Thứ tư 04/12/2024 15:45
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện

03/12/2024 23:52
PGS. TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thành viên Tổ chuyên gia tư vấn Quy hoạch quốc gia vẫn đau đáu về việc du lịch Cát Bà chưa thay đổi nhiều.
Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện
PGS. TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

“Cát Bà thành điểm đến du lịch tầm quốc tế”

Ông đánh giá thế nào về việc phát triển du lịch Cát Bà theo định hướng xanh?

PGS. TS Phạm Trung Lương:Chúng tôi (Viện Du lịch Bền vững Việt Nam) đã lập đề án phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà từ 2011. Đề án mang tầm nhìn chiến lược về tăng trưởng xanh ở Việt Nam, đó là phát triển du lịch xanh, đưa Cát Bà thành một trong những điểm đến du lịch xanh đầu tiên ở Việt Nam.

Hải Phòng đã đạt được một số kết quả như bảo tồn Vooc gắn với du lịch sinh thái; UNESCO công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà với trọng tâm là VQG Cát Bà; được UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, đến nay Cát Bà vẫn chưa thực sự có tên trên bản đồ du lịch xanh quốc gia và thế giới.

Lí do vì sao thưa ông?

PGS. TS Phạm Trung Lương: Giá trị về mặt sinh thái, cảnh quan ở Cát Bà đã được thế giới công nhận. Nhưng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh đúng nghĩa thì không chỉ dựa vào các yếu tố trên.

Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam từ 1995 đã xác định Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà là khu vực có giá trị du lịch toàn cầu, từ đó đề xuất phát triển Hạ Long - Cát Bà thành 1 trong 4 khu du lịch quốc gia tổng hợp. Nhưng Hạ Long – Cát Bà vẫn chưa được đầu tư tương xứng.

Tuy đây là điều đáng tiếc nhưng chưa bao giờ muộn để thực hiện mục tiêu và kỳ vọng về khu du lịch quốc gia Hạ Long – Cát Bà của 28 năm trước và gần đây là của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030 và Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển Cát Bà thành điểm đến du lịch xanh tầm cỡ quốc tế rất cần những nhà đầu tư tâm huyết, có kinh nghiệm và tầm nhìn, cùng song hành với những nhà hoạch định du lịch và quyết tâm của các cấp chính quyền.

Ông đánh giá việc xây dựng Cát Bà thành hòn đảo sinh thái không khí thải carbon liệu có khả thi?

PGS. TS Phạm Trung Lương: Ngay từ 2011, du lịch Cát Bà đã được định hướng và quy hoạch thành một điểm đến khác biệt: hòn đảo xanh đúng nghĩa, giảm lượng phát thải carbon. Tới năm 2025, Cát Bà sẽ không còn xe xăng hoặc nguyên liệu phát thải carbon. Thậm chí trên đảo chỉ dùng phương tiện xe thô sơ, không có xe cơ giới. Đây là sự khác biệt theo hướng phát triển du lịch xanh mà tại thời điểm đó chưa có khái niệm rõ ràng. Chính sự khác biệt sẽ tạo nên sức hấp dẫn, thu hút khách quốc tế. Bên cạnh đó, những tác động của du lịch đến môi trường sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Cát Bà đã có một ý tưởng phát triển rất tốt, được chính quyền thành phố phê duyệt với sự đồng thuận của Bộ VHTTDL. Song đầu tư vào du lịch xanh sẽ không mang tới hiệu quả hay lợi ích nhìn thấy ngay. Cần những nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược, tâm huyết, kinh nghiệm.

Đến lúc đảo Ngọc Cát Bà vươn tầm

Theo ông, chính quyền, nhà đầu tư, cộng đồng cần làm gì để đưa Cát Bà thành đảo du lịch sinh thái xanh?

PGS. TS Phạm Trung Lương: Đảo Cát Bà đã phát triển hệ thống xe điện chở khách cùng tuyến cáp treo Cát Hải – Phù Long: những phương tiện giúp giảm thiểu khí thải carbon.

Cát Bà đã bắt đầu hạn chế phương tiện phát thải với sự đồng hành của cộng đồng kinh doanh dịch vụ du lịch và Sun Group. Tôi kỳ vọng, Cát Bà sẽ hiện thực hóa mục tiêu không tiếp nhận xe cơ giới ra đảo.

Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện
Vịnh trung tâm Cát Bà nằm trong khu vực được phát triển du lịch

Đề án xây dựng Cát Bà khuyến khích chỉ dùng xe chạy nhiên liệu xăng sinh học. Theo lộ trình sẽ không còn cư dân, khách du lịch dùng xe xăng. Để tiến gần hơn tới đích đó, rất cần lộ trình gồm hạ tầng bến bãi đậu xe, hệ thống sạc điện, phát triển thêm phương tiện vận chuyển thân thiện môi trường. Điều này cần sự nhất quán trong chỉ đạo và nguồn lực đầu tư lớn, đòi hỏi chính quyền, nhà đầu tư chiến lược, cộng đồng cùng kiên định đưa Cát Bà thành đảo du lịch sinh thái xanh đầu tiên ở Việt Nam, thậm chí trong khu vực.

Theo ông, nhà đầu tư chiến lược đóng vai trò ra sao trong lộ trình phát triển du lịch, đưa đảo Ngọc vươn tầm?

PGS. TS Phạm Trung Lương: Từ ý tưởng đến hiện thực là quãng đường dài mà nếu không có nhà đầu tư chiến lược thì rất khó thực hiện. Đầu tư cho một điểm đến du lịch xanh tốn nhiều nguồn lực mà không dễ mang lại lợi ích “nhìn” thấy được trong ngắn hạn. Vì vậy, phát triển điểm đến du lịch xanh Cát Bà đòi hỏi nhà đầu tư chiến lược vừa có tiềm lực tài chính, vừa tâm huyết, có kinh nghiệm và tầm nhìn xa.

Dựa trên nguyên lý phát triển bền vững, Cát Bà quy hoạch rõ các phân khu chức năng phát triển, khai thác du lịch với mức độ bảo tồn khác nhau. Khu vực trung tâm đảo Cát Bà được phép phát triển ở mức độ cao và có nhiều lợi thế du lịch, nhưng quy mô dự án còn nhỏ lẻ, chưa liên kết.

Ở góc độ du lịch, bên cạnh mục tiêu điểm đến xanh, giảm khí thải với những KDL đẳng cấp và hoạt động gắn với bảo tồn, Cát Bà vẫn cần có những KDL, dịch vụ dành cho đại chúng, nơi cung cấp đầy đủ dịch vụ, tiện ích du lịch biển đồng bộ cho khách cũng như cư dân. Dự án đang triển khai tại Vịnh trung tâm Cát Bà là ví dụ. Dự án sẽ mang tới khu vực công cộng lớn như quảng trường, trục đại lộ, nơi dễ dàng tổ chức sự kiện văn hóa truyền thống, sự kiện du lịch. Dự án còn có bãi tắm nhân tạo dài gần 1km. Tại khu vực này sẽ phát triển bãi tắm lớn nhất trên đảo Cát Bà, bổ sung tiện ích đang bị thiếu và quá tải trên hòn đảo. Để thực hiện được dự án này thì cần nhà đầu tư chiến lược có tâm, có tầm và bám sát vào nguyên lý phát triển bền vững.

Phát triển một điểm đến sở hữu các khu du lịch đại chúng là thuận với xu thế phát triển, vừa bảo tồn được giá trị sinh thái và văn hóa, vừa liên kết chúng với những hoạt động phát triển của cộng đồng dân cư, khách du lịch.

Tuy nhiên cần chú trọng quản lý các hoạt động phát triển du lịch bền vững. Điều có có nghĩa là các dự án phát triển mới cần coi trọng nguyên tắc du lịch thân thiện môi trường, cần có hệ thống xử lý nước thải, rác thải từ hoạt động du lịch. Đặc biệt là chú trọng ứng dụng công nghệ 3R (tiết kiệm- tái sử dụng – tái chế) và sử dụng năng lượng tái tạo trong vận hành du lịch nhằm giảm thiểu khí thải carbon. Để làm điều này thì rất cần nhà đầu tư chiến lược có tâm, đủ tầm, đóng vai trò đầu tư các dự án lớn, dẫn dắt các doanh nghiệp khác cùng đi theo.

Ông đánh giá như thế nào khi Sun Group đầu tư dự án phát triển du lịch Cát Bà?

