Thứ hai 12/05/2025 20:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

Thấy bảo, khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam, khát vọng lớn nhất không thể bỏ qua đó là trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử ngàn năm của dân tộc…

Cuộc đối thoại với cô gái Nga…

Tôi hỏi Tonya – cô gái Nga có mái tóc bạch kim, đôi mắt trong veo, xanh biếc như nước biển đại dương rằng: “Điều gì khiến bạn đặt chân đến quê hương tôi”?.

Cô gái đến từ xứ sở Bạch Dương đẹp tựa thiên sứ, cử chỉ nhẹ nhàng như một con mèo đáng yêu đáp: “Vì tôi yêu đất nước và con người Việt Nam, nhất là phong cảnh của các bạn rất đẹp”.

du lịch Việt Nam; ngành hốt bạc trong tương lai;

ảnh minh hoạ về hoạt động du lịch văn hoá tâm linh (ảnh: internet)

Đó là câu chuyện đối thoại của tôi với du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch trong chuyến trải nghiệm Cao Bằng gần đây. Sự thật, 4 tháng đầu năm 2025 khách quốc tế đến Việt Nam tăng 23,8% với việc chào đón 7,67 triệu lượt khách. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam năm 2025 đặt ra là phấn đấu đạt từ 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và từ 120 - 130 triệu lượt khách nội địa.

Tôi rất ngạc nhiên rằng, Tonya nói tiếng Việt rất giỏi. Lại càng ngạc nhiên hơn kiến thức của cô ấy khi nói về di tích, văn hoá ở các quốc gia am hiểu đến lạ lùng. Theo cô kể, bản thân đã từng bước chân đến 15 quốc gia. Lạc Sơn Đại Phật nằm ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) khiến cô vô cùng ấn tượng. Khi đặt chân đến đây, Tonya được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu rằng: “Lạc Sơn Đại Phật cao 71m; đầu tượng dài 14,7m; rộng 10m; mắt dài 3,3m; tai dài 7m, trong lỗ tai có thể chứa được 2 người trưởng thành ở trạng thái đứng thẳng; mu bàn chân của tượng dài tới 8,5m”.

du lịch Việt Nam; ngành hốt bạc trong tương lai;

Tượng Lạc Sơn Đại Phật (Ảnh: internet)

Tonya ấn tượng Lạc Sơn Đại Phật không phải vì nó là bức tượng Phật cao nhất thế giới mà câu truyện liên quan đến sự ra đời của bức tượng mới là “hồn cốt” thiêng liêng đọng lại trong tâm trí cô nói riêng và du khách nói chung. Theo các tài liệu lịch sử đời Minh Thanh của Trung Quốc ghi chép lại rằng: (Nhà sư Hải Thông sau 20 năm kêu gọi ủng hộ mới có để bắt tay vào tạc bức tượng khổng lồ này. Khi đang thi công thì thiếu kinh phí, vì bức tượng “khổng lồ”, khối lượng đất đá lấp vực sông quá lớn buộc nhà sư Hải Thông phải tiếp tục đi quyên tiền.

Một ngày kia có tên quan tham cậy quyền đã đòi nhà sư phải hối lộ, nếu không hắn sẽ dừng việc thi công, cấm người dân góp tiền xây tượng. Sư Hải Thông bảo: “Nếu ngài thích ăn con mắt của kẻ tu hành này, thì tôi móc ra biếu ngài, chứ muốn tơ hào tiền công đức dựng tượng của chúng tôi, thì không thể được đâu”.

Nhìn bức tượng Phật đang bắt đầu dần hình thành hiện ra từ đỉnh núi, nhưng nửa thân hình của Phật vẫn còn lẫn khuất trong khối đá lớn và cây rừng vì chưa tạc xong khiến nhà sư quá đau lòng. Ông lên chùa lễ Phật, rồi tự tay móc một con mắt của mình ra đặt lên cái đĩa mang lên cho tên quan tham. Tên này thấy con mắt của sư Hải Thông vẫn còn đầm đìa máu thì kinh sợ ngất xỉu. Nghe đồn, sau đó hắn quyết định từ quan, ẩn tu trong chùa, trở thành một tín đồ của Phật.

