Thứ bảy 10/05/2025 02:51
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

09/05/2025 19:23
Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết số 68-NQ/TW
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết số 68-NQ/TW

Chiều ngày 9/5, Tọa đàm “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 – Những việc cần làm ngay” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức đã quy tụ lãnh đạo bộ, đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Cuộc tọa đàm nhằm làm rõ tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị (ban hành ngày 4/5/2025), xác định những giải pháp cấp bách để khu vực kinh tế tư nhân khơi thông điểm nghẽn, cất cánh.

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW
Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Kinh tế tư nhân: Trụ cột vững mạnh của nền kinh tế

Gần 40 năm sau Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến dài, trong đó khu vực kinh tế tư nhân được xem là một trụ cột quan trọng. Với hơn 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh, khu vực này hiện đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% ngân sách và tạo việc làm cho hơn 80% lao động. Dẫu vậy, thực tế hiện nay, khu vực này vẫn đang bị "ghì chân" bởi nhiều rào cản và thể chế chưa theo kịp thực tiễn.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được xem như một “cú hích chiến lược”. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân. Trong bài viết mang tính định hướng “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhìn nhận thẳng thắn thực trạng và tiềm năng to lớn của khu vực này, đồng thời kêu gọi phải "phá tan những điểm nghẽn" để tư nhân có thể vươn mình, đóng vai trò tiên phong trong tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngay sau đó đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân do chính ông làm Trưởng ban, với sự tham gia trực tiếp của các Phó Thủ tướng, bộ ngành và các chuyên gia đầu ngành. Sự phối hợp quyết liệt giữa Trung ương và Chính phủ trong xây dựng và chuẩn bị triển khai Nghị quyết 68 được xem là chưa từng có tiền lệ về mức độ ưu tiên và tính khẩn trương. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần sau khi Nghị quyết ra đời, Thủ tướng đã chủ trì liên tiếp hai cuộc họp để đẩy nhanh việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân, để trình Quốc hội thông qua ngay tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra.

 ông Phan Đức Hiếu - Đại biểu Quốc hội - chuyên gia kinh tế
Ông Phan Đức Hiếu - Đại biểu Quốc hội - chuyên gia kinh tế

Đánh giá cao việc ban hành Nghị quyết số 68, tại tọa đàm, ông Phan Đức Hiếu - Đại biểu Quốc hội - chuyên gia kinh tế khẳng định: “Sự ra đời của Nghị quyết 68 là rất cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Những thông điệp trong nghị quyết rất rõ ràng và mạnh mẽ, đã đi thẳng vào những vấn đề của khu vực kinh tế tư nhân, giải quyết những trở ngại tồn tại lâu nay”.

Ông cũng cho rằng, sự ra đời của Nghị quyết số 68 mang ý nghĩa lịch sử, đánh dấu “đột phá thứ ba” trong quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Theo ông, đột phá thứ nhất là thời điểm giai đoạn 1978-1990, khi kinh tế tư nhân chuyển từ “thành phần cần cải tạo” sang được thừa nhận một cách chính thức; đột phá thứ hai là Luật Doanh nghiệp năm 1999-2000, khi tư nhân được công nhận quyền tự do kinh doanh ở những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Ông Hiếu nhấn mạnh, lần này, Nghị quyết số 68 sẽ là dấu mốc thứ ba giúp thay đổi chất lượng khu vực kinh tế tư nhân, để đáp ứng nhu cầu mục tiêu phát triển kinh tế đất nước 2030-2045. Ông Hiếu cũng cho rằng, nếu thực hiện tốt, đây sẽ là “bước ngoặt thể chế lớn nhất từ trước tới nay dành riêng cho khu vực tư nhân,” chứ không dừng lại ở một chính sách phát triển đơn lẻ.

Tại tọa đàm, ông Từ Tiến Phát (Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB) nhìn nhận: “Chúng tôi cũng như các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã mong mỏi Nghị quyết này từ rất lâu.” Ông Phát ví doanh nhân là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”, khi ngày càng phải đối mặt với biến động toàn cầu, cạnh tranh khốc liệt và rủi ro về chính sách. Do vậy, việc Nghị quyết số 68 đặt trọng tâm vào hỗ trợ nguồn lực tài chính, cơ chế giải quyết tranh chấp và tạo dựng niềm tin là hết sức cần thiết.

Những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách

Cũng tại tọa đàm, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính chia sẻ: "Về chủ đề kinh tế tư nhân, Cục Phát triển doanh nghiệp luôn theo sát sự ra đời của các luật và chính sách liên quan, như Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, quá trình thực thi vẫn còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng." Bà cũng nhấn mạnh, Nghị quyết Trung ương 10 từ năm 2017 đã nêu rõ nguyên tắc "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế", nhưng thực tế vẫn còn vướng mắc trong việc cụ thể hóa tinh thần này. Nghị quyết số 68 lần này đã có bước tiến quan trọng, "trong trường hợp chưa rõ ràng ('50-50') thì kiên quyết không hình sự hóa."

Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính
Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính

Bà cũng cho biết, ban đầu, bà lo ngại rằng những đề xuất mạnh mẽ sẽ không được chấp nhận, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương và sự hỗ trợ từ Tổng Bí thư, nghị quyết lần này có tính đột phá cao hơn trước, đặc biệt là trong việc chuyển toàn bộ điều kiện kinh doanh sang công bố và giảm thiểu sự can thiệp của các bộ, ngành. "Đây là một đột phá thực sự, gần như bức tường được phá băng", bà Thủy nhấn mạnh.

Ngoài ra, bà Thủy còn nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin từ Đảng và Chính phủ đối với khu vực tư nhân, khẳng định rằng "Nghị quyết lần này yêu cầu bình đẳng giữa các khu vực kinh tế trong cơ hội kinh doanh và tiếp cận nguồn lực. Điều này sẽ được thể chế hóa bằng các giải pháp cụ thể và trách nhiệm sẽ được phân định rõ ràng nếu có hành vi phân biệt đối xử", bà Thủy chia sẻ.

Về lý do Bộ Chính trị nhấn mạnh quan điểm phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững và hiệu quả, bà cho biết: "Kinh tế tư nhân trong nước chiếm hơn 50% GDP, trong khi khu vực FDI và doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% mỗi khu vực." Bà nhấn mạnh rằng trong bối cảnh toàn cầu biến động, khu vực tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển bền vững, dài hạn.

Tuy nhiên, bà cũng nhận định rằng dù số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng, phần lớn vẫn còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu, và tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp. Vì vậy, định hướng phát triển nhanh, mạnh nhưng bền vững là cấp thiết để đảm bảo sự phát triển lâu dài của khu vực này.

Kết thúc tọa đàm, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá Nghị quyết số 68-NQ/TW là một chiến lược dài hạn, chứ không chỉ là phản ứng ngắn hạn. Ông cho rằng, nhìn từ bài học phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, có thể thấy doanh nghiệp tư nhân luôn là động lực chính, với sự dẫn dắt của nhà nước trong vai trò kiến tạo.

“Theo quy luật kinh tế, lĩnh vực nào vì lợi nhuận thì khu vực tư nhân sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất. Chỉ những nhiệm vụ đặc thù mới nên để doanh nghiệp nhà nước đảm nhận. Nếu không tận dụng sức mạnh của tư nhân, chúng ta khó có thể phát triển hùng cường,” ông nói.

Tin bài khác
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.