Thứ năm 10/04/2025 12:31
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) - “Chiến lược toàn diện” nhằm thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế

01/10/2024 12:47
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, với các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, và sản xuất thông minh, đang tạo ra những thay đổi sâu rộng và toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Cách mạng Công nghiệp không chỉ đòi hỏi các quốc gia phải thích nghi và tận dụng cơ hội, mà còn là thách thức về sự chuẩn bị nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng công nghệ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã từng nhấn mạnh điều này cách đây không lâu về việc ra đời một Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trong thời gian qua, một lần nữa khẳng định hợp tác giữa Việt Nam và WEF đang ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh là trung tâm thứ 2 được thành lập ở Đông Nam Á và trở thành trung tâm thứ 19 trên toàn thế giới. Trung tâm được Chính phủ Việt Nam kỳ vọng trở thành nền tảng không chỉ giúp cho TP. Hồ Chí Minh mà còn giúp cho cả vùng và cả nước định hình phát triển các chiến lược cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở cả cấp địa phương lẫn quy mô quốc gia phù hợp với chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như đóng góp vào quỹ đạo phát triển toàn cầu của công nghệ hiện nay.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 được xem là “chiến lược toàn diện” nhằm thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 được xem là “chiến lược toàn diện” nhằm thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế.

Sứ mệnh C4IR Việt Nam

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, cụ thể ngành công nghiệp phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%. Tỉ trọng ngành công nghiệp trong sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng liên tục, đạt khoảng 37,2% vào năm 2023, so với 27,1% vào năm 2016. Hiện nay, nền công nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chú trọng vào thâm dụng lao động, tài nguyên, môi trường… Tại cuộc gặp đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cách đây không lâu, Nghị quyết số 41 được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắc tới, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cần chuyển từ thâm dụng lao động sang nền công nghiệp, công nghệ hiện đại…

Ở các nước, C4IR Brazil (2020) đã định hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tăng cường trao đổi, phối hợp, chia sẻ, cộng tác nhằm bỗ trợ lẫn nhau hình thành các hệ sinh thái trong mỗi ngành. GDP của Brazil năm 2021 đạt mức 1.610 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ năm 2010 tại Brazil.

Tại Malaysia, chính sách quốc gia về thích ứng với Công nghiệp 4.0, với chính sách này khuyến khích các doanh nghiệp SME liên kết với nhau theo cả chiều rộng và chiều sâu dựa trên việc chuyển đổi số để tạo ra các sản phẩm có tính sáng tạo và đặc trưng cao, giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Riêng Trung Quốc cũng đã tập trung xây dựng 88 Trung tâm đổi mới các cấp cho đến năm 2025, đồng thời thúc đẩy chính quyền các cấp và các doanh nghiệp cùng liên kết nhằm tạo ra các chính sách và mô hình phát triển “trọng cung” cho phép các doanh nghiệp nội địa nước này phát triển mạnh mẽ các chuỗi sản xuất.

Công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành xu hướng biến đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu
Công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành xu hướng biến đổi của bối cảnh xã hội toàn cầu.

Khó khăn trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất tại Việt Nam

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, với các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật và sản xuất thông minh, đang tạo ra những thay đổi sâu rộng và toàn diện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nó không chỉ đòi hỏi các quốc gia phải thích nghi và tận dụng cơ hội, mà còn là thách thức về sự chuẩn bị nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng công nghệ.

Theo Thượng tá Nguyễn Hữu Tuấn - Phó Giám đốc Viettel Solutions, Tập đoàn Viettel cho biết, tại Việt Nam hiện nay khả năng số hóa dữ liệu trong doanh nghiệp chưa cao, mức độ ứng dụng công nghệ trong tự động hóa sản xuất còn rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa trang bị những kỹ năng đầy đủ cho người lao động để làm việc trong một nhà máy thông minh…

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nút thắt khác từ phía nguồn vốn mà theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã từng phát biểu thì riêng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhiều rào cản, đặc biệt cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất, đào tạo nhân lực, tiếp cận nguồn vốn cũng còn khó khăn. Đây là những điểm nghẽn cần quan tâm tháo gỡ. Ông Đạt nhấn mạnh rằng, Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo không chỉ là động lực chính giúp nâng cao năng suất, tăng trưởng bền vững, mà còn giúp tạo ra những mô hình kinh doanh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia trên trường quốc tế…

Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0?

Theo McKinsey, tại Việt Nam, 40% của tất cả các giá trị tiềm năng có thể được tạo ra bởi các phân tích ngày nay đều đến từ công nghệ AI và Matching Learning. Trong đó, Matching Learning có thể chiếm từ 3,5 - 5,8 nghìn tỷ đồng giá trị hàng năm.

Thượng tá Nguyễn Hữu Tuấn - Phó Giám đốc Viettel Solutions, Tập đoàn Viettel
Thượng tá Nguyễn Hữu Tuấn - Phó Giám đốc Viettel Solutions, Tập đoàn Viettel.

Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, câu hỏi dành cho các doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, theo Phó Giám đốc Viettel Solutions Nguyễn Hữu Tuấn thì vẫn là các doanh nghiệp Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa áp dụng các công nghệ tiên tiến, bắt kịp xu thế công nghệ hiện đại như ứng dụng công nghệ AI trong sản xuất. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tăng năng suất nhà máy trung bình hơn 40%, giảm chi phí bảo trì 30%, tự động hóa các quy trình thủ công chiếm 60-70% thời gian của người lao động…

Ngoài ra, 5G Private Mobile Network cũng đang là một xu thế chủ đạo trong sản xuất thông minh, với tốc độ tăng trưởng dự kiến hàng năm là 51,2% từ năm 2023 - 2030, đặc biệt hiệu quả đối với các doanh nghiệp có nhà máy, kho, bến cảng, sân bay… đòi hỏi khả năng kết nối an toàn, tin cậy mà các công nghệ như wifi, LoraWAN… chưa đáp ứng được. Các giá trị mà nó đem lại có thể kiểm soát chất lượng bằng trí tuệ nhân tạo, các lỗi được phát hiện sớm, giảm 50% nhân công, kiểm soát thời gian…

Tuy nhiên, với việc phát triển Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (C4IR), về phía Tập đoàn Viettel cũng đã đề xuất cho rằng, vai trò quản lý nhà nước cần định hướng rõ ràng về mục tiêu, đảm bảo phù hợp chiến lược phát triển chung của đất nước, đặc biệt ứng dụng trong việc công nghệ 4.0; ban hành các chính sách ưu đãi thuế, chính sách hỗ trợ vốn, nguồn nhân lực và chính sách phát triển hạ tầng số; tạo điều kiện kết nối với các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước; huy động nguồn lực từ Tập đoàn công nghệ lớn trong nước phối hợp với vai trò quản lý nhà nước, hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số, lấy doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trọng tâm.

Nhiều người cho rằng, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 chính là kết quả của cơn bão công nghệ số. Chúng mở ra một chặng đường mới mang tính chuyển đổi về lối sống, cách làm việc và các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Cách mạng 4.0 đã phá vỡ hoàn toàn những nguyên tắc cũ trong mọi lĩnh vực kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghi thức khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghi thức khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR).

Cũng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói: “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 được xem là “chiến lược toàn diện” nhằm thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm là khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ SMEs và đầu tư mạo hiểm trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Chúng ta sẽ không chỉ là người tiếp nhận công nghệ mà còn là người sáng tạo và ứng dụng những giải pháp công nghệ mới, phù hợp với điều kiện của Việt Nam”.

Tin bài khác
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng tốc phát triển ngành du lịch nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.
Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ để đi đến một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các nội dung cụ thể về thuế và các yếu tố kỹ thuật liên quan.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày nhưng ngoại trừ Trung Quốc, vẫn giữ mức tăng thuế đối ứng lên 125%.
Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Ngày 9/4/2025, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Noam Mizrahi – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Marvell (Hoa Kỳ).
Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng nhận định, việc xử lý tài sản công sau sáp nhập là nhiệm vụ khó, chưa có tiền lệ và đòi hỏi độ chính xác cao về số liệu. Ông nhấn mạnh vai trò chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai.
Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Xây dựng diễn ra ngày 9/4 nhấn mạnh vai trò của công nghệ, cải cách bộ máy, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực nội tại và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động trước thuế đối ứng mới từ Mỹ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm đạt từ 4,0 đến 4,2%, với kế hoạch cụ thể cho từng quý còn lại là quý II đạt 4,1%, quý III đạt 4,2% và quý IV đạt 3,9%.
Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, hiện còn quá sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam.
Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Để ứng phó với thuế quan của Mỹ, Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện phương án giảm thuế nhập khẩu, tạo dư địa linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong bối cảnh chi phí đầu vào gia tăng.
FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chiều 8/4/2025 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index năm 2024.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Sàn Sàn Thương mại điện tử (TMĐT) chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay các hộ kinh doanh, dù quy định mới đã có hiệu lực từ 1/4. Điều này khiến thu thuế từ lĩnh vực này chưa đồng đều với sự phát triển.
Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Ngành dệt may – một trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhất được Cục Thuế dự báo chịu thiệt hại nặng bởi chính sách thuế quan, nhất là tại các địa phương như Nam Định, Hưng Yên, Bình Dương và Đồng Nai.
Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Giải pháp chiến lược đặc biệt để tạo đột phá phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Cùng với tiến trình Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân nước ta đã không ngừng phát triển và có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, hơn lúc nào hết, cần được khơi dậy, cởi bỏ các rào cản để phát triển mạnh mẽ, hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước...
“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

“Khơi thông” động lực khoa học công nghệ và kinh tế số giúp Việt Nam phát triển bền vững

Việc thúc đẩy khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số hiện nay đang đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu.