Thứ bảy 10/05/2025 20:25
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Mặc cho Covid-19 tái bùng phát, các nhà đầu tư vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam

04/02/2021 09:05
Dịch Covid-19 tái bùng phát trong thời điểm này tiếp tục là phép thử để các doanh nghiệp nỗ lực “vượt bão”, đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp, lãnh đạo các công ty châu Âu tỏ ra tích cực và lạc quan.

Ngày 3.2, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố kết quả chỉ số Môi trường kinh doanh (Business Climate Index - BCI) mới nhất. Trong đó cho thấy các doanh nghiệp châu Âu kết thúc năm 2020 có góc nhìn lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát dịch Covid-19.

BCI là thước đo thường xuyên được sử dụng bởi các thành viên EuroCham để nhận thức và đánh giá về môi trường kinh doanh. Mỗi quý, BCI theo dõi hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên của EuroCham và góc nhìn của họ về triển vọng kinh tế ở Việt Nam. Điều tra thực địa và thu thập dữ liệu cho BCI do YouGov Việt Nam thực hiện.

các nhà đầu tư vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam..

Cụ thể, BCI tăng 6 điểm trong quý 4/2020, đạt chỉ số rất cao lên 63,6% khi kết thúc năm 2020. Tổng cộng, chỉ số này đã tăng 37 điểm phần trăm kể từ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức điểm thấp kỷ lục trong quý 1/2021 với sự bùng phát dịch Covid-19 lần thứ nhất.

Trong thời gian qua, BCI đã duy trì mức tăng trưởng tích cực khi Việt Nam đối phó thành công với đại dịch và kết hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đồng thời, cải thiện niềm tin vào nền kinh tế và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Khi được hỏi về triển vọng kinh tế Việt Nam trong quý tới, 57% thành viên EuroCham tham gia khảo sát dự đoán sự “ổn định và cải thiện” sẽ được duy trì trong 3 tháng đầu năm 2021. So với 39% trong quý 3 năm 2020, sự tự tin về triển vọng kinh tế tăng tới 18%. Điều này cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh tế đã tăng 18% so với quý 3 năm 2020 (chỉ ở mức 39%).

Đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp, lãnh đạo các công ty châu Âu tỏ ra tích cực và lạc quan hơn trong quý 4. 1/3 thành viên EuroCham dự đoán số lượng nhân viên của họ sẽ tăng lên trong quý tiếp theo, và 57% dự đoán sẽ duy trì mức tương tự. Trong khi đó, 30% người tham gia khảo sát dự đoán đầu tư sẽ phát triển và 43% dự đoán các đơn đặt hàng và doanh thu sẽ tăng trưởng.

Với việc Hiệp định EVFTA đã đi vào hiệu lực, 70% doanh nghiệp cho biết đã được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA kể từ khi Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1.8. Tuy nhiên, 33% doanh nghiệp cũng cho rằng “thủ tục hành chính” sẽ là thách thức chính để họ tối ưu lợi thế Hiệp định EVFTA .

Theo Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier, kết quả BCI mới nhất là một bức tranh tích cực về môi trường kinh doanh của Việt Nam và định hướng triển vọng năm 2021. Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào nền kinh tế ngày càng được củng cố trong một năm qua là minh chứng cho việc Chính phủ Việt Nam xử lý thành công đại dịch Covid-19 và hợp tác xúc tiến Hiệp định EVFTA, tạo ra một nền tảng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm tới của Việt Nam.

“Trong khi đó, các thành viên của chúng tôi báo cáo tác động tích cực của Hiệp định EVFTA kể từ khi Hiệp định có hiệu lực cách đây 6 tháng. Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng sự tăng trưởng thương mại và đầu tư mà hiệp định sẽ mang lại, đồng thời cũng nêu rõ một số vấn đề cần được giải quyết để đảm bảo việc thực hiện Hiệp định diễn ra suôn sẻ và thành công”.

“Xu hướng nhận thức tích cực của các doanh nghiệp Châu Âu cho thấy niềm tin ngày càng tăng vào môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam - trái ngược với tình hình ở các nơi khác trên thế giới.

Còn theo ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam, xu hướng nhận thức tích cực của các DN Châu Âu cho thấy niềm tin ngày càng tăng vào môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam - trái ngược với tình hình ở các nơi khác trên thế giới.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy sự tự tin về tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng trên diện rộng. Các lãnh đạo DN báo cáo họ kỳ vọng và dự đoán khối lượng nhân sự sẽ tăng khoảng 33% trong quý đầu tiên của năm 2021”, ông Thue Quist Thomasen chia sẻ.

