Thứ tư 02/07/2025 01:50
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nhiều câu hỏi 'đau đầu' cho đề án phát triển DNNN quy mô lớn

12/10/2020 00:00
Chính phủ vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu (đề án) với ba nhiệm vụ chính.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Ủy ban.

Nhiều câu hỏi 'đau đầu' cho đề án phát triển DNNN quy mô lớn
Một trong những điều cần làm rõ là khái niệm DNNN “quy mô lớn” và sự phân biệt nó với tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Minh họa: Khều

DNNN “quy mô lớn” có phải là tập đoàn?

Điểm cần làm rõ đầu tiên liên quan đến đề án nói trên là khái niệm DNNN “quy mô lớn” và sự phân biệt nó với tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Theo cách viết trong đề án thì có thể hiểu DNNN “quy mô lớn” bao gồm tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Đến đây thì lại nảy sinh ra ba vấn đề liên quan dưới đây:

1. Ngoài tập đoàn kinh tế nhà nước ra, những DNNN nào thuộc phạm vi điều chỉnh của đề án này? Nếu nói là “quy mô lớn”, thì ở quy mô (vốn?) nào và cụ thể thế nào? Cần nói thêm ở đây là thực tế thì có thể coi các tập đoàn kinh tế nhà nước là các DNNN quy mô lớn rồi, bao trùm hầu hết các DNNN có quy mô đáng kể khác ở hầu khắp mọi lĩnh vực rồi nên khó mà hình dung vẫn còn DNNN “quy mô lớn” nào đó còn sót lại, chưa được đề cập đến.

2. Khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước “đa sở hữu” dường như mới xuất hiện từ năm 2017 trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII. Đây là một khái niệm mới, chưa được định nghĩa rõ ràng, cụ thể gồm, ví dụ, để được gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu thì Nhà nước phải sở hữu tối thiểu bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp, ở cấp độ nào (công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết…). Nói rộng ra nữa, vậy DNNN “quy mô lớn” được đề cập trong đề án có được phép gồm cả những DNNN “đa sở hữu”?

Điểm liên quan nữa là cho dù Nhà nước có sở hữu đa số trong các tập đoàn kinh tế nhà nước thì về bản chất, chúng không phải là sở hữu nhà nước nữa nên không thể gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước được, mà phải là cái gì đó đại loại như tập đoàn kinh tế (liên doanh, cổ phần). Do đó, các tập đoàn kinh tế này nói riêng và DNNN “quy mô lớn” đa sở hữu nói chung sẽ không còn/không nên được gọi là DNNN đúng nghĩa nữa. Mà như thế thì liệu chúng có nên chịu chế tài theo hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về DNNN được đề cập đến trong đề án hay không?

3. Vì đã có sự đồng sở hữu bởi thành phần kinh tế tư nhân và nước ngoài nên tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nếu cứ duy nhất theo định hướng sản xuất kinh doanh của Nhà nước, là định hướng thường không nhất thiết trùng hợp với định hướng của chủ sở hữu thuộc các thành phần khác, thì dễ dẫn đến khả năng mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu sẽ không hấp dẫn được các nhà đầu tư phi Nhà nước. Nói cách khác, một khi đã (muốn) thành lập mô hình sở hữu đa thành phần trong các tập đoàn kinh tế thì cần phải để các tập đoàn kinh tế này vận hành theo nguyên lý thị trường, tức cũng có nghĩa là tính định hướng nhà nước với chúng, được thể hiện ở trên các khía cạnh như công cụ bình ổn kinh tế vĩ mô hoặc sẽ không còn nữa, hoặc nó sẽ trở thành nguyên nhân cho những xung đột pháp lý một khi cứ áp đặt ý chí của Nhà nước trong định hướng hoạt động của tập đoàn kinh tế “cổ phần” này.

Tóm lại, nếu các khái niệm, định nghĩa còn không được làm rõ ngay từ đầu thì mọi kế hoạch, đề án chắc chắn sẽ vấp phải tình trạng dò dẫm, lúng túng, mâu thuẫn, bất đồng, bất nhất trong việc xác định mục tiêu, thực thi, vận hành và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.