Khi nhà sư Hải Thông qua đời thì việc tạc tượng vẫn còn dở dang. Vì cảm kích trước tấm lòng của sư, Tiết độ sứ Kiến Nam Xương Tây là Vĩ Cao tiếp tục thay sư Hải Thông huy động thợ đá hoàn thành bức tượng. Bức tượng Lạc Sơn Đai Phật ngày nay chính là kết quả tạc tượng kéo dài suốt 90 năm ròng của những người mộ đạo, kính Phật

Nghe xong câu truyện về Lạc Sơn Đại Phật, tôi hỏi Tonya: “Vậy bạn có biết về sự tích về núi Yên Tử của chúng tôi không?”. Cô gái Nga giật mình thảng thốt: “Chẳng lẽ nó còn linh thiêng hơn cả Lạc Sơn Đại Phật?”. Tôi đáp: “Đúng vậy”. Thế rồi tôi kể cho Tonya chuyện về việc vua Trần Nhân Tông sau 2 lần trực tiếp chỉ đạo đánh thắng quân Nguyên Mông vào các năm 1285 và 1288, khi đất nước thái bình ngài đã nhường ngôi cho con để lên núi Yên Tử xuất gia tu hành. Vì để ép vua từ bỏ việc xuất gia nên các cung tần, mỹ nữ đã gieo mình xuống suối tự vẫn (gọi là suối Giải Oan). Tuy nhiên, Trần Nhân Tông vẫn một lòng vì đạo, tâm không thoái chuyển để rồi sau này được nhân dân tôn kính gọi là Phật Hoàng…ngày nay, nơi đây đã trở điểm du lịch tâm linh đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước hàng năm đến thăm quan…

du lịch Việt Nam; ngành hốt bạc trong tương lai;

Chùa Đồng (núi Yên Tử) nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành (nguồn: internet)

Nghe đến đây, Tonya vô cùng thán phục Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Cô nói, trước khi sang Việt Nam, lộ trình của mình là đến các di tích lich sử như: Côn Sơn – Kiếp Bạc; Bạch Đằng Giang; Thành cổ Quảng Trị; Núi Bà Đen ở Tây Ninh. Nếu còn thời gian cô sẽ sắp xếp lên núi Yên Tử lễ Phật, và tìm hiểu rõ thêm nữa về lịch sử của vua Trần Nhân Tông và hành trình lên núi tu hành của ngài. Bản thân cô muốn tương lai mình sẽ trở thành hướng dẫn viên cho chính những bạn bè của mình đến Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về sự vĩ đại của con người nơi đây qua những di tích lịch sử để lại”.

Du lịch tâm linh – khơi dậy giá trị lịch sử

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, kết quả 3 tháng đầu năm nhiều địa phương đã đạt được kết quả vượt mong đợi. Khu vực miền Trung tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Đà Nẵng, trung tâm du lịch của miền Trung, đang tiếp tục đẩy mạnh chương trình kích cầu với chủ đề “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 - Đa trải nghiệm”.

Giới thiệu nhiều sản phẩm mới và gói dịch vụ hấp dẫn dành cho du khách thì Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu của ngành du lịch cả nước với 1.635.620 lượt khách quốc tế trong quý I, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024 và đạt 19,2% kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch của thành phố ước đạt 56.662 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2024 và đạt 21,8% kế hoạch năm.

du lịch Việt Nam; ngành hốt bạc trong tương lai;

Lễ hội đền Hùng (ảnh: internet)

Ngoài hoạt động du lịch nghỉ dưỡng thì hoạt động Du lịch tâm linh cũng là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Trong khi Hòa Bình ghi nhận 1.650.000 lượt khách trong quý I, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2024 thì Phú Thọ đã đón 241.900 lượt khách với 288.006 ngày khách, trong đó có 2.590 lượt khách quốc tế. Nếu nói Tổng thu du lịch của tỉnh Hoà Bình ước đạt 1.680 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước thì Tổng thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ cũng ước đạt 902 tỷ đồng.

Nếu như nói, du khách đến Hoà Bình du lịch để trải nghiệm nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc, thì đến Phú Thọ du khách đến để thăm quan di tích đền Hùng – Đây là hoạt động du lịch tâm linh mang bản sắc độc đáo riêng biệt của Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có.

Loại hình du lịch này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn khơi dậy giá trị lịch sử của dân tộc...mà còn được xem là ngành “hốt bạc” của Việt Nam trong tương lai…

Tin bài khác
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Tại phiên thảo luận sáng 12/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.