Có thể thấy, với những công bố mới của EuroCham là điều đáng khích lệ trước bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát trong những ngày gần đây khiến cho các DN không khỏi lo ngại.

Nhất là khi các DN vừa trải qua tháng đầu tiên của năm 2021 với sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2021 cũng ước tính tăng cao 22,2% so với tháng 1/2020, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng đến 27,2%

Kết quả khảo sát của Eurocham khá tương đồng với thực tế hoạt động thu hút đầu tư . Theo đó, số liệu thống kê cho thấy dù trong bối cảnh dịch bệnh nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong các tháng cuối năm 2020.

Điển hình như Tập đoàn phát triển bất động sản công nghiệp và logistics BW Industrial ( Hà Lan) đã tiếp tục rót thêm hơn 80 triệu USD xây dựng nhà xưởng, kho bãi trên diện tích gần 20 héc ta đất tại khu công nghiệp Tân Phú Trung (TPHCM) sau khi đã phát triển hàng loạt dự án đầu tư ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, trong đó Bình Dương là điểm đến đầu tiên kể từ giữa năm 2018.

Ông C.K Tong, Tổng giám đốc BW Industrial cho rằng, Việt Nam đang trở thành điểm đến hàng đầu của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhờ vị trí chiến lược, lực lượng lao động trẻ dồi dào, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như kinh tế vĩ mô vững chắc và linh hoạt.

Theo ông, nỗ lực của Chính phủ đang đặt Việt Nam vào vị thế nổi bật hơn so với các quốc gia khác, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á hay châu Á. Không chỉ các nhà sản xuất hàng đầu mà các công ty khởi nghiệp cũng xem Việt Nam là điểm đến quan trọng.

Một nhà đầu tư khác, Công ty TNHH Brotex (Việt Nam) 100% vốn Trung Quốc với dự án nhà máy sản xuất sợi Brotex tại tỉnh Tây Ninh) gần đây cũng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 50 triệu USD sau khi đã rót hàng trăm triệu đô la đầu tư vào mảng nguyên phụ liệu dệt may tại địa phương này, hay dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 1,386 tỉ USD lên 5,4 tỉ USD.

Đặc biệt, hoạt động rót vốn và tăng mạnh nguồn vốn đầu tư hiện hữu phải kể đến các nhà đầu tư Nhật Bản. Theo ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam ngày càng có xu hướng mở rộng đầu tư. "Cụm từ “Việt Nam + 1” được giới doanh nghiệp nước này nhiều lần nhắc đến giữa dịch Covid-19 xảy ra", đại diện JETRO cho biết.

Bảo Bảo

Tin bài khác
Ông Thân Đức Việt:“May 10 không chỉ là thương hiệu, đó là bản sắc Việt Nam”

Ông Thân Đức Việt:“May 10 không chỉ là thương hiệu, đó là bản sắc Việt Nam”

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10 kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội khẳng định thương hiệu May 10 không chỉ đại diện cho ngành dệt may, mà còn là hình mẫu của chiến lược Made by Vietnam trong hội nhập và phát triển bền vững.
Đối mặt thuế quan từ Mỹ: Doanh nghiệp cần đầu tư cho thương hiệu hàng Việt

Đối mặt thuế quan từ Mỹ: Doanh nghiệp cần đầu tư cho thương hiệu hàng Việt

Chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp Việt cần chuyển đổi hình ảnh từ một nhà sản xuất chi phí thấp sang một nhà cung ứng thay thế đáng tin cậy, có khả năng cung cấp các mặt hàng đặc sản độc đáo có giá trị cao như hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản và thủy sản.
Sầu riêng Việt gặp “nút thắt vàng”: Cần gì để giữ vững ngôi vương 3,3 tỷ USD?

Sầu riêng Việt gặp “nút thắt vàng”: Cần gì để giữ vững ngôi vương 3,3 tỷ USD?