Cái cũ còn chưa rõ, sao phải làm cái mới?

Đề án nói trên có nhiệm vụ phát triển DNNN quy mô lớn và/gồm các tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu. Vì các DNNN quy mô lớn và tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu này chắc chắn gồm các tập đoàn kinh tế được thí điểm thành lập trong giai đoạn 2005-2009 nên việc phát triển DNNN quy mô lớn và/gồm các tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu cũng có nghĩa là (bao gồm việc) phát triển các tập đoàn kinh tế được thành lập thí điểm này.

Điểm mấu chốt ở đây là việc thí điểm thành lập 11 tập đoàn kinh tế nhà nước trước đây dường như chưa bao giờ được đánh giá và tổng kết một cách đầy đủ, tổng quát và chính thức. Tuy Thủ tướng Chính phủ có ban hành Quyết định 1428 năm 2012 về kết thúc thí điểm hình thành tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam và tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Việt Nam (đây là hai trong số 11 tập đoàn kinh tế được thành lập thí điểm), nhưng việc này không có nghĩa là (mô hình) chín tập đoàn kinh tế nhà nước còn lại đã thành công, cần được tiếp tục phát triển và nhân rộng, hay khuôn khổ, cơ chế, chính sách pháp luật về các tập đoàn kinh tế nhà nước đã rõ ràng. Lưu ý thêm rằng tuy cũng đã có một vài đánh giá về những vấn đề này nhưng đó chỉ là những đánh giá mang tính cá nhân, và vẫn chỉ dừng lại ở mức rất chung chung, định tính.

Nêu những chi tiết như trên để chỉ ra những vấn đề bất ổn, bất hợp lý liên quan. Trong khi những vấn đề cơ bản về tập đoàn kinh tế nhà nước chưa được làm rõ (như thế nào là tập đoàn kinh tế nhà nước, nó có phải là một mô hình thành công, xứng đáng tồn tại và cần tiếp tục phát triển, nhân rộng hay không, và nếu là mô hình thành công thì đâu là những yếu kém hiện hữu cụ thể cần khắc phục của mô hình này...) thì việc tiếp tục xây dựng đề án này cho thấy hoặc tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập thí điểm trước đây không phải là/chẳng có gì chung với “DNNN quy mô lớn” và “tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu” được nêu trong định hướng xây dựng đề án; hoặc đơn giản hơn là đã quên mất sự hiện diện của 11 tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm này. Điều nào trong hai khả năng này cũng đều là không nên.

Và lại chồng chéo

Trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) được giao nhiệm vụ xây dựng đề án thì Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) cũng lại được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Ủy ban.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là sự phân tách nhiệm vụ như trên có tạo ra sự chồng chéo, mâu thuẫn, dẫm chân lên nhau giữa Bộ KH&ĐT và Ủy ban hay không?

Như đã phân tích, DNNN quy mô lớn và tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu rất có thể là gồm các tập đoàn kinh tế nhà nước đã được bàn giao cho Ủy ban quản lý. Nếu để Bộ KH&ĐT xây dựng đề án phát triển (mà có lẽ sẽ phải gồm chiến lược tổng thể đầu tư, phát triển doanh nghiệp) cho các doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế này thì sẽ dẫn đến khả năng đề án phát triển của Bộ KH&ĐT không tương thích, phù hợp với cái của Ủy ban. Ngược lại, Ủy ban hoạch định chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của mình cũng có khả năng sẽ mâu thuẫn với định hướng của Bộ KH&ĐT đối với các DNNN và tập đoàn kinh tế nhà nước nói chung.

Để khắc phục tình trạng trên thì buộc phải có thêm một yêu cầu nữa, đại loại là Bộ KH&ĐT/Ủy ban chủ trì phối hợp (với bên kia) xây dựng chiến lược đầu tư phát triển... Nhưng đến đây thì câu hỏi tiếp theo sẽ là vậy thì thành lập ra Ủy ban để làm gì? Chẳng phải là Ủy ban ra đời chỉ làm rối/khó thêm tình hình hay sao?

Phan Ngọc Minh

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.