn ra khu vực và thế giới”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết.

Điển hình như ABIVIN đã trở thành nhà vô địch của cuộc thi World Cup Start-up năm 2019 với giải thưởng trị giá 1 triệu USD. Mặc dù vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ĐMST gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều dư địa chưa được khai thác, tận dụng để phát triển.

Có thể lấy số liệu được thực hiện tại Diễn đàn CEO 2019 để dẫn chứng cho khẳng định “ĐMST gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng” của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng": 20% trong tổng số hàng trăm doanh nghiệp được tiến hành khảo sát khẳng định do chi phí đầu tư cao nên họ chưa sẵn sàng đổi mới sáng tạo; Có 44% doanh nghiệp cho rằng vì doanh nghiệp đang ổn định và tư duy ngại thay đổi nên họ chưa có lí do để đổi mới sáng tạo.

Trong khi đó, cũng có đến 36% doanh nghiệp thừa nhận còn thiếu thông tin, chưa hiểu rõ hoặc chưa biết đến chuyển đổi số và ĐMST. Khái niệm ĐMST rõ ràng vẫn còn khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp, và dám thay đổi, bứt phá từ tư duy đến hành động là cả một hành trình.

Từ thực tiễn đó, các chuyên gia khẳng định, “hướng tới nền kinh tế số hay chính là nhằm hòa nhập 1 cách bền vững với cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo. Mà muốn thực hiện được điều đó, cần sự nỗ lực từ mỗi doanh nhân-doanh nghiệp”.

Tiến sĩ khoa học Hồ Tú Bảo, Viện nghiên cứu cao cấp về toán cho rằng: “Cốt lõi nhất là mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức phải thay đổi cách mình làm việc, thay đổi mô hình kinh doanh với những công nghệ mới. Rất nhiều lĩnh vực phải xem xét lại để thấy cần thay đổi như thế nào với cách dùng dữ liệu và công nghệ tương ứng. Nếu không thay đổi sẽ không phát triển được”.

Ý thức ĐMST là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số ĐMST toàn cầu nói riêng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung một cách bền vững, giới chuyên gia nhấn mạnh, cần tiếp tục chú trọng các yếu tố đầu vào của ĐMST.

Trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về hạ tầng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, chất lượng các quy định pháp luật, nâng cao chất lượng lực lượng lao động.

Nhóm chỉ số này thuộc về chính sách vĩ mô. Cách đây gần 2 tháng, trong 1 diễn đàn bàn luận cùng chỉ đề thúc đẩy ĐMST, thu hút quỹ đầu tư khởi nghiệp ĐMST, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đồng thuận quan điểm này.

Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định: “Đầu tiên cần vai trò kiến tạo của chính phủ thông qua các chính sách phù hợp, cần nguồn tài chính từ các nhà đầu tư-quỹ đầu tư, cần hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và 1 yếu tố như nhân vật chính là vai trò của các trường trong cung cấp nguồn ý tưởng và nhân lực khởi nghiệp chất lượng cao; Thị trường cho khởi nghiệp với sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn; quan trọng nữa là văn hóa khởi nghiệp sáng tạo – chấp nhận rủi ro, thất bại để đi đến thành công”.

Theo số liệu chưa đầy đủ, tính đến cuối năm 2018, các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam đạt 889 triệu USD, cao gấp 3 lần so với năm 2017 là khoảng 291 triệu USD.

Con số thống kê cho thấy môi trường kinh doanh Việt Nam-hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã phân tích, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau.

Các yếu tố tạo nên sự thành công của startup - của ĐMST - bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và văn hóa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn”, cần tiếp tục được nghiên cứu-sửa đổi-hoàn thiện – tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nhân, doanh nghiệp trong tiến trình đổi mới sáng tạo – tiếp tục cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam./.

Thu Trang

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.