Thứ tư 16/10/2024 03:06
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Kinh tế ASEAN: Từ khởi đầu chậm chạp đến kết thúc đầy triển vọng

01/10/2024 16:42
Khi năm 2024 dần khép lại, có vẻ như các nền kinh tế ASEAN sẽ kết thúc năm nay theo một cách tương đối khác biệt so với lúc khởi đầu.
aa

Khi năm 2024 dần khép lại, có vẻ như các nền kinh tế ASEAN sẽ kết thúc năm nay theo một cách khác biệt so với lúc khởi đầu. Nếu không có biến động lớn nào xảy ra từ nay đến cuối năm, đây sẽ là câu chuyện về sự chuyển mình - từ việc tiền tệ giảm giá, lạm phát tăng vọt và tăng trưởng chậm lại, chuyển sang phục hồi và ổn định.

Kinh tế ASEAN: Từ khởi đầu chậm chạp đến kết thúc đầy triển vọng
Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thiết lập xu hướng, các yếu tố nội địa sẽ quyết định thời điểm và mức độ thay đổi chính sách tiền tệ của ASEAN. (Ảnh: PIXABAY).

Năm 2024 bắt đầu với nhiều khó khăn cho các nền kinh tế trong khu vực, bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan, khi tiền tệ của các nước này giảm mạnh do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất một cách quyết liệt trong suốt năm 2023.

Áp lực về giá cả làm suy yếu chi tiêu tiêu dùng và kéo tăng trưởng đi xuống. Dù lạm phát bắt đầu hạ nhiệt, các ngân hàng trung ương vẫn đang dè dặt trong việc giảm lãi suất và áp dụng các biện pháp khác để hỗ trợ đồng tiền của mình trong bối cảnh lo ngại về chênh lệch lãi suất với Mỹ ngày càng mở rộng. Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và sự không chắc chắn trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc càng khiến triển vọng của khu vực thêm mờ mịt.

Tuy nhiên, đến giữa năm, bức tranh bắt đầu thay đổi khi Fed tạm dừng việc tăng lãi suất và úp mở khả năng xoay trục chính sách. Bước ngoặt thực sự xảy ra hơn một tuần trước khi Fed quyết định giảm lãi suất mạnh hơn dự kiến, dẫn đến sự điều chỉnh mạnh của đồng USD. Sự chuyển hướng mềm mỏng này đã thổi luồng sinh khí mới vào khu vực, với đồng tiền mạnh hơn và niềm tin của các nhà đầu tư quay trở lại mạnh mẽ. Đồng ringgit của Malaysia và rupiah của Indonesia đã phục hồi mạnh so với đồng USD, trong khi đồng baht của Thái Lan ghi nhận chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2020.

Dù Fed đã thiết lập xu hướng, các yếu tố nội địa sẽ quyết định thời điểm và mức độ thay đổi của chính sách tiền tệ trong khu vực.

Indonesia và Philippines, với việc ổn định đồng tiền và lạm phát giảm, đã cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, và dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng. Thái Lan có thể giữ nguyên lãi suất dù đồng baht mạnh hơn, trừ khi rủi ro bên ngoài gia tăng, và đồng ringgit của Malaysia, đã tăng gần 11% từ đầu năm đến nay, hỗ trợ lập trường chính sách ổn định của Ngân hàng Negara. Việt Nam, dù có những gián đoạn, được dự báo chủ yếu sẽ duy trì lãi suất khi lạm phát đạt đỉnh.

Sự phục hồi của tiền tệ cũng đã thổi bùng làn sóng lạc quan trên các thị trường chứng khoán khu vực- một sự hồi sinh rất được mong đợi sau nửa đầu năm ảm đạm, với sự sụt giảm lên tới 21% số lượng chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, và vốn hóa thị trường giảm 71% so với năm 2023.

Theo đó, chỉ số tổng hợp Jakarta đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, trong khi STI của Singapore đạt mức cao nhất trong vòng 17 năm vào tuần trước. Chỉ số SET của Thái Lan, Sàn giao dịch chứng khoán Philippines và Bursa Malaysia đều ghi nhận mức tăng trưởng vững chắc.

VCCI đề nghị giảm tiền thuê đất cho 26 địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 VCCI đề nghị giảm tiền thuê đất cho 26 địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3

VCCI nhận định rằng, chính sách giảm tiền thuê đất các năm từ 2020 đến 2023 đã có những tác động tích cực, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) - “Chiến lược toàn diện” nhằm thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) - “Chiến lược toàn diện” nhằm thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, với các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, và sản xuất thông minh, đang tạo ra những thay đổi sâu rộng và toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao 350km/h trên trục Bắc – Nam đang gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Mục tiêu là trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp thứ 8, nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông hiện đại và bền vững.

Dù ghi nhận đà tăng tích cực nhưng trên thị trường vẫn tiềm tàng những luồng gió thổi ngược chiều. Các bất ổn địa chính trị, áp lực lạm phát và những gián đoạn tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng vẫn đang tồn tại và có thể làm chệch hướng sự phục hồi này.

Một biến số quan trọng là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11. Nếu cựu Tổng thống Donald Trump thắng cử, với quan điểm bảo hộ nổi tiếng của mình, ông này có thể khiến căng thẳng thương mại leo thang và làm xáo trộn các thị trường toàn cầu. Các biện pháp thuế chống bán phá giá và rào cản thương mại gia tăng đã bắt đầu lan rộng qua các chuỗi cung ứng toàn cầu, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng.

Mặc dù lãi suất toàn cầu thấp hơn đang thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư phục hồi, chúng cũng đi kèm với rủi ro làm tăng lạm phát. Điều hành chính sách một cách khéo léo và cảnh giác trước những biến động toàn cầu sẽ là chìa khóa quan trọng.

Để ASEAN duy trì được đà phát triển tích cực này vào năm 2025, Chính phủ các nước cần có những bước đi chiến lược, bao gồm tiếp tục cải cách cơ cấu và củng cố các mối quan hệ toàn cầu cũng như trong khu vực. Ngoài ra, cuộc đua số hóa là một lĩnh vực khác mà khu vực ASEAN không thể tụt hậu nếu muốn duy trì sức cạnh tranh trên toàn cầu. Để biến quá trình phục hồi này thành sự thịnh vượng bền vững, các nước trong khối cần duy trì được sự linh hoạt và phát triển một chiến lược cụ thể nhắm đối phó với những áp lực tiềm tàng.

Tin bài khác
Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Ông Donald Trump sắp ra mắt tiền mã hóa mới trước thềm bầu cử 2024

Việc ủng hộ tiền kỹ thuật số được coi là thay đổi lớn về quan điểm của Donald Trump. Trước đó, ông từng thừa nhận không có cảm tình với các loại tiền mã hóa.
Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo IMF, mức nợ công toàn cầu sẽ đạt 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới vào cuối năm 2024, và tiến gần mức 100% vào năm 2030.
Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

Làn sóng đổi mới của các ngân hàng toàn cầu hướng đến môi trường

JPMorgan Chase và Standard Chartered nằm trong số các ngân hàng lần đầu tiên cử đại diện tới tham dự hội nghị COP16 về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/10.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.
Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran

Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran

Phần lớn công suất dự trữ dầu mỏ của OPEC nằm ở khu vực vùng Vịnh, do đó nếu cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hay UAE bị tấn công, thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung dầu.
ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009; khối khu vực này cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2020.
Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Các quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải ưu tiên trả gánh nặng nợ thay vì đầu tư, khiến tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của họ bị chững lại.
Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa qua đã công bố các mức thuế sơ bộ đối với tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào thứ Ba (8/10) sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Các nhà đầu tư hiện đang dồn sự chú ý vào những định hướng chính sách mới từ Chính phủ đại lục.
EU chính thức áp thuế lên đến 45% đối với xe điện Trung Quốc

EU chính thức áp thuế lên đến 45% đối với xe điện Trung Quốc

Mức thuế quan mới này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm. Ở chiều hướng ngược lại, Trung Quốc đe dọa sẽ áp thuế lên các ngành ô tô và sữa của châu Âu.
Xung đột Israel-Iran tác động thế nào đến kinh tế tài chính toàn cầu?

Xung đột Israel-Iran tác động thế nào đến kinh tế tài chính toàn cầu?

Cuộc xung đột đang ngày càng trầm trọng hơn giữa Israel và Iran giờ đây không còn chỉ là vấn đề căng thẳng trong khu vực Trung Đông, mà còn có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế và tài chính toàn cầu.
Triển vọng kinh tế ASEAN+3 năm 2024 bị lu mờ bởi hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam

Triển vọng kinh tế ASEAN+3 năm 2024 bị lu mờ bởi hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2024 đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, bức tranh năm tới sẽ tươi sáng hơn với kỳ vọng lạm phát tiếp tục giảm.
Trung Quốc nộp đơn kiện về việc Canada áp thuế xe điện

Trung Quốc nộp đơn kiện về việc Canada áp thuế xe điện

Theo CNBC, Bộ Thương mại Trung Quốc trong một tuyên bố đã cáo buộc Canada đang áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc một cách không công bằng.
Căng thẳng Iran-Israel làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu

Căng thẳng Iran-Israel làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu

Các nhà quan sát thị trường dầu mỏ đang nhận thấy mối đe dọa thực sự về việc gián đoạn nguồn cung, sau khi Iran tấn công Israel bằng tên lửa đạn đạo vào tối 1/10, làm leo thang xung đột ở Trung Đông.
Bài VI: Hệ thống đường sắt cao tốc và những tác động tới kinh tế, xã hội ở Hàn Quốc

Bài VI: Hệ thống đường sắt cao tốc và những tác động tới kinh tế, xã hội ở Hàn Quốc

Hệ thống đường sắt cao tốc của Hàn Quốc đã trở thành biểu tượng của một nền giao thông hiện đại và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội toàn diện đối với quốc gia này.