PGS. TS Phạm Trung Lương: Theo định hướng phát triển du lịch bền vững và sinh thái xanh, Hải Phòng đã chọn đúng nhà đầu tư hàng đầu về du lịch. Sun Group là một nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược và rất tâm huyết với sự phát triển du lịch bền vững ở các vùng đất nơi Sun Group được mời đầu tư.

Nhà đầu tư giàu tiềm lực, tâm huyết sẽ đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện
Dự án Khu du lịch, thương mại dịch vụ Vịnh trung tâm Cát Bà sẽ mang tới bãi tắm công cộng quy mô lớn nhất trên đảo Cát Bà. Ảnh phối cảnh minh họa

Bên cạnh những bản quy hoạch được nghiên cứu kỹ về tầm nhìn phát triển dài hạn, tôi lấy ví dụ ngay ở dự án Khu du lịch, thương mại dịch vụ Vịnh trung tâm Cát Bà mà Sun Group đang đầu tư sẽ cần có nhiều hoạt động du lịch, dịch vụ, nhằm kích phát ngày càng nhiều nhu cầu du lịch tới Cát Bà.

Không chỉ có hạ tầng du lịch được đầu tư đồng bộ, quy mô, dự án này sẽ mang tới bãi biển lớn nhất từ trước tới nay, bù đắp cho sự thiếu hụt bãi tắm trên đảo, giúp tăng thêm sức hấp dẫn. Du khách trong nước và quốc tế sẽ không chỉ được trải nghiệm thiên nhiên, sự đa dạng sinh học của Cát Bà mà còn được tắm biển, vui chơi, trải nghiệm các hoạt động bên biển. Điều này cho thấy, Sun Group đã nghiên cứu rất kỹ với các dự án đầu tư, cho thấy cái tâm, cái tầm của chủ đầu tư.

Tôi đánh giá rất cao việc Hải Phòng đã lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược như Sun Group. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tâm huyết cũng như kinh nghiệm, năng lực của Sun Group trong phát triển các dự án du lịch tại Cát Bà thông qua những gì Sun Group đã đầu tư phát triển thành công các điểm đến du lịch đẳng cấp tại Sa Pa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh.

Với năng lực, kinh nghiệm và “công thức thành công” thì các dự án của Sun Group sẽ giúp Cát Bà ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch thế giới.

Xin cảm ơn Ông!

Tin bài khác
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cảnh báo việc áp thuế cao cho giao dịch nhà đất ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản và ảnh hưởng đến người bán cần giao dịch gấp.
Vấn đề thách thức của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Vấn đề thách thức của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập và là Phó chủ tịch MOMO đã chia sẻ một số vấn đề mang tính thách thức với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Lợi ích lớn nhất của "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" là nâng cao được chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam, theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
5 nguyên tắc nâng tầm thương hiệu: Bền vững là chìa khóa thành công

5 nguyên tắc nâng tầm thương hiệu: Bền vững là chìa khóa thành công

Khi các vấn đề xã hội và môi trường ngày càng trở nên cấp bách thì bền vững không chỉ dừng lại ở việc trở thành một xu hướng mà đã trở thành yếu tố sống còn đối với sự phát triển lâu dài của một thương hiệu.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

Theo TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, để giấc mơ phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ của bốn nhà...
Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến thắng của ông Trump và chính sách đối ngoại cứng rắn có thể thay đổi lớn chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế gì trong bối cảnh mới này?
Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, các biện pháp bảo hộ sẽ được thiết lập mạnh mẽ hơn, đi kèm với sự gia tăng của các vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hàng sản xuất nội địa của Mỹ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với báo chí những giải pháp về tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Jaspaert - Chủ tịch EuroCham chỉ ra, để hoàn thành một trang trại điện gió ngoài khơi cần ít nhất ba năm xây dựng và đưa vào vận hành.
Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường các-bon, thực hiện cam kết tại COP 26. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và giải pháp đồng bộ từ các cấp, ngành và cộng đồng.
TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, sau khi Quốc hội thông qua ba luật quan trọng về Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản TP.HCM đã ghi nhận sự hồi phục tích cực.
PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

Theo PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Luật Đất đai 1987 đã tạo nền móng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng đề xuất áp thuế suất 15% cho doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% cho doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn.
Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Bộ Xây dựng đang xem xét chính sách thuế đối với những cá nhân sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ. Chuyên gia Savills nhận định rằng thuế là công cụ hiệu quả để bình ổn giá nhà và quản lý tài nguyên.