Thủ tướng đề xuất hỗ trợ nhà ở cho gia đình đông con, ai sẽ được lợi? Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến trong năm 2025 |
Tại phiên thảo luận tổ sáng ngày 23/5 về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn đề cập đến một trong những "nút thắt" lớn của nền kinh tế: Hàng nghìn dự án tồn đọng kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ.
Tinh thần kiên quyết của Chính phủ là không hợp thức hóa những sai phạm đã xảy ra, đồng thời sẵn sàng "chấp nhận mất mát, coi đó là học phí" để giải quyết triệt để thực trạng này. Đây được xem là một tuyên bố mạnh mẽ, thể hiện sự thay đổi cách tiếp cận từ né tránh sang chủ động xử lý.
Theo thống kê từ các địa phương, hiện cả nước đang có khoảng 2.200 dự án bị tồn đọng do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là sự bất cập của cơ chế chính sách và việc triển khai thiếu nhất quán qua các nhiệm kỳ. Hệ quả là không chỉ hàng trăm nghìn hecta đất bị lãng phí, mà còn khiến niềm tin của nhà đầu tư giảm sút, cản trở quá trình thu hút nguồn lực xã hội và làm chậm nhịp phát triển của nền kinh tế.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn đề cập đến một trong những "nút thắt" lớn của nền kinh tế sáng ngày 23/5/2025 |
Nếu xử lý được toàn bộ số dự án tồn đọng, Việt Nam có thể giải phóng một nguồn lực khổng lồ ước tính lên tới 235 tỷ USD, tương đương 50% GDP hiện tại. Đây là cơ hội chưa từng có để tái cấu trúc nền kinh tế, tăng tốc đầu tư vào hạ tầng, cải thiện an sinh xã hội và kích hoạt các động lực tăng trưởng bền vững.
Trong quá trình xử lý, cần hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên liên quan, đặc biệt là nhà đầu tư và người dân bị ảnh hưởng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Thủ tướng đề xuất chuyển đổi mô hình quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm thủ tục hành chính, bỏ cơ chế xin - cho, tạo không gian phát triển thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.