Để khẳng định và giữ vững vị thế sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế, ngành sầu riêng cần xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một cơ chế quản lý xuất khẩu minh bạch, linh hoạt, giúp vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển bền vững.
Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan

Toyota dự báo lợi nhuận giảm mạnh dưới tác động thuế quan

Toyota cảnh báo lợi nhuận năm tài khóa 2025–2026 sẽ giảm 21% do tác động từ thuế quan của Mỹ, trong bối cảnh hãng cân nhắc thương vụ thâu tóm lớn trị giá 42 tỷ USD.
Thúc đẩy công nghệ xanh – Động lực mới cho ngành giấy và bao bì

Thúc đẩy công nghệ xanh – Động lực mới cho ngành giấy và bao bì

Ngày 7/5, Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam – VPPE 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo (thành phố mới Bình Dương), thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bộ Tài chính ban hành mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ Tài chính ban hành mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1541/QĐ-BTC về việc ban hành mức giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) cùng các công ty con, và tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Doanh nghiệp Mỹ phản ứng mạnh mẽ để đối phó với cuộc chiến thuế quan

Doanh nghiệp Mỹ phản ứng mạnh mẽ để đối phó với cuộc chiến thuế quan

Cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung bùng nổ từ đầu tháng 4/2025 đã khiến giới tài chính toàn cầu chao đảo, buộc các doanh nghiệp Mỹ như Apple, Amazon và Ford cấp tốc vận động hành lang để bảo vệ lợi ích.
Xuất khẩu rau quả “hụt hơi” đầu 2025, giảm gần 23%

Xuất khẩu rau quả “hụt hơi” đầu 2025, giảm gần 23%

Từng bứt phá mạnh mẽ vào cuối năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam bất ngờ lao dốc trong quý I/2025. Kim ngạch giảm sâu tới 22,7% so với quý trước, chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc chậm lại, đặc biệt là với mặt hàng chủ lực sầu riêng.
Cuộc cách mạng trong quản trị hiệu suất của các “ông lớn” công nghệ

Cuộc cách mạng trong quản trị hiệu suất của các “ông lớn” công nghệ

Google, Microsoft và Meta đang siết quản trị hiệu suất, chi thưởng “mạnh tay” cho nhân viên xuất sắc và nghiêm khắc với nhân sự kém hiệu quả, phản ánh bước ngoặt văn hóa trong ngành công nghệ toàn cầu.
Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Từ bỏ nghề bác sĩ để trở về buôn làng, Y Pốt Niê đã viết nên câu chuyện truyền cảm hứng khi chinh phục thị trường quốc tế bằng hương vị cà phê và bản sắc văn hóa Ê Đê.
Tôm Việt “tăng tốc”, tập trung chế biến sâu nâng chất

Tôm Việt “tăng tốc”, tập trung chế biến sâu nâng chất

Sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường lớn đã giúp ngành tôm Việt Nam ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng trong quý I/2025. Tuy nhiên, rào cản thương mại, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, đang đặt ra không ít áp lực cho các doanh nghiệp.
Bắt đầu giao dịch chứng khoán qua hệ thống KRX - nhà đầu tư hưởng lợi ?

Bắt đầu giao dịch chứng khoán qua hệ thống KRX - nhà đầu tư hưởng lợi ?

Sau hơn một thập kỷ chuẩn bị, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn phát triển mới với việc triển khai hệ thống KRX.
Greg Abel — người kế nhiệm Warren Buffett và sứ mệnh duy trì bản sắc Berkshire Hathaway

Greg Abel — người kế nhiệm Warren Buffett và sứ mệnh duy trì bản sắc Berkshire Hathaway

Greg Abel sẽ chính thức thay thế Warren Buffett làm CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Ông được kỳ vọng duy trì văn hóa doanh nghiệp và thành tích đầu tư bền vững của tập đoàn hơn 1.000 tỷ USD này.
Sầu riêng xuất khẩu lao dốc, nguyên nhân do đâu ?

Sầu riêng xuất khẩu lao dốc, nguyên nhân do đâu ?

Khối lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2025 đạt hơn 26.800 tấn, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2024, kéo kim ngạch lao dốc 61,1%. Đà giảm này chủ yếu đến từ việc Trung Quốc siết chặt kiểm soát chất lượng.
Apple đối mặt khoản thuế 900 triệu USD nếu sản xuất iPhone tại Ấn Độ

Apple đối mặt khoản thuế 900 triệu USD nếu sản xuất iPhone tại Ấn Độ

Apple cảnh báo các mức thuế mới của Mỹ có thể khiến hãng này thiệt hại tới 900 triệu USD, khi chuyển